fbpx

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGÀY 04/01/2023

Bản tin tổng hợp ngày 04/01/2023.

ĐẬU TƯƠNG, LÚA MÌ, NGÔ GIẢM DO THƯƠNG NHÂN GIẢM RỦI RO TRONG NĂM MỚI

Các nhà phân tích cho biết, ngũ cốc và đậu tương CBOT đóng cửa ở mức thấp hơn vào thứ Ba do đồng đô la tăng giá và hoạt động bán ra mạnh đã tác động đến một loạt thị trường.

Đồng đô la tăng giá khiến hàng hóa của Mỹ, bao gồm cả nông sản, trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các nhà nhập khẩu.

Điểm tin chính

  • Đậu tương CBOT giảm 31-3/4 cent xuống 14,92-1/4 USD/giạ, chạm mức thấp nhất kể từ ngày 28/12.
  • Ngô giảm 8 cent xuống 6,70-1/2 USD/giạ, đạt mức thấp nhất trong vòng 1 tuần.
  • Lúa mì giảm 16-1/2 cent xuống 7,75-1/2 USD/giạ.

Các nhà môi giới cho biết, sau khi thị trường công bố mức tăng hàng năm vào năm 2022, hoạt động chốt lời gây áp lực lên giá.

Lúa mì Euronext cũng giảm do giá lúa mì Biển Đen rẻ hơn làm ảnh hưởng tâm lý xuất khẩu.

Các nhà phân tích cho biết các thương nhân toàn cầu đang để mắt đến Argentina, nước xuất khẩu dầu đậu tương và khô đậu tương lớn nhất thế giới, sau khi lượng mưa tốt hơn dự kiến đã mang lại lợi ích cho các khu vực khô hạn vào cuối tuần qua. Tuy nhiên, thông tin về thời tiết có nhiều thay đổi với các điều kiện dự kiến sẽ lại trở nên khô hạn hơn.

Commodity Weather Group cho biết căng thẳng mùa màng ở miền bắc và miền đông Argentina sẽ ảnh hưởng lên khoảng 60% diện tích đậu tương và ngô.

Trong một tin tức khác, báo cáo giao hàng xuất khẩu hàng tuần của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) có phần đáng thất vọng.

USDA cho biết, tuần kết thúc ngày 29/12 ghi nhận giao hàng xuất khẩu 85.672 tấn lúa mì; 667.010 tấn ngô và 1,46 triệu tấn đậu tương. Các nhà phân tích được Reuters khảo sát dự kiến sẽ có 250.000 tấn đến 450.000 tấn đối với lúa mì; 650.000 tấn đến 900.000 tấn đối với ngô; và 1,5 triệu đến 1,865 triệu tấn đối với đậu tương.

(Nguồn: Reuters)

CHIẾN LƯỢC ĐẬU TƯƠNG

CHIẾN LƯỢC DẦU ĐẬUTƯƠNG

DẦU THÔ LAO DỐC HƠN 4% KHI MÂY ĐEN CHE PHỦ TRIỂN VỌNG KINH TẾ TOÀN CẦU

Giá dầu lao dốc trong phiên giao dịch đầu tiên của năm 2023 do sức ép từ các yếu tố vĩ mô và triển vọng không mấy lạc quan của nền kinh tế toàn cầu. Kết thúc phiên 03/01, giá dầu thô WTI giảm 4,15% về 76,93 USD/thùng, giá dầu Brent giảm 4.43% về 82.1 USD/thùng.

Giá dầu đi ngang trong phần lớn thời gian của ngày khi mà các nhà đầu tư thận trọng cân nhắc các số liệu kinh tế của Trung Quốc. Sức ép bán bắt đầu được gia tăng một cách rõ rằng khi đồng USD tăng mạnh, phản ánh qua việc chỉ số Dollar Index tăng lên mức 1045 điểm, cao nhất trong gần ba tuần. Đồng bạc xanh mạnh lên khiến chi phí đầu tư và kinh doanh dầu thô đắt đỏ hơn và làm giảm động lực mua của các nhà giao dịch.

Bên cạnh đó, thị trường cũng phản ánh những lo ngại về triển vọng phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc, khi nước này vẫn phải gồng mình để chống chọi với số ca nhiễm đang tăng hàng ngày. Mới đây, Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành tăng hạn ngạch xuất khẩu các sản phẩm lọc dầu (xăng dầu diesel) trong đợt đầu tiên của năm 2023 lên 18,99 triệu tấn, cao hơn 46% so với mức 13 triệu tấn được phân bố một năm trước đó.

Nhiều nhà phân tích cho rằng động thái tăng xuất khẩu của Trung Quốc đang cho thấy kỳ vọng rằng nhu cầu tiêu thụ nội địa sẽ tiếp tục kém đi trong thời gian tới. Bên cạnh đó, hạn ngạch có thể khuyến khích các nhà máy lọc dầu tại quốc gia này tăng công suất và duy trì xuất khẩu nhiên liệu ở mức kỷ lục trong nửa đầu năm, giảm thiếu tác động của việc cắt giảm xuất khẩu dầu diesel của Nga khi lệnh trừng phạt của Liên minh Châu Âu có hiệu lực vào tháng Hai.

Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) làm gia tăng lo ngại của các nhà đầu tư khi cảnh bảo rằng cả ba nền kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc đang đồng thời giảm tốc.

Triển vọng tiêu thụ ảm đạm trong khi sức ép từ phía nguồn cung không quá nhiều khiến cho giá dầu không nhận được nhiều sự hỗ trợ. Chính phủ Mỹ ước tính sản lượng dầu đá phiến tăng trung bình từ 300.099 – 400.000 thùng/ngày vào năm 2023. Mức tăng khá khiêm tốn do các hoạt động sản xuất gặp khó khăn vì nhiều vấn đề về vận hành và nhân sự. Tuy nhiên, sức mua không được cải thiện, bởi tin tức tập đoàn dầu khí hàng đầu của Mỹ Chevron đang chuẩn bị tiếp nhận lô hàng dầu thô lên tới 500.000 thùng từ Venezuela đã xoa dịu đi nỗi lo về nguồn cung.

Giá khí tự nhiên lao dốc hơn 10% xuống mức thấp nhất trong vòng 11 tháng, khi thời tiết ở cả Mỹ và châu Âu đều đã ấm lên với nhiệt độ tăng lên trên mức trung bình.

(Nguồn: MXV)

KIM LOẠI QUÝ PHÁT HUY VAI TRÒ TRÚ ẨN AN TOÀN, ĐỒNG GIẢM MẠNH BỞI LO NGẠI VỀ TRIỂN VỌNG TIÊU THỤ

Thị trường kim loại đóng cửa phiên giao dịch ngày 03/01 với những biến động khá mạnh trong phiên. Đối với nhóm kim loại quý, lực bán vào cuối phiên đã hạn chế đà tăng của các mặt hàng trong nhóm. Kết thúc, giá vàng tăng 0,83% lên mức cao nhất trong vòng gần 6 tháng qua, đạt 1839,49 USD/ounce. Giá bạc tăng 0,82% lên 24,23 USD/ounce. Bạch kim chốt phiên ở mức 1082 USD/ounce sau khi tăng 0,77%.

Bạc và bạch kim đều bắt đầu phiên với lực mua chiếm ưu thế, sau lời cảnh báo của Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieva cho rằng khoảng 1/3 nền kinh tế trên thế giới có thể sẽ rơi vào suy thoái, trong đó, có 25% khả năng GDP toàn cầu tăng trưởng dưới 2% vào năm 2023. Vai trò trú ẩn của các tài sản an toàn được thúc đẩy trước mối lo tăng trưởng chậm lại đã hỗ trợ cho nhóm kim loại quý như vàng, bạc, bạch kim. Điều này phù hợp với xu hướng dòng tiền đầu tư vào trái phiếu với độ rủi ro thấp, khiến lợi suất trái phiếu dài hạn 10 năm Mỹ giảm mạnh 13 điểm. Lợi suất trái phiếu giảm cũng đã làm tăng tính hấp dẫn của nhóm kim loại quý.

Tuy nhiên, đồng Dollar Mỹ tăng vọt trong phiên khi các nhà đầu tư chờ đợi Biên bản họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong tháng 12 vừa qua, với khả năng biên bản sẽ tiếp tục thể hiện sự cứng rắn của các quan chức trong tiến trinh thắt chặt tiền tệ. Điều này đã kéo chỉ số Dollar Index tăng gần 1%. Đồng USD mạnh lên đã gây sức ép cho giá bạc và bạch kim vào cuối phiên, và thu hẹp đà tăng của giá hai mặt hàng này.

Đối với nhóm kim loại cơ bản, đồng COMEX đã có phiên giảm mạnh 1,15% xuống mức 3,76 USD/pound. Dữ liệu chỉ số quản trị mua hàng PMI sản xuất của quốc gia tiêu thụ lớn nhất Trung Quốc tiếp tục giảm tháng thứ 4 liên tiếp về 47 điểm trong tháng 12 khi sự mở cửa trở lại khiến dịch bệnh bùng phát cản trở tới tình hình hoạt động của các nhà máy. Điều này đã gây ra sức ép bán lớn đối với đồng. Ngoài ra, là chìa khoá quan trọng trong lĩnh vực sản xuất xe điện, giá đồng giảm mạnh sau thông tin nhà sản xuất xe diện hàng đầu Telsa đã giao được 405.278 xe trong quý IV vừa qua, thấp hơn kỳ vọng 431.117 xe của các nhà phân tích, phản ánh sự suy yếu trong nhu cầu. Cổ phiếu của hãng xe này cũng đã lao dốc hơn 12% trong phiên hôm qua, phần nào kéo theo tâm lý tiêu cực hơn trên thị trường đồng.

Quặng sát giao dịch ổn định, gần như không thay đổi so với phiên trước đó khi Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc nhắc lại kế hoạch mở rộng tài khóa, kích thích kinh tế và ngành sắt thép thường sẽ dẫn đầu xu hướng phục hồi.

(Nguồn: MXV)

 

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *