fbpx

Phái sinh hàng hóa là gì?

hàng hóa phái sinh

Phái sinh hàng hóa (hay hàng hóa phái sinh) là thuật ngữ cơ bản trong giao dịch đầu tư hàng hóa hiện nay. Trong bài viết này, Hitech Finance sẽ giới thiệu đến các bạn định nghĩa; ứng dụng thực tiễn; quá trình hình thành và phát triển; các loại hợp đồng hàng hóa phái sinh; cũng như só sánh đầu tư hàng hóa phái sinh với các hình thức đầu tư khác hiện nay và giới thiệu các bước để khách hàng đầu tư hàng hóa phái sinh tại Việt Nam.

ĐỊNH NGHĨA

Phái sinh là một dạng hợp đồng kinh tế mà các bên xác định một mức giá giao dịch ở một thời điểm nhất định trong tương lai, phái sinh dựa trên giá trị của các tài sản cơ sở khác nhau như hàng hóa, cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất và tiền tệ.

Phái sinh hàng hóa hay còn gọi là giao dịch hàng hóa tương lai là hợp đồng mà bên bán và bên mua sẽ xác định ngày thực hiện việc giao nhận hàng trong tương lai với các điều kiện, tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa được ấn định.

ỨNG DỤNG THỰC TIỄN

  • Đối với người nông dân: Thông qua giao dịch hàng hóa phái sinh, người nông dân có thể xác định trước giá bán các mặt hàng mà họ sản xuất. Mặc dù việc giao nhận nông sản sẽ diễn ra trong tương lai nhưng giá cả đã được ấn định ở hiện tại khi họ tham gia vào các hợp đồng tương lai. Điều này giúp người dân không phải lo lắng về sự biến động giá cả của thị trường và có thể giành toàn bộ nguồn lực cho việc gieo trồng, gặt hái.
  • Đối với nhà đầu tư: Các nhà đầu tư có thể hưởng lợi nhuận thông qua sự chênh lệch giá hàng hóa. Ngoài ra, giá cả hàng hóa không chịu ảnh hưởng bởi biến động tài chính của các doanh nghiệp. Có thể kể đến một số lợi thế nhà đầu tư được hưởng khi giao dịch trên thị trường hàng hóa phái sinh như: đòn bẩy tài chính lớn, tiến hành mua/bán trong ngày (T+0), được phép giao dịch bán khống.
  • Đối với Doanh nghiệp: Thị trường hàng hóa phái sinh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phòng chống rủi ro biến động giá cả dù thị trường ở tình trạng tốt hay xấu. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng tìm đến hàng hóa phái sinh như là một kênh đầu tư nhằm tạo ra lợi nhuận, đóng góp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HÀNG HÓA PHÁI SINH

Thị trường hàng hóa phái sinh đã hình thành từ 100.000 năm trước trên thế giới, trải qua các thời kỳ với nhiều hình thức và cách thức khác nhau, từ đơn giản, sơ khai giữa các thương gia với nhau đến giao dịch tập trung theo hình thức hội chợ và tiến dần lên tập trung tại Sở giao dịch.

Năm 1848, Sở giao dịch hàng hóa phái sinh Chicago – Chicago Board of Trade (CBOT) được thành lập tại một thị trấn, bởi một nhóm các doanh nhân, với mục tiêu điều chỉnh thị trường ngũ cốc vốn rất rối loạn của vùng Trung Tây do mùa đông ngũ cốc khan hiếm giá bị đẩy lên cao, mùa thu hoạch giá giảm rất thấp do lượng ngũ cốc dồi dào. CBOT là Sở giao dịch hàng hóa phái sinh được tổ chức tập trung đầu tiên và cũng là Sàn giao dịch nông sản lâu đời nhất trên thế giới vẫn còn đang hoạt động. Hiện nay, CBOT giao dịch chủ yếu các hàng hóa nông sản là lúa mì, ngô và đậu tương.

Bước sang thế kỷ 21, thị trường phái sinh ghi nhận sự mở rộng đáng kể đạt mức 25 tỷ hợp đồng được giao dịch vào năm 2017, giá trị tăng hơn gấp đôi so với năm 2006.

Sở dĩ có sự phát triển vượt bậc là do sự xuất hiện của giao dịch điện tử, hay người ta còn gọi đó là giao dịch kiểu Point-and-Click. Được sử dụng lần đầu tiên trên Sở giao dịch hàng hóa Chicago (CME) năm 1992, giao dịch điện tử đã nhanh chóng được chấp nhận rộng rãi.

Năm 2005, cả Sở Liên lục địa ICE và CME hoàn tất việc cập nhật giao dịch điện tử trên mọi nền tảng, đánh dấu cuộc cách mạng toàn diện trong giao dịch hàng hóa.

Giao dịch điện tử hàng hóa phái sinh được đánh giá là có tính minh bạch, thanh khoản cao và giảm chi phí giao dịch so với giao dịch trực tiếp ngoài sàn. Ngày nay, hầu như hoạt động giao dịch hàng hóa phái sinh, hàng hóa, hoặc chứng khoán có thể được thực hiện tại nhà riêng của mỗi cá nhân hay bất cứ nơi đâu người dùng có thể thoải mái và tiện lợi trong việc đăng nhập các hệ thống giao dịch điện tử bằng điện thoại thông minh, máy tính bảng hoặc máy tính. Điều này giúp các sàn giao dịch trên thế giới liên kết với nhau theo một hệ thống dữ liệu điện tử chung, giúp kết nối thêm nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường.

PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG

Hiện nay, với tất cả các loại hàng hóa đều có các loại hợp đồng phái sinh như sau:

  1. Hợp đồng tương lai (futures contract): Là hợp đồng định trước việc giao dịch xảy ra tại một điểm nào đó trong tương lai với một mức giá xác định. Hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hóa và giao dịch trên thị trường hợp đồng tương lai. Các bên phải cam kết thực hiện nghĩa vụ của mình và phải đáp ứng yêu cầu về kỹ quỹ do Sở giao dịch và trung tâm thanh toán bù trừ quy định cụ thể cho từng loại hợp đồng tương lai.

VD: Vào ngày 01/09, A muốn bán 10 tấn Ngô giao hàng sau 3 tháng, giá 500USD/tấn thông qua Sở giao dịch hàng hóa. B muốn mua 10 tấn Ngô của A. B mở tài khoản tại Sở giao dịch hàng hóa, B mua 10 tấn Ngô của A và trở thành chủ sở hữu của 10 tần Ngô đó. Sau 3 tháng, nếu B chưa chuyển giao 10 tấn Ngô trên cho người khác trên thị trường, A sẽ giao hàng cho B và B là người nhận hàng.

  1. Hợp đồng kỳ hạn (forward contract): Là hợp đồng mà các bên thỏa thuận mua bán theo kỳ hạn nhất định tại một thời điểm trong trong tương lai. Hợp đồng kỳ hạn không được chuẩn hóa và có thanh khoản thấp hơn so với hợp đồng tương lai

VD: Vào ngày 01/09, A và B ký hợp đồng kỳ hạn mua 10 tấn Ngô trong thời hạn 3 tháng, giá 500USD/tấn. Sau 3 tháng, vào ngày 01/12, B phải bán cho A 10 tấn ngô với giá 500USD/tấn và A phải mua 10 tấn ngô của B với giá đó. Cho dù giá ngô trên thị trường lúc đó là bao nhiêu đi nữa.

  1. Hợp đồng quyền chọn (Option Contract): Là một hợp đồng chứng khoán phái sinh cho phép người sở hữu có quyền mua hoặc bán một lượng hàng hóa nhất định với một mức giá đã thỏa thuận vào một thời điểm đã xác định trước đó. Khác với hợp đồng tương lai, đối với hợp đồng quyền chọn, nhà đầu tư có quyền thực hiện giao dịch hoặc từ chối các vị thế của mình và chấp nhận mất phí quyền chọn.

VD: Vào ngày 11/11/2022, Anh M mua một hợp đồng quyền chọn 1000 tấn Lúa từ Anh K với giá 1.000.000 đồng/tấn, trong thời hạn 3 tháng, phí thực hiện hợp đồng là 3.000.000 đồng. Anh sẽ phải chịu mức phí thực hiện hợp đồng trong cả 2 trường hợp bên dưới.

Đến ngày 11/01/2023, giá thị trường của Lúa lúc này có khả năng:

  1. Trường hợp 1: Tăng lên 1.300.000 đồng/tấn

Anh M sẽ thực hiện quyền chọn mua 1000 tấn Lúa với mức giá 1.000.000 đồng/tấn và bán ngay trên thị trường với mức giá 1.300.000 đồng/tấn. Lợi nhuận Anh M thu về là: (1.300.000 – 1.000.000) x 1000 – 3.000.000 = 297.000.000 đồng.

  1. Trường hợp 2: Giảm xuống còn 700.000 đồng/tấn

Anh M có 2 lựa chọn:

  • Thứ nhất, Anh M không thực hiện quyền chọn mua và chấp nhất mất phí thực hiện hợp đồng là 3.000.000 đồng
  • Thứ hai, Anh M chấp nhận mất 300.000 đồng/tấn Lúa để mua 1000 tấn Lúa và hy vọng tương lai sẽ tăng trưởng để thực hiện bán lại trên thị trường.
  1. Hợp đồng hoán đối hàng hóa (commodity swap): Là một thỏa thuận mà theo đó giá thả nổi của hàng hóa (giá thị trường tại thời điểm thanh toán) được trao đổi lấy giá cố định trong một khoảng thời gian xác định.

VD: Ngày 10/01, Công ty T dự kiến mua 1.500 tấn dầu trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 10 với mức giá 1000 USD/tấn. Công ty T kì vọng thị trường dầu sẽ tăng trong tương lai nên đã tham gia vào hợp đồng hoán đổi kỳ hạn 6 tháng trả theo chênh lệch giữa mệnh giá 1000 USD và giá dầu thực tế trên thị trường. Việc này giúp công ty để chốt giá mua và loại bỏ sự đe dọa của sự leo thang đó. Như vậy, trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 10, Công ty T vẫn mua giá dầu từ nhà sản xuất với giá thị trường. Tuy nhiên, công ty T sẽ nhận được phần chênh lệch nếu giá thị trường cao hơn 1000 USD và ngược lại mất đi phần chênh lệch nếu giá dầu thấp hơn 1000 USD.

SO SÁNH CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN, HÀNG HÓA PHÁI SINH & FOREX

Tiêu chí so sánh Chứng khoán Hàng hóa phái sinh Forex
Tính pháp lý

Được quy định bởi Luật chứng khoán và các nghị định khác có liên quan

Được quy định bởi Luật thương mại 2005; Nghị định 158/2006/NĐ-CP quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 51/2018/NĐ-CP Không được công nhận bởi quy định pháp luật Việt Nam, không được pháp luật Việt Nam bảo hộ
Khái niệm & Bản chất Đầu tư chứng khoán là hình thức giao dịch mua, bán cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ được niêm yết trên sàn hoặc phát hành riêng lẻ bởi các Công ty đại chúng ở trong nước. Đầu tư hàng hóa phái sinh là hình thức đầu tư vào giá trị hàng hóa tại một thời điểm trong tương lai. Các hàng hóa có thể là nông sản (ngô, lúa, mì, đậu tương..), nguyên liệu công nghiệp (cà phê, cao su, đường, ca cao…), Kim loại (bạc, đồng,…), Năng lượng (dầu WTI, dầu Brent,…). Việc đầu tư hàng hóa phái sinh được thực hiện thông qua Sở giao dịch hàng hóa trong nước và liên kết với các sàn giao dịch hàng hóa quốc tế như CBOT, ICE, NYMEX, TOCOM.

 

Đầu tư Forex là hình thức đầu tư mua bán giá trị của các loại tiền tệ quốc tế.
Tính thanh khoản Tính thanh khoản trung bình, có sự tham gia của các nhà đầu tư quốc tế nhưng hạn chế. Tính thanh khoản cao vì giao dịch với thị trường hàng hóa phái sinh quốc tế. Tính thanh khoản trung bình do những ảnh hưởng của thị trường có thể làm mất giá trị của đồng tiền ngoại hối.
Tính rủi ro Rủi ro thấp do các công ty niêm yết trên Sàn đều phải tuân thủ các điều kiện theo quy định. Giá cổ phiếu phường biến động theo giá chung của thị trường. Rủi ro thấp do thị trường hang hóa thường theo quy luật cung cầu, ít ảnh hưởng bởi biến động từ giá thị trường, tình hình hoạt động kinh doanh của các công ty. Nhiều rủi ro vì giá trị của ngoại hối mất giá nhanh chóng. Ngoại hối không được pháp luật Việt Nam bảo hộ.
Tính sinh lời Phụ thuộc vào biến động giá của thị trường, giới hạn bởi giá trần và giá sàn. Biến động cao nhờ sự tăng trưởng của hàng hóa. Khó xác định được thời điểm sinh lời.
Tính đòn bẩy Đòn bẩy tài chính không quá cao. Điều này giúp hạn chế rủi ro thua lỗ khi cổ phiếu giảm giá. Đòn bầy tài chính lớn. Khi giao dịch trên thị trường này Nhà đầu tư chỉ bỏ ra 1/10 (ký quỹ) giá trị của Hợp đồng.

 

Đòn bẩy được đơn giản hóa việc tham gia vào thị trường Forex. Nhờ vậy Forex có khả năng tạo ra lợi nhuận tiềm năng lớn với ít tiền đầu tư.
Tính rủi ro Rủi ro thấp do các công ty niêm yết trên Sàn đều phải tuân thủ các điều kiện theo quy định. Giá cổ phiếu phường biến động theo giá chung của thị trường. Rủi ro thấp do thị trường hàng hóa thường theo quy luật cung cầu, ít ảnh hưởng bởi biến động từ giá thị trường, tình hình hoạt động kinh doanh của các công ty. Nhiều rủi ro vì giá trị của ngoại hối mất giá nhanh chóng. Ngoại hối không được pháp luật Việt Nam bảo hộ
Giao dịch

 

– Mua bán 1 chiều, chỉ khi thị trường xu hướng tăng mới có lợi nhuận.

– Thời gian chờ T+2,5, sau khi mua cổ phiếu 2,5 ngày, cổ phiểu về tài khoản mới có thể quyết định bán được.

– Mua bán 2 chiều, thị trường tăng hay giảm đều có thể tạo lợi nhuận.

– Thời gian chờ T+0, có thể mua hoặc bán ngay lập tức.

 

– Nhà đầu tư có thể bán ra trước rồi mua vào sau hoặc mua vào trước rồi bán ra sau.

– Có thời gian chờ T+0, có thể mua hoặc bán ngay lập tức.

 

ĐẦU TƯ HÀNG HÓA PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM

Hàng hóa phái sinh là thị trường đầu tư còn khá mới mẻ tại Việt Nam và chưa được nhiều nhà đầu tư biết đến. Cùng với chứng khoán, đây là kênh đầu tư hợp pháp ở Việt Nam theo quy định của Luật thương mại 2005. Theo đó, Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) quản lý và điều hành các hoạt động mua bán hàng hóa. Các thành viên kinh doanh của MXV sẽ giúp các nhà đầu tư mở tài khoản và thực hiện giao dịch hàng hóa phái sinh trên sàn thông qua phần mềm giao dịch hàng hóa Quốc tế CQG được liên kết với MXV.

Để mở tài khoản giao dịch ngay, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ!

Thông thường để trở thành nhà đầu tư hàng hóa phái sinh chuyên nghiệp, các nhà đầu tư thường trải qua các bước sau:

Bước 1: Tìm hiểu thông tin về hàng hóa phái sinh, đọc tài liệu đầu tư (các loại hợp đồng tương lai, cách đọc mã hợp đồng, cách đọc đặc tả hợp đồng….), tham khảo thông tin từ các nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhân viên mua giới của các đơn vị thành viên kinh doanh của MXV.

Hi Tech Finance sẵn sàng hỗ trợ đồng hành với các nhà đầu tư trong thời gian này, Quý khách hãy liên lạc với chúng tôi thông qua Hotline/Messenger/Zalo để chúng tôi hỗ trợ gửi tài liệu miễn phí cho Quý khách.

Bước 2: Lựa chọn đơn vị thành viên của Sở giao dịch hàng hóa để ký hợp đồng và mở tài khoản.

Bước 3: HiTech Finance tiếp nhận thông tin và đăng ký mở tài khoản giao dịch miễn phí cho khách hàng.

Bước 4: HiTech Finance hỗ trợ khách hàng cài đặt phần mềm giao dịch CQG.

Bước 5: Nộp tiền ký quỹ ban đầu và tiến hành đầu tư trên phần mềm CQG.

Sau khi Quý khách hàng mở tài khoản đầu tư tại Hi Tech Finance, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật thông tin thị trường, phân tích kỹ thuật, cảnh báo đầu tư để giúp khách hàng đạt được lợi nhuận cao nhất.

Như vậy, chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn những thông tin để giúp bạn tìm hiểu về phái sinh hàng hóa là gì cũng như tổng thể các kiến thức liên quan đến quá trình hình thành, các loại hợp đồng phái sinh cũng như cách thức đầu tư hàng hóa phái sinh tại Việt Nam. Quý khách hàng muốn tìm hiểu thêm về kênh đầu tư này, hãy để lại thông tin, Hi Tech Finance sẽ sớm liên hệ tư vấn, hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

    Bấm để đánh giá bài viết này!
    [Total: 0 Trung bình: 0]

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *