Bản tin tổng hợp ngày 11/11/2022
NGŨ CỐC CBOT GIẢM DO CHỐT LỜI; ĐỒNG ĐÔLA GIẢM
Ngô, lúa mì và đậu tương CBOT đều giảm vào thứ Năm khi các nhà đầu tư chốt lời trước lo ngại về nguồn cung toàn cầu. Giá tiêu dùng tăng ít hơn dự kiến vào tháng 10 đã khiến cho đồng dollar Mỹ giảm.
Chỉ số lạm phát hàng tháng của Mỹ, thước đo cho tốc độ tăng lãi suất tiếp theo của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, đang được theo dõi chặt chẽ.
Ngô CBOT giảm khi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) báo cáo doanh số xuất khẩu ngô của Mỹ trong tuần kết thúc vào 03/11 là 265.300 tấn, thấp hơn một loạt các kỳ vọng thương mại là 300.000 đến 650.000 tấn.
Giá nông sản chịu áp lực bởi tồn kho ngô và đậu tương của Mỹ lớn hơn dự kiến do sản lượng của cả hai loại cây trồng đều tăng so với ước tính trước đó.
Điểm tin chính
Lúa mì CBOT tiếp tục giảm 3 cent xuống 8,03-1/2 USD/giạ, sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai tháng trước đó.
Ngô CBOT giảm 11-1/4 cent xuống 6,53-1/4 USD/giạ.
Đậu tương giảm 29 cent xuống 14,23 USD/giạ.
Nhà môi giới và nhà phân tích ngũ cốc của US Commodities cho biết: “So với sự giảm mạnh của đồng đô la, bất ngờ là giá ngũ cốc biến động khá nhẹ. Thị trường không phải chịu áp lực lớn mà chỉ có một đợt bán tháo trên diện rộng đang xảy ra.”
Trong khi đó, giá đậu tương CBOT giảm một phần do Argentina xem xét việc sử dụng các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu đậu tương.
Tuy ngân hàng trung ương Argentina đã cạn kiệt dự trữ, xuất khẩu ngũ cốc chậm lại sau đợt giảm giá đậu tương cùng với ảnh hưởng của hạn hán đến lúa mì và ngô đã gây áp lực them cho quốc gia này.
(Nguồn: Reuters)
CHIẾN LƯỢC LÚA MÌ
CHIẾN LƯỢC KHÔ ĐẬU TƯƠNG
CHIẾN LƯỢC NGÔ
GIÁ DẦU TĂNG TRỞ LẠI, CHẤM DỨT CHUỖI GIẢM 3 PHIÊN LIÊN TIẾP DO SỐ LIỆU CPI TÍCH CỰC CỦA MỸ
Giá dầu tăng trở lại trong phiên giao dịch biến động ngày hôm qua, khi thị trường đón nhận được tín hiệu tích cực từ tình hình làm phát tại Mỹ. Cụ thể, giá WTI tăng 0,75% lên 86,47 USD/thùng trong khi giá Brent tăng 1.1% lên 93,67 USD/thùng.
Trong phiên, đã có lúc giá dầu giảm sâu do các tin tức tiêu cực từ dịch Covid-19 tại Trung Quốc tiếp tục làm ảnh hưởng đến tâm lý thị trường. Số ca nhiễm liên tục tăng đã đập tan mọi kỳ vọng về sự mở cửa một cách nhanh chóng của nước này, bất chấp một số tín hiệu về việc nới lỏng các quy định về thời gian tự cách ly hay các chuyến bay quốc tế.
Tuy vậy, giá đã phục hồi trong phiên tối, khi thị trường nhận được thông tin tích cực là làm phát tại Mỹ đang trên đã giảm. Chỉ số giá tiêu dùng CPI trong tháng 10 chỉ tăng 6,3% so với cùng kỳ năm ngoài, thấp hơn kỳ vọng 6,5% của thị trường. Lạm phát tăng thấp hơn dự đoán có thể khiến cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ giảm tốc trong quá trình tăng lãi suất, đồng thời kéo mức đỉnh lãi suất dự kiến xuống, có thể không cao như mức 5% mà giới phân tích đang kỳ vọng.
Đồng Dollar Index đang giảm mạnh cũng hỗ trợ cho sức mua trong phiên tối. Dollar Mỹ giảm giá trị so với các tiền tệ khác trong rổ, khiến cho chi phí nằm giữ hợp đồng dầu trở nên rẻ hơn so với người mua. Có thể thấy dòng tiền đang quay trở lại các thị trường rủi ro, và sức hấp dẫn của tài sản trú ẩn không còn quả lớn như giai đoạn trước kia.
Bên cạnh đó, việc Nga dự kiến sản lượng sẽ sụt giảm từ 9,9 triệu thùng dầu/ngày xuống còn 9 triệu thùng dầu/ngày trong thời gian tới cũng là một yếu tố hỗ trợ cho giá dầu. Lệnh cấm vận nhập khẩu dầu Nga của châu Âu càng đến gần, thì khả năng thị trường rơi vào thiếu hụt càng lớn. Do đó, giá dầu mặc dù điều chỉnh trong các phiên đầu tuần, vẫn có khả năng sẽ phục hồi trở lại.
(Nguồn: MXV)
CHIẾN LƯỢC DẦU
Bài viết liên quan