ĐẬU TƯƠNG GIẢM DO CHÍNH SÁCH ZERO COVID CỦA TRUNG QUỐC
Đậu tương CBOT giảm từ mức cao nhất trong sáu tuần của phiên trước, sau khi Trung Quốc phủ nhận việc nới lỏng chính sách Zero-Covid.
Lúa mì giảm ba trong bốn phiên liên tiếp. Ngô giảm xuống mức thấp nhất trong hai tuần.
Điểm tin chính
Đậu tương CBOT giảm 0,9% xuống 14,49-1/4 USD/giạ, tính đến 01:18 GMT, sau khi tăng gần 2% vào thứ Sáu.
Lúa mì giảm 0,7% xuống 8,41-3/4 USD/giạ.
Ngô giảm 0,6% xuống 6,77-1/4 USD/giạ, sau xuống mức thấp nhất là tại mức 6,77 USD/giạ, kể từ ngày 24/10 trong phiên trước trước đó.
Số ca nhiễm covid của Trung Quốc đạt mức cao nhất trong 6 tháng vào thứ Sáu, một ngày sau khi các quan chức y tế cho biết họ đang tuân thủ các biện pháp hạn chế dịch bệnh nghiêm ngặt. Điều này trái với kì vọng của các nhà đầu tư về việc dịch bệnh được đẩy lùi.
Triển vọng Trung Quốc sẽ nới lỏng một số hạn chế COVID-19 khiến giá đậu tương và các nông sản khác tăng giá vào thứ Sáu.
Năng suất đậu tương ở khu vực vành đai nông nghiệp chính của Argentina đang kém xa so với năm ngoái do thiếu mưa, đây là mối lo ngại đối với nông dân ở quốc gia xuất khẩu dầu đậu tương và khô đậu tương hàng đầu thế giới.
Hạn hán kéo dài, gây ra bởi La Nina lần thứ ba liên tiếp đã ảnh hưởng đến sản xuất lúa mì, có nguy cơ ảnh hưởng đến đậu tương và ngô, gây cản trở cho việc gieo trồng của người dân.
Giá lúa mì giảm mặc dù vẫn còn lo ngại về xuất khẩu ngũ cốc tại Biển Đen và điều kiện thời tiết bất lợi ở Australia.
Trong các cuộc đàm phán để gia hạn thỏa thuận ngũ cốc tại Biển Đen, Nga yêu cầu phương Tây nới lỏng các hạn chế đối với ngân hàng cho vay nông nghiệp Rosselkhozbank để tạo điều kiện cho xuất khẩu ngũ cốc của Nga.
Tháng 10 với khí hậu ấm nhất trong 40 năm tại Pháp, nơi sản xuất ngũ cốc lớn nhất của Liên minh châu Âu, đã thúc đẩy sự phát triển của cây trồng đến mức. Tuy nhiên, viện cây trồng Pháp Arvalis cảnh báo hôm thứ Sáu rằng những đợt băng giá đột ngột vào cuối vụ có thể gây bất lợi cho cây trồng.
Dữ liệu quy định được công bố vào thứ Sáu cho thấy, các nhà đầu cơ lớn đã nâng vị thế mua ròng của họ đối với ngô CBOT trong tuần lên ngày 01/11.
Báo cáo hàng tuần của Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai cũng cho thấy rằng các nhà giao dịch phi thương mại, bao gồm các quỹ đầu cơ, đã tăng vị thế bán ròng lúa mỳ CBOT và tăng vị thế mua đối với đậu tương.
(Nguồn Reuters)
CHIẾN LƯỢC LÚA MỲ
CHIẾN LƯỢC KHÔ ĐẬU TƯƠNG
GIÁ DẦU TĂNG LÊN MỨC CAO NHẤT TRONG 2 THÁNG, TUY NHIÊN ĐÀ TĂNG KHÔNG VỮNG
Giá các sản phẩm dầu tăng rất mạnh trong tuần giao dịch ngày 31/10-06/11, khi những lo ngại về Zero-Covid tại Trung Quốc giảm bớt. Dầu thô đóng cửa tuần với mức giá cao nhất trong vòng 2 tháng với WTI tăng 5,36% lên 92,61 USD/thùng trong khi giá Brent tăng 5,12% lên 98,57 USD/thùng.
Trong tuần, thị trường chứng kiến những phiên giao dịch giằng co, khi thị trường biến động giữa một bên là những lo ngại về suy thoái kinh tế và một bên là cán cân cung – cầu đang ngày càng thắt chặt. Cuộc họp chính sách tháng 11 của Fed kết thúc với mức tăng 75 điểm phần trăm, và chủ tịch Fed Jerome Powell cảnh báo mức đỉnh lãi suất sẽ cao hơn mức thị trường dự kiến khiến cho Dollar Index tăng mạnh trở lại, gây sức ép lên các sản phẩm định giá bằng đồng bạc xanh.
Tuy vậy, giá dầu được hỗ trợ trở lại khi Trung Quốc phát ra những tín hiệu cho thấy nước này sẽ có những thay đổi liên quan đến chính sách “Zero-Covid”. Xuất phát từ những thông tin trên mạng xã hội, đến cuối tuần. Chính phủ Trung Quốc cho biết đang nghiên cứu các biện pháp để giảm thời gian cách ly đối với khách du lịch quốc tế, cũng như mở đường cho ngành hàng không phục hỏi. Dù vẫn chưa rõ thời hạn cụ thể các thay đổi được tiến hành, tuy nhiên đối với giới đầu tư, khả năng nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu của Trung Quốc được phục hồi cũng đã là một tín hiệu đáng mừng, đặc biệt khi đây là một trong các nguyên nhân chính gây sức ép cho giá dầu trong nửa cuối năm. Các hãng hàng không nước này cho biết nhu cầu cho các chuyến bay cuối năm 2022 – đầu năm 2023 đã bắt đầu tăng lên.
Nhu cầu có dấu hiệu tăng lên, trong khi kỳ hạn cám vận nhập khẩu dầu Nga của khu vực châu Âu đến gần càng khiến cho cán cân cung – cầu dễ bị nghiêng sang một bên, đẩy thị trường vào trạng thái thiếu hụt. Trong khi đó, số giàn khoan tại Mỹ trong tuần vừa rồi chỉ tăng nhẹ 2 chiếc lên 768, cho thấy khó có thể kỳ vọng một sự bổ sung dầu trên thị trường. Dù vậy, ngày hôm nay, giá đã bắt đầu có tín hiệu sụt giảm, khi Trung Quốc vẫn nhấn mạnh vào quá trình phong tỏa, cách ly để kiểm soát dịch, với số ca nhiễm tăng mạnh từ 3500 lên 4200 ca.
(Nguồn MXV)
CHIẾN LƯỢC DẦU
Bài viết liên quan