Bản tin tổng hợp ngày 04/10/2022
LÚA MÌ CBOT GIẢM SAU KHI GẦN CHẠM MỐC CAO NHẤT TRONG BA THÁNG
Lúa mì CBOT giảm do nhà đầu tư chốt lời vào thứ Hai sau khi tiếp cận mức cao nhất trong ba tháng đạt được vào phiên trước đó.
Lúa mì giảm sau khi USDA giảm ước tính sản lượng thu hoạch của Hoa Kỳ và căng thẳng gia tăng trong cuộc chiến Ukraine gây lo ngại về rủi ro nguồn cung toàn cầu.
Trong khi đó, đậu tương tăng sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong hai tháng trước đó vào thứ 6, khi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ công bố dữ liệu về dự trữ hàng quý.
Lúa mì CBOT đóng cửa giảm 9-1/2 cent xuống 9,12 USD/giạ sau khi tăng lên mức 9,38-3/4 USD/giạ, gần mức cao nhất trong 3 tháng là $ 9,45-3/4 vào thứ Sáu.
Ngô CBOT tăng 3-1/4 cent lên 6,80-3/4 USD/giạ.
Đậu tương đóng cửa tăng hơn 9-1/4 cent lên 13,74 USD/giạ, sau khi giảm xuống 13,61-1/4 USD, mức giá thấp nhất kể từ ngày 4/8.
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho biết vào thứ Sáu, sản lượng thu hoạch lúa mì năm 2022 của Hoa Kỳ nhỏ hơn so với dự báo trước đó và cắt giảm đánh giá vụ mùa dưới mức kỳ vọng của các nhà phân tích xuống còn 1,650 tỷ giạ.
Trong một báo cáo dự trữ hàng quý của USDA công bố hôm thứ Sáu cho thấy tồn kho ngô của Mỹ thấp hơn kỳ vọng của các nhà phân tích và tồn kho đậu tương cao hơn kỳ vọng. Dự trữ đậu tương lớn hơn dự kiến đã tạo thêm áp lực cho thị trường đậu tương vốn đang chịu áp lực cạnh tranh bởi nguồn cung từ Nam Mỹ.
Sau khi kết thúc giao dịch vào thứ Hai, dữ liệu hàng tuần của USDA cho thấy vụ thu hoạch ngô của Hoa Kỳ đã hoàn thành 20% và đậu tương đã được thu hoạch 22%. Các nhà phân tích kỳ vọng thu hoạch hoàn thành 22% đối với ngô và 20% đối với đậu tương.
(Nguồn Reuters)
CHIẾN LƯỢC LÚA MÌ
CHIẾN LƯỢC ĐẬU TƯƠNG
CHIẾN LƯỢC KHÔ ĐẬU TƯƠNG
GIÁ DẦU TĂNG MẠNH TRONG PHIÊN ĐẦU TUẦN KHI THỊ TRƯỜNG CHỜ ĐỢI CUỘC HỌP OPEC +
Giá dầu tăng rất mạnh ngay trong phiên đầu tuần, khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh OPEC+ tiến hành cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá. Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch ngày 03/10, giá WTI tăng 5,21% lên 83,63 USD/thùng trong khi giá Brent tăng 4,37% lên 88,86 USD/thùng.
Dầu thô mở cửa gap-up ngay trong phiên đầu tuần khi có thông tin cho biết OPEC+ đang cân nhắc cắt giảm sản lượng cho toàn bộ thành viên nhóm ở mức hơn 1 triệu thùng/ngày, và đặc biệt Saudi Arabia có thể tự nguyện cắt giảm thêm nếu cần thiết. Tuần trước, hầu hết giới đầu tư và phân tích chỉ kỳ vọng một con số “khiêm tốn” hơn ở mức 500,000 thùng/ngày. Khả năng Saudi Arabia tự cắt giảm sản lượng hỗ trợ rất lớn cho tâm lý thị trường, đặc biệt khi động thái này thể hiện rõ quyết tâm của nước này trong việc đẩy giá tăng, và có thể giúp cho 20 thành viên và đồng minh dễ dàng đồng ý tham gia vào kế hoạch cắt giảm sản lượng hơn. Trong khi đó, theo số liệu của Bloomberg, các nhà máy lọc dầu của châu Âu đang cắt giảm mạnh đơn hàng nhập khẩu từ Nga khi chỉ còn 2 tháng là lệnh cấm nhập khẩu đi vào hoạt động. Trong tuần kết thúc ngày 30/09, lượng dầu vận chuyển từ Nga sang khu vực Bắc Âu đã giảm xuống dưới mức 200,000 thùng/ngày, thấp hơn 1 triệu thùng/ngày so với số liệu đầu năm. Thị trường đang dần định giá trở lại các yếu tố cơ bản, với rủi ro thiếu hụt nguồn cung đang lớn dần lên, với một loạt các bất ổn mới. Khả năng giá dầu quay trở lại vùng 90 – 100 USD/thùng trong năm nay vẫn còn.
Kết hợp với Dollar Index giảm phiên thứ 4 liên tiếp, giá dầu duy trì đà tăng cho đến phiên tối. Tuy vậy, lo ngại về suy thoái kinh tế vẫn sẽ là yếu tố kìm hãm đà tăng của giá dầu. Chỉ số PMI sản xuất của khu vực châu Âu trong tháng 9 tiếp tục cho thấy sự suy giảm trong hoạt động, với số liệu thực tế ở mức 48,4, thấp hơn kỳ vọng 48,5 của thị trường. Số liệu của Viện Quản lý Cung ứng cho thấy PMI Mỹ trong tháng trước đạt 50,9, thấp hơn so với kỳ vọng 52,2 của thị trường, có thể gợi ý các hoạt động sản xuất kinh doanh đang gặp khó khăn trong bối cảnh lãi suất cao.
(Nguồn MXV)
Bài viết liên quan