fbpx

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 10/11/2022

Bản tin tổng hợp ngày 10/11/2022

LÚA MÌ GIẢM SAU KHI USDA TĂNG LƯỢNG CUNG TOÀN CẦU, NGÔ GIẢM

Lúa mì CBOT giảm sau khi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) nâng triển vọng nguồn cung toàn cầu trong báo cáo cung cầu hàng tháng. Nguồn cung lớn từ Úc, Anh và Kazakhstan bù đắp cho sản lượng thấp hơn của Argentina và EU.

Đồng đô la Mỹ tăng, cùng với sự lạc quan về xuất khẩu ngũ cốc tại các cảng Biển Đen của Ukraine đã gây gáp lực lên giá lúa mì.

Đậu tương CBOT phục hồi sau những phiên giảm trước đó, bởi USDA nâng dự báo cầu đậu tương, dù sản lượng thu hoạch của Mỹ được dự báo là lớn.

Giá ngô biến động trong phiên bởi USDA tăng sản lượng và nhu cầu của Hoa Kỳ và giảm vào cuối phiên.

Các nhà phân tích đã dự kiến ​​sản lượng ngô và đậu tương sẽ giữ ổn định so với dự báo trước đó.

Điểm tin chính

Lúa mì CBOT giao tháng 12 giảm 21-1/4 cent xuống 8,06-1/2 USD/giạ, mức thấp nhất kể từ ngày 06/09.

Ngô CBOT giao tháng 12 giảm 3 cent xuống 6,64-1/2 USD/giạ, sau khi chạm đáy ở 6,58 USD, mức thấp kể từ ngày 02/09.

Đậu tương CBOT giao tháng 1 tăng 5-1/2 cent lên 14,52 USD/giạ.

Các nhà phân tích cho biết, USDA chỉ thực hiện những điều chỉnh nhỏ đối với nguồn cung ngũ cốc và cải dầu trên toàn cầu, trái với kỳ vọng về những điều chỉnh lớn hơn sau khi Mỹ trải qua đợt hạn hán vào mùa hè năm nay và thời tiết đáng lo ngại ở một số vùng trồng trọt Nam Mỹ.

Có nhiều lo ngại về cầu của Mexico đối với ngô Mỹ sau tuyên bố hạn chế sử dụng cây trồng công nghệ sinh học và cầu đậu tương của Trung Quốc trong bối cảnh phong tỏa tại Bắc Kinh do ảnh hưởng của dịch. Các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ được định giá không cao cũng ảnh hưởng đến thị trường lúa mì.

(Nguồn: Reuters)

CHIẾN LƯỢC LÚA MÌ

 CHIẾN LƯỢC DẦU ĐẬU TƯƠNG

CHIẾN LƯỢC NGÔ

GIÁ DẦU CHỊU NHIỀU ÁP LỰC KHI THỊ TRƯỜNG LIÊN TỤC ĐÓN NHẬN CÁC THÔNG TIN TIÊU CỰC

Giá dầu tiếp tục giảm mạnh trong phiên giao dịch hôm qua, khi thị trường lo ngại về nhu cầu sụt giảm ở Trung Quốc và tồn kho dầu tăng lên tại Mỹ. Kết thúc phiên giao dịch, giá WTI giảm 3,46% xuống 85,83 USD/thùng trong khi giá Brent giảm 2,84% xuống 92,65 USD/thùng

Dầu thô giảm mạnh 2 phiên liên tiếp, khi thị trường chưa thoát khỏi tâm lý tiêu cực từ các thông tin tại Trung Quốc. Số ca nhiễm Covid-19 mới lên đỉnh 6 tháng đã khiến cho các tỉnh thành một lần nữa đối mặt với khả năng chịu phong tỏa nặng nề, nhất là khi các quan chức nước này đã liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân theo chính sách Zero-Covid trong thời điểm này. Số ca nhiễm tại Bắc Kinh hiện đang ở mức cao nhất trong vòng 5 tháng. Kết hợp với các dữ liệu vĩ mô về xuất nhập khẩu và lạm phát không mấy tích cực trong khi rủi ro về giảm phát xuất hiện khi chỉ số giá sản xuất tháng 10 giảm 1,3% so với cùng kỳ năm ngoài.

Dollar Index tăng mạnh trở lại khi môi trường vĩ mô trở nên tiêu cực, chấm dứt 3 phiên giảm mạnh, gây áp lực lên dầu thô. Dollar Index tăng khiến cho chi phí nắm giữ hợp đồng của các người mua tiền tệ khác trở nên đặt đỏ hơn, khiến cho giá chịu nhiều áp lực.

(Nguồn: MXV)

CHIẾN LƯỢC DẦU

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *