Giá dầu tại thị trường châu Á đã tăng gần 1 USD/thùng vào ngày 8/9, sau khi giảm xuống dưới mức hỗ trợ kỹ thuật quan trọng trong phiên trước đó, do sự bất đồng về vấn đề năng lượng giữa châu Âu và Nga, khiến các nhà đầu tư tập trung vào việc nguồn cung nhiên liệu có thể trở bị thắt chặt như thế nào.
Tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu Brent giao kỳ hạn tăng 63 xu Mỹ, tương đương 0,7%, lên 88,63 USD/thùng, sau khi đóng cửa ở mức thấp nhất kể từ đầu tháng 2/2022 trong phiên trước đó. Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao kỳ hạn tăng 70 xu Mỹ, tương đương 0,9% lên 82,64 USD/thùng.
Giá dầu được hỗ trợ sau khi Nga cảnh báo sẽ ngừng xuất khẩu dầu và khí đốt nếu Liên minh châu Âu (EU) áp đặt giới hạn giá khí đốt. EU đề xuất giới hạn giá khí đốt của Nga chỉ vài giờ sau đó, làm tăng nguy cơ một số quốc gia giàu nhất thế giới chịu cảnh cạn kiệt khí đốt vào mùa Đông này nếu Moskva thực hiện lời cảnh báo của họ. Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã ngừng cung cấp khí đốt từ đường ống Dòng chảy Phương Bắc 1 (Nord Stream 1), cắt giảm một phần đáng kể nguồn cung khí đốt cho châu Âu.
Các nhà phân tích cho biết, xu hướng giá dầu đang được định hình bởi nhiều yếu tố bên ngoài khác nhau, chẳng hạn như cuộc chiến năng lượng giữa các nước phương Tây và Nga. Họ lưu ý rằng ,tác động tiềm tàng của bất kỳ thỏa thuận nào hoặc việc khôi phục thỏa thuận giữa phương Tây và Iran đối với chương trình hạt nhân của Tehran cũng sẽ tác động đáng kể đến thị trường.
Trong một diễn biến khác, trước tình hình giá năng lượng tăng vọt, tân Thủ tướng Anh Liz Truss ngày 8/9 tuyên bố sẽ hủy bỏ lệnh cấm khai thác mỏ dầu của nước này và sẽ tìm cách tận dụng nhiều hơn nguồn dự trữ ở Biển Bắc.(Theo Báo tin tức)
Bài viết liên quan