Bản tin tổng hợp ngày 20/10/2022
LÚA MÌ VÀ NGÔ GIẢM DO LO NGẠI VỀ XUẤT KHẨU; ĐẬU TƯƠNG TĂNG
Giá lúa mì và ngô CBOT giảm vào thứ Tư do nhu cầu yếu đi trên thị trường xuất khẩu.
Đậu tương kết thúc tăng, tuy nhiên lo ngại rằng người mua toàn cầu sẽ chuyển nhu cầu của họ sang các nhà cung cấp Nam Mỹ khiến mức tăng trong tầm kiểm soát.
Nhà kinh doanh ngũ cốc Archer-Daniels-Midland Co dự định tăng xuất khẩu đậu tương từ Brazil niên vụ 2022/23 lên 11%, trong bối cảnh kỳ vọng rằng đất nước có thể có sản lượng kỷ lục, Luciano Souza, giám đốc tìm nguồn cung ứng của công ty tại Mỹ Latinh cho biết.
- Đậu tương CBOT giao tháng 11 tăng 1/2 cent lên 13,72-1/2 USD/giạ.
- Ngô CBOT giao tháng 12 giảm 2-3 / 4 cent xuống 6,78-1/4 USD/giạ.
- Lúa mì CBOT giao tháng 12 giảm 8-1/4 cent xuống 8,41-1/4 USD/giạ, giữ mức hỗ trợ trong phiên trên mức thấp nhất trong 4 tuần là $ 8,32-3 / 4 / bushel vào thứ Ba.
Các nhà phân tích kỳ vọng doanh số xuất khẩu lúa mì trong báo cáo của USDA nằm trong khoảng 200.000 đến 550.000 tấn trong tuần kết thúc vào ngày 13 tháng 10, so với 211.823 tấn một tuần trước đó. Trong khi, doanh số xuất khẩu ngô được dự báo từ 250.000 đến 775.000 tấn và doanh số xuất khẩu đậu tương từ 1,7 triệu đến 2,8 triệu.
Do rủi ro đối với nguồn cung toàn cầu, các nhà giao dịch lúa mì cũng đang theo dõi hạn hán ở Argentina và vành đai lúa mì của Hoa Kỳ, mưa xối xả ở các vùng của Úc trước khi thu hoạch và tốc độ trồng chậm ở Ukraine.
(Nguồn Reuters)
GIÁ DẦU TĂNG TRỞ LẠI KHI MỸ THẤT BẠI TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG THIẾU HỤT NGUỒN CUNG TRÊN THỊ TRƯỜNG
Giá dầu tăng trở lại trong phiên giao dịch ngày hôm qua, khi các nhà đầu tư cho rằng thị trường sẽ tiếp tục thiếu hụt trong tương lai bất chấp biện pháp mở kho dự trữ chiến lược của Mỹ. Kết thúc phiên giao dịch ngày 19/10, giá WTI tăng 2,99% lên 84,52 USD/thùng trong khi giá Brent tăng 2,64% lên 92,41 USD/thùng.
Trong phiên sáng, giá dầu có lúc chịu áp lực khi Tổng thống Mỹ Biden xác nhận kế hoạch giải phóng nốt 15 triệu thùng dầu từ kho dự trữ chiến lược để hạ nhiệt thị trường. Tuy vậy, giá đã nhanh chóng lấy lại đà tăng khi giới phân tích chỉ ra 15 triệu thùng này là đợt bán cuối cùng trong kế hoạch mở kho 180 triệu thùng dầu Mỹ công bố từ tháng 3, và có vẻ sẽ chưa có thêm lần mở kho nào trong ngắn hạn.
Bên cạnh đó, Biden không còn nhắc đến biện pháp cấm các công ty trong nước xuất khẩu dầu và cũng sắp đến lúc chính phủ Mỹ phải mua lại dầu để bổ sung vào trong kho. Thị trường một lần nữa chứng kiến hiện tượng “bán tin đồn, mua tin chính thức”. Trước đây, các nhà đầu tư đã lo ngại một biện pháp “mạnh tay” hơn đến từ phía chính phủ Mỹ để kiểm soát giá dầu.
Báo cáo tối qua của EIA cũng hỗ trợ đà tăng của giá dầu trong phiên tối. Theo báo cáo, tồn kho dầu thô thương mại trong tuần 14/10 giảm 1,7 triệu thùng, ngược với dự báo tăng 1,4 triệu thùng của thị trường. Đáng chú ý, tiêu thụ nhiên liệu tăng mạnh 1,5 triệu thùng so với tuần trước, lên mức 20,7 triệu thùng đã khiến tồn kho các sản phẩm xăng dầu giảm theo, bất chấp xuất khẩu có phần chững lại.
Như vậy, trong ngắn hạn, có thể thấy sẽ không có quá nhiều yếu tố nào có thể khiến cho nguồn cung tăng lên. Trong khi đó, nguy cơ thiếu hụt lại rõ ràng, khi lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga của châu Âu sắp có hiệu lực, có thể khiến sản lượng dầu của Nga giảm từ 600,000-800,000 thùng/ngày. Ngoài ra, OPEC+ cũng sẽ cắt giảm sản lượng từ tháng 11, có thể khiến sản lượng dầu giảm đến 1 triệu thùng/ngày. Nếu nhu cầu không giảm quá nhiều, khả năng cao thị trường sẽ rơi trở lại vào trạng thái thiếu hụt vào cuối năm nay và đầu năm sau.
(Nguồn MXV)
CHIẾN LƯỢC LÚA MÌ
CHIẾN LƯỢC NGÔ
CHIẾN LƯỢC DẦU ĐẬU TƯƠNG
CHIẾN LƯỢC ĐỒNG
Bài viết liên quan