Mô hình giá là một trong những công cụ hỗ trợ các nhà đầu tư phân tích các tín hiệu mua- bán phù hợp. So với việc tập trung chi tiết vào phân tích tín hiệu mua – bán từ các loại nến Nhật, phân tích dựa trên mô hình giá giúp anh/chị phân tích tổng quan về thị trường ở từng giai đoạn cụ thể. Trong bài viết này, HTF sẽ giới thiệu đến nhà đầu tư các mô hình giá cơ bản trong phân tích kỹ thuật. Hy vọng bài viết sẽ giúp Anh Chị Nhà đầu tư đưa ra quyết định phân tích kỹ thuật phù hợp trong đầu tư hàng hóa phái sinh.
Mô hình giá là gì?
Mô hình giá là tập hợp các chuyển động giá trong 1 khoảng thời gian cụ thể mà mức giá thay đổi tăng giảm, khi nối các điểm giá lại với nhau sẽ tạo ra các hình dạng mà các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường gọi như 2 đỉnh, 2 đáy, vai đầu vai, cốc tay cầm, tam giác,… Mỗi mô hình khác nhau đã được cá nhà đầu tư chuyên nghiệp kiểm chứng đã đưa ra khuyến nghị về xu hướng tăng hoặc đảo chiều của giá .
Mô hình giá được sử dụng nhiều đối với các nhà đầu tư theo trường phái price action (trường phái dựa vào phân tích cơ bản và biểu đồ giá đưa ra quyết định mua – bán). Mô hình giá thường phản sức mạnh của phe mua và phe bán trên thị trường, dự đoán hành động giá tiếp theo và tìm kiếm các cơ hội giao dịch tiềm năng.
Phân loại mô hình giá
Trong thực tế, các nhà đầu tư thường phân loại mô hình giá làm 3 dạng mô hình chủ yếu là:
- Mô hình giá tiếp diễn xu hướng: tiếp diễn xu hướng tăng hay giảm của giá
- Cốc và tay cầm (Cup and handle)
- Nền phẳng (Flat base)
- Mẫu hình kênh (Channel)
- Mẫu hình tam giác (Triangle)
- Mẫu hình cờ (Flag and Pannent)
- Đường cong Parabol khi hình thành
- Mô hình giá đảo ngược xu hướng: giá chuyển từ tăng sang giảm hoặc ngược lại khi hoàn thiện các mô hình
- Vai đầu vai (Head adn shoulders)
- 3 đỉnh (3 đáy) (Triple Top- Triple Bottom)
- 2 đỉnh (2 đáy) (Double Top- Double Bottom)
- Đường cong Parabol khi kết thúc
Mô hình lưỡng tính: Mô hình Nêm (Wedge)
Vai trò của mô hình giá trong PTKT
Tùy từng khẩu vị và chiến lược khác nhau mà các nhà đầu tư áp dụng các chiến lược đầu tư khác nhau. Trên thực tế đã có nhiều nhà đầu tư sử dụng mô hình giá làm phương pháp phân tích kỹ thuật chính và gặt hái được nhiều thành công trên các thị trường giao dịch. Dưới đây là một số vai trò chủ yếu của mô hình giá trong phân tích kỹ thuật:
- Đưa ra khuyến nghị đầu tư dựa trên toàn cảnh về thị trường
Các mô hình giá là tập hợp của sự thay đổi của nến Nhật trong từng thời điểm nhất định, phản ánh bức tranh toàn cảnh thể hiện tâm lý của các nhà giao dịch trên thị trường và xác định phe áp đảo thị trường trong khoảng thời gian đó. Từ đó, các nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định thực hiện lệnh theo tín hiệu từ mô hình giá hay vẫn phải tiếp tục chờ đợi cơ hội khác.
- Đưa ra khuyến nghị về điểm vào lệnh, cắt lỗ, chốt lời tiềm năng
Các chỉ báo kỹ thuật chỉ đưa ra khuyến nghị một cách tương đối về điểm đảo chiều, tiếp diễn xu hướng trong một vùng giá. Vì vậy, điểm vào lệnh thường mang tính tương đối. Tuy nhiên với mô hình giá, các nhà đầu tư chỉ cần đợi mô hình hoàn thành là có thể đưa ra quyết định đầu tư tại điểm phá vỡ mô hình. Cắt lỗ, chốt lời mang tính chính xác cao hơn so với các công cụ khác.
Các mô hình giá phổ biến trong phân tích kỹ thuật
Dưới đây là một vài mô hình giá phổ biến trong phân tích kỹ thuật và ý nghĩa của nó:
Mô hình giá tiếp diễn
Mô hình tiếp diễn thường xuất hiện trong giai đoạn điều chỉnh tăng/giảm trước khi tiếp tục di chuyển theo xu hướng ban đầu của nó. Mô hình này cung cấp các điểm mua/bán theo xu hướng thuận lợi. Bài viết trên sẽ tập trung chủ yếu vào mô hình giá tiếp diễn tăng, mô hình tiếp diễn giảm nguyên lý tương tự như tiếp diễn tăng.
Mô hình Cốc và tay cầm (Cup and handle)
Mô hình cốc tay cầm thường được hình thành sau một đợt tăng giá mạnh. Sau giai đoạn điều chỉnh giảm, giá điều chỉnh giảm xuống lên tới 35% so với giá cũ. Thời gian điều chỉnh có thể từ 8 – 12 tuần. Khi giá tăng trở lại sau giai đoạn điều chỉnh, giá sẽ chịu áp lực bán và đi ngang trong khoảng 4 ngày – 3 tuần sẽ tạo nên tay cầm. Tay cầm giảm quá sâu sẽ không phản ánh chính xác xu hướng của mô hình nữa. Thời điểm để đưa ra quyết định mua là khi khối lượng giao dịch và giá tăng mạnh mẽ.
Mô tả mô hình: phần cốc có hình dạng giống chữ U và phần tay cầm hơi lệch nhẹ xuống dưới.
Khi mô hình Cốc và tay cầm theo chiều ngược lại sẽ báo hiệu xu hướng giảm.
Mô hình kênh (Channel)
Mô hình kênh là mô hình tiếp diễn thường thấy. Các đường hỗ trợ và kháng cự gần như chạy song song trong một hình chữ nhật, cung và cầu dường như cân bằng trong một khoảng giá, các đỉnh ngắn hạn khác nhau được kiểm tra liên tục. Các đáy và đỉnh ngắn hạn dường như sát nhau. Khối lượng sẽ tăng lên đáng kể khi giá vượt khỏi mô hình. Mô hình kênh báo hiệu xu hướng tăng của giá
Mô hình nền phẳng (Flat base)
Mô hình nền phẳng thể hiện giá đi ngang trong một khoảng thời gian tạo ra một nền phẳng. Vẽ một đường kháng cự đi qua mô hình này. Khi giá đi qua đường năm ngang, lúc này điểm mua xuất hiện.
Mô hình tam giác
Mô hình tam giác được chia thành 3 loại là tam giác tăng, giảm và cân. Trong đó, mô hình tam giác tăng và tam giác giảm sẽ cung cấp tín hiệu tiếp diễn xu hướng. Còn mô hình tam giác cân xu hướng không rõ ràng, các nhà đầu tư cần theo dõi thêm để đưa ra quyết định phù hợp.
Mô hình tam giác cân
Mô hình tam giác cân xuất hiện khi bên mua và bán bán đang lưỡng lự, đáy sau cao hơn đáy trước, nhưng đỉnh sau lại thấp hơn so với các đỉnh trước. Nhà đầu tư cần chờ tín hiệu tăng trở lại khi xuất hiện đợt tăng mạnh sau khi xuất hiện đáy mới.
Mô hình tam giác tăng dần
Mô hình tam giác tăng dần là một biến thể của mô hình tam giác cân. Cũng giống mô hình tam giác cân, đáy sau sẽ cao hơn đáy trước. Các đỉnh và đáy tạo thành hình tam giác, trong đó có một đỉnh sau bằng với đỉnh trước đó. Sau quá trình giảm, xuất hiện tín hiệu tăng lên của giá.
Mô hình cờ (Flag and Pannent)
Mô hình lá cờ được cấu tạo gồm 2 phần lá cờ và cán cờ. Cán cờ là xu hướng tăng hoặc giảm thẳng đứng. Lá cờ là đoạn điều chỉnh tạm nghỉ của xu hướng tăng hoặc giảm.
- Mô hình lá cờ xuất hiện trong xu hướng tăng cho tín hiệu tiếp diễn tăng.
- Mô hình lá cờ xuất hiện trong xu hướng giảm cho tín hiệu tiếp diễn giảm.
Mô hình cờ đuôi nheo (Pennent)
Mô hình cờ đuôi nheo cũng là một mô hình tiếp diễn xu hướng, có thể xuất hiện trong cả xu hướng tăng hoặc giảm. Mô hình này gồm 2 phần là cột cờ (đoạn tăng/giảm giá thuận xu hướng) và phần lá cờ được tạo bởi 2 đường xu hướng hội tụ với nhau.
Mô hình cờ đuôi nheo cho thấy sư tạm nghỉ của đà tăng hoặc đà giảm, trước khi dịch chuyển theo xu hướng chính.
Mô hình cờ chữ nhật (Flag)
Cờ chữ nhật thường dốc ngược với xu hướng chính ở những đỉnh và đáy ngắn hạn thấp hơn, ở những đường song song nhưng không hội tụ ở mô hình nêm.
Mô hình cờ chữ nhật cũng cho thấy sư tạm nghỉ của đà tăng hoặc đà giảm, trước khi dịch chuyển theo xu hướng chính.
Mô hình đường cong Parabol khi hình thành
Mô hình đường cong Parabol bắt đầu với những đường trendline liên tục cắt lên. Khi bắt đầu mô hình này báo hiệu một xu hướng tăng nhanh. Khi kết thúc mô hình báo hiệu xu hướng giảm mạnh.
Mô hình giá đảo chiều
Dưới đây là một số mô hình giá đảo chiều xu hướng thường xuất hiện trên biểu đồ giá.
Mô hình vai đầu vai
Mô hình vai đầu vai (Head And Shoulders) được coi là mô hình giá phổ biến thường xuất hiện ở cuối xu hướng tăng hoặc giảm. Mô hình này bao gồm hai loại: Vai đầu vai thuận, vai đầu vai nghịch.
-
Mô hình vai đầu vai thuận: Xuất hiện ở cuối xu hướng tăng cung cấp tín hiệu đảo chiều giảm. Mô hình này có 3 đỉnh liên tiếp trong đó đỉnh ở giữa là cao nhất được gọi là đầu và 2 đỉnh bên cạnh cao bằng nhau lần lượt là vai trái, vai phải. Đường thẳng đi qua hai đáy được gọi là đường neckline, nơi cung cấp tín hiệu để thực hiện các giao dịch đảo chiều từ tăng sang giảm.
-
Mô hình vai đầu vai ngược: Xuất hiện ở cuối xu hướng giảm cung cấp tín hiệu đảo chiều giảm sang tăng. Mô hình đảo ngược so với mô hình thuận. Đường thẳng đi qua 2 đỉnh cũng được gọi là đường neckline, đường tín hiệu để trader thực hiện các giao dịch đảo chiều từ giảm sang tăng.
Mô hình 3 đỉnh ( 3 đáy)
Mô hình 3 đỉnh (Triple Top)
Mô hình 3 đỉnh cũng là mô hình giá đảo chiều phổ biến thường xuất hiện ở cuối xu hướng tăng, cho tín hiệu giá chuẩn bị đảo chiều sang giảm. Mô hình này gồm 3 đỉnh có chiều cao gần như nhau, 2 đáy xen giữa 3 đỉnh và 1 đường Neckline đi qua 2 đáy của mô hình đóng vai trò là một đường hỗ trợ mạnh. Khi vượt qua đường viền cổ, nhà đầu tư có thể vào lệnh sell để nắm bắt xu thế.
Mô hình 3 đáy (Triple Bottom)
Mô hình 3 đáy cũng có 3 đáy liên tiếp với chiều cao gần bằng nhau, 2 đỉnh xen giữa 3 đáy và 1 đường viền cổ (đường cổ) đi qua 2 đỉnh của mô hình đóng vai trò là đường kháng cự mạnh. Mô hình trên cho thấy tín hiệu đảo chiều từ giảm sang tăng. Khi giá phá vỡ đường viền cổ sẽ tăng mạnh mẽ, lúc này nhà đầu tư có thể tận dụng vào lệnh Buy.
Mô hình 2 đỉnh (2 đáy)
Mô hình trên tương tự như mô hình 3 đỉnh (3 đáy), nhưng chúng chỉ có 2 đỉnh (2 đáy) với chiều cao tương đương nhau, 1 đáy ở giữa, 1 đường viền cổ.
Mô hình 2 đỉnh (Double Top)
Mô hình hai đỉnh cho thấy phe mua không còn chiếm ưu thế và phe bán đang chiếm ưu thế. Khi giá vượt qua khỏi đường Neckline sẽ giảm mạnh, lúc này nhà đầu tư có thể vào lệnh bán để đón đầu xu hướng giảm.
Mô hình 2 đáy (Double Bottom)
Mô hình 2 đáy thường xuất hiện ở cuối xu hướng giảm, cung cấp tín hiệu đảo chiều từ giảm sang tăng. Khi giá vượt qua khỏi đường Neckline sẽ tăng mạnh, nhà đầu tư có thể vào lệnh mua.
Mô hình cái nêm được tạo thành bởi 2 đường xu hướng có chiều hướng tiếp cận gần nhau.
Mô hình nêm tăng có hai đường xu hướng cùng dốc lên và thường hội tụ tại một điểm. Mô hình này cũng xuất hiện trong cả xu hướng tăng, giảm cung cấp cả tín hiệu đảo chiều và tiếp diễn. Khi giá vượt qua khỏi mô hình sẽ có xu hướng giảm, nhà đầu tư có thể xem xét vào lệnh bán.
-
Mô hình nêm giảm có hai đường xu hướng cùng dốc xuống và hội tụ tại một điểm. Mô hình này cũng xuất hiện trong cả xu hướng tăng, giảm cung cấp cả tín hiệu đảo chiều và tiếp diễn. Khi giá vượt qua khỏi mô hình sẽ có xu hướng tăng, nhà đầu tư có thể xem xét vào lệnh Buy.
Một số lưu ý khi sử dụng mô hình giá
Mô hình giá cũng như các chỉ báo kỹ thuật khác chỉ mang tính chất tương đối. Các nhà đầu tư cần kết hợp nhiều chỉ báo phân tích kỹ thuật khác nhau để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. Khi sử dụng mô hình giá, nhà đầu tư nên lưu ý các vấn đề sau:
- Quan sát kỹ quá trình hình thành của xu hướng, nếu các tín hiệu chưa thực sự rõ ràng để xác định mô hình giá đó là gì, nhà đầu tư không nên vội vàng đưa ra quyết định khi chưa chắc chắn.
- Đối với các mô hình giá đảo chiều nhà đầu tư phải chờ giá phá vỡ đường Neckline (đường cổ) thì mới vào lệnh để giảm bớt rủi ro phá vỡ giả.
- Đưa ra quyết định mua – bán nhanh chóng khi có tín hiệu thay đồi.
- Các mô hình giá được tạo trên các khung thời gian lớn thì có độ chính xác cao hơn khi tạo trên các khung thời gian thấp.
- Trong thực tế, không có mô hình nào giống chính xác như các trường hợp nêu trên, nhà đầu tư cần tìm những mô hình có điểm tương đồng và dựa vào các chỉ báo khác để đưa ra quyết định đầu tư.
Kết luận
Trên đây chúng tôi đã tổng hợp tất cả các mô hình giá được sử dụng thường xuyên trong phân tích kỹ thuật. Hi vọng, thông qua bài viết này Quý anh chị nhà đầu tư có thêm kiến thức về phân tích kỹ thuật và lựa chọn được phương pháp phân tích đầu tư phù hợp.
*Bài viết trên tổng hợp kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. Nếu có sai xót, Anh/Chị vui lòng đóng góp thêm để bài viết của chúng tôi được hoàn thiện hơn
Bài viết liên quan