Bản tin tổng hợp ngày 29/11/2022.
LÚA MÌ GIẢM XUỐNG MỨC THẤP NHẤT TRONG 3 THÁNG DO TĂNG ÁP LỰC BÁN TRONG BỐI CẢNH TRUNG QUỐC BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI CHÍNH SÁCH ZERO-COVID
Lúa mì CBOT giảm vào thứ Hai, xuống mức thấp nhất trong ba tháng, do thị trường hàng hóa và chứng khoán giảm bởi lo ngại về tác động của các cuộc biểu tình ở Trung Quốc chống lại chính sách Zero-Covid nghiêm ngặt của nước này.
Các nhà phân tích và thương nhân cho biết, nguồn cung giá rẻ từ Nga và các nơi khác ở Biển Đen đang tạo thêm sự cạnh tranh đối với lúa mì của Mỹ và giá đã giảm xuống mức đủ thấp để thúc đẩy hoạt động bán kỹ thuật.
Điểm tin chính
- Lúa mì CBOT giảm 2% xuống 7,80-3/4 USD/giạ, sau khi đạt 7,73-1/4 USD, mức thấp nhất kể từ ngày 22/08.
- Đậu tương tăng 1,5% lên 14,57-1/4 USD/giạ.
Terry Reilly, nhà phân tích hàng hóa cao cấp tại Futures International, cho biết các quỹ có khả năng tăng vị thế bán khi giá lúa mì quá thấp và lượng mưa thấp vào tuần trước ở các vùng gieo trồng của Texas và Oklahoma có thể đã cải thiện điều kiện trồng lúa mì vụ đông.
Reilly cho biết, các giao dịch spread liên quan đến việc mua ngô và bán lúa mì cùng lúc có thể đã củng cố giá loại ngũ cốc này.
Giá đậu tương được hỗ trợ bởi báo cáo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ về việc xuất khẩu 110.000 tấn đến các điểm đến không xác định.
Giá dầu đậu tương tăng đột biến vào giữa phiên cũng kéo giá đậu tương tăng. Mike Zuzolo, chủ tịch của Global Commodity Analytics cho biết, giá tăng xuất phát từ gia tăng kỳ vọng đối với việc Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ thiết lập nghĩa vụ về khối lượng tái tạo hàng năm đối với nhiên liệu vận tải.
Zuzolo cho biết thời tiết khô hạn ở miền trung tây Brazil đã hỗ trợ cho đậu tương.
Các thị trường toàn cầu bao gồm dầu thô và chứng khoán đã giảm vào thứ Hai khi các cuộc biểu tình lan rộng ở Trung Quốc, nhằm chống lại các biện pháp kiềm chế nghiêm ngặt COVID-19. Điều này đã tạo lực bán mạnh do lo ngại về kỳ vọng tăng trưởng.
Matt Ammermann, giám đốc rủi ro hàng hóa của StoneX, cho biết cạnh tranh đối với lúa mì Mỹ cũng đang ảnh hưởng đến giá cả.
Ammermann cho biết: “Lúa mì của Nga tiếp tục được chào bán với mức giá rẻ nhất trên các thị trường xuất khẩu thế giới, điều này ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng xuất khẩu lúa mì của Mỹ”.
“Thời tiết vẫn thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa xuất khẩu ở Biển Đen và Nga có khối lượng lớn các lô hàng lúa mì vào tháng 12.”
Ai Cập đã mua lúa mì của Nga và Ukraine vào thứ Năm.
(Nguồn: Reuters)
NHU CẦU DẦU CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI MẶT VỚI ÁP LỰC GIẢM DO CÁC CA NHIỄM COVID-19 GIA TĂNG
Nhu cầu tiêu thụ dầu trong nước của Trung Quốc có thể vẫn giảm trong một thời gian dài sau khi số ca nhiễm Covld 19 được xác nhận ngày càng tăng và các nhà phân tích và nguồn tin thương mại nói với S&P Global Commodity Insights vào ngày 28/11 rằng tình hình hiện tại sẽ không làm thay đổi lập trường của Bắc Kinh trong việc theo đuổi chính sách Zero-Covid.
Ngày càng có nhiều nhà phân tích điều chỉnh giảm dự báo nhu cầu dầu của họ đối với Trung Quốc trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 1 và họ tìm kiếm câu trả lời về việc nước tiêu thụ dầu lớn nhất châu Á có thể chứng kiến nhu cầu phục hồi vào thời gian nào trong năm 2023. Theo Ủy ban Y tế Quốc gia, vào ngày 27/11 số ca mắc Covid-19 mới của Trung Quốc đặt thức cao mới là 40.052, với hầu hết các trường hợp được báo cáo từ các thành phố hàng đầu là Quảng Châu, Trùng Khánh và Bắc Kinh.
S&P Global hồi đầu tháng 11 đã điều chỉnh ước tính nhu cầu dầu quý IV/2022 của Trung Quốc giảm 62.000 thùng/ngày so với dự báo trước đó, với nhu cầu xăng và gasoil lần lượt giảm 36.000 thùng/ngày và 66.000 thùng/ngày. Theo ước tính đó, tổng nhu cầu năm 2022 dự kiến sẽ giảm 550,000 thùng /ngày.
(Nguồn: MXV)
Bài viết liên quan