LÚA MÌ, NGÔ TĂNG NHẸ; TÌNH HÌNH COVID Ở TRUNG QUỐC CẢI THIỆN HỖ TRỢ GIÁ ĐẬU TƯƠNG
Lúa mì và ngô CBOT tăng nhẹ khi được mua với giá hời vào thứ Ba, một ngày sau khi giá lúa mì giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 13 tháng, mặc dù các yếu tố giảm giá đã kìm hãm giá tăng.
Đậu tương tăng do kỳ vọng nhu cầu phục hồi với việc Trung Quốc nới lỏng các hạn chế do COVID-19.
Điểm tin chính
- Lúa mì CBOT tăng 0,1% lên 7,39-3/4 USD/giạ vào lúc 11:54 GMT.
- Đậu tương tăng 1,0% lên 14,52-1/2 USD/giạ.
- Ngô tăng 0,4% lên 6,43-1/2 USD/giạ.
Matt Ammermann, giám đốc quản lý rủi ro hàng hóa của StoneX cho biết: “Mặc dù lúa mì Chicago chạm mức thấp nhất trong 13 tháng vào thứ Hai, nhưng lúa mì Nga vẫn được chào bán với giá thậm chí còn thấp hơn so với Mỹ trên thị trường toàn cầu.”
“Có nhu cầu trên thị trường nhưng lúa mì Nga dường như tiếp tục giành được vị trí kinh doanh xuất khẩu chính. Bên cạnh là một vụ mùa bội thu của Úc cũng trước mắt.”
Pakistan đã mua 950.000 tấn lúa mì vào thứ Hai, với nguồn cung từ Nga dự kiến sẽ chiếm ưu thế. Giá lúa mì xuất khẩu của Nga tuần trước giảm trong bối cảnh thu hoạch nội địa đạt kỷ lục. Một vụ thu hoạch lúa mì kỷ lục được mong đợi ở Australia.
Tuy nhiên, các thương nhân ghi nhận một số nhu cầu của châu Á đối với lúa mì Mỹ, Hàn Quốc mua 50.000 tấn vào thứ Ba và Đài Loan tìm kiếm mua lúa mì Mỹ vào thứ Tư.
Hơn nữa, việc nới lỏng các quy tắc kiểm dịch COVID-19 ở Trung Quốc có thể làm tăng nhu cầu đối với đậu tương.
Ammermann cho biết: “Đậu tương đang nhận được sự hỗ trợ từ hy vọng rằng việc Trung Quốc nới lỏng các biện pháp chống COVID có thể tạo ra hoạt động kinh tế cao hơn và do đó nhập khẩu đậu tương nhiều hơn”.
“Nhưng đây hiện là hy vọng, chứ không phải là bằng chứng, về nhu cầu đậu tương mới thực sự.”
“Có lo ngại về thời tiết đối với cây trồng ở Nam Mỹ, bao gồm cả ở Brazil và Argentina, nhưng cả đậu tương và ngô từ Nam Mỹ vẫn có giá rẻ trên thị trường xuất khẩu.”
(Nguồn Reuters)
CHIẾN LƯỢC NGÔ
CHIẾN LƯỢC ĐẬU TƯƠNG
DẦU THÔ TIẾP TỤC LAO DỐC KHI NHỮNG RỦI RO VĨ MÔ GIA TĂNG VÀ SỐ LIỆU TỪ BÁO CÁO THÁNG 12 CỦA EIA
Giá của các mặt hàng dầu thô đều giảm phiên thứ hai liên tiếp, và gần như xóa sạch mọi sự tích lũy từ đầu năm 2022 đến nay. Diễn biến của phiên hôm qua có phần tương tự với diễn biến của phiên ngày thứ hai khi giá đi ngang trong phần lớn thời gian của ngày và giảm mạnh kể từ phiên tôi. Kết thúc phiên 07/12, giá dầu thô WTI tiếp tục giảm 3,48% về 74,25 USD/thùng, giá dầu thô Brent đánh mất mốc 80 USD, giảm 4,05% còn 79,35 USD/thùng.
Một mặt, giá chịu sức ép bởi các thông tin tiêu cực đến từ báo cáo Triển vọng Năng lượng Ngắn hạn (STEO) của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA). Cụ thể, sau nhiều tháng cắt giảm, cơ quan này đã nâng dự báo sản lượng dầu vào năm tới, lên mức trung bình 12,34 triệu thùng mỗi ngày vào, vượt qua cả mức kỷ lục 12,315 triệu thùng/ngày được thiết lập vào năm 2019.
ElA cũng cho biết, dự trữ dầu toàn cầu dù giảm 0,2 triệu thùng/ngày trong nửa đầu năm 2023 (1H23) nhưng sẽ tăng gần 0,7 triệu thùng/ngày trong 6 tháng cuối năm. Điều này đồng nghĩa với việc dự trữ dầu toàn cầu vào cuối năm 2023 cao hơn so với so với số liệu của báo cáo STEO tháng 11. EIA cũng ước tính gia dầu thô Brent trong năm tới là 92 USD/thùng, thấp hơn 3 USD/thùng, so với con số của tháng trước .
Dự báo này có thể giúp dập tắt lo ngại rằng sản lượng dầu từ các mỏ đã phiên của Mỹ, một trong số ít các nguồn cung có khả năng tăng trên toàn cầu. Theo số liệu của Baker Hughes, số lượng giàn khoan đầu tăng khoảng 30% từ đầu năm đến nay, khi các nhà sản xuất dầu đá phiến đã mở rộng hoạt động với tốc độ thận trong.
Báo cáo tháng 12 của EIA cùng nhấn mạnh vào những rủi ro vĩ mô, và cũng là một yếu tố khác thúc đẩy sức bán mạnh trên thị trường dầu trong phiên hôm qua. Đồng USD tiếp tục mạnh lên, khiến cho chi phí đầu tư và kinh doanh dầu thô vật chất tăng lên. Điều này phản ánh qua việc chỉ số Dollar Index đã tăng phiên thứ hai liên tiếp lên 105,58 điểm.
Bên cạnh đó, giá dầu cũng chịu chung một sức ép liên thị trường, khi nhiều tài sản tài chính như chứng khoán, hay cả các mặt hàng kim loại quý đều bị “bán tháo” trước lo ngại về động thể thắt chặt chính sách tiền tệ trong thời gian tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Các nhà đầu tư tiến hành cắt giảm bớt các vị thể dầu thô để giảm thiểu rủi ro trong danh mục.
Sáng nay, báo cáo của Viện Dầu khi Mỹ (API) cho biết tồn kho dầu thô thương mại của nước này giảm 6,43 triệu thùng và cũng là tuần thứ tư liền tiếp giảm. Thông tin này có thể hỗ trợ giá phục hồi vào phiên sáng.
(Nguồn MXV)
CHIẾN LƯỢC DẦU
Bài viết liên quan