fbpx

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGÀY 10/10/2022

phân tích kỹ thuật

Bản tin tổng hợp ngày 10/10/2022

LÚA MÌ TĂNG 1,9% DO LO NGẠI VỀ NGUỒN CUNG Ở BIỂN ĐEN; NGÔ VÀ ĐẬU TƯƠNG ỔN ĐỊNH

Lúa mì CBOT tăng gần 2% vào thứ Hai, do lo ngại về chiến tranh Nga-Ukraine ảnh hưởng đến vận chuyển ngũ cốc từ khu vực Biển Đen.

Giá ngô và đậu tương CBOT tăng phiên thứ hai.

Điểm tin chính

* Lúa mì CBOT tăng 1,9% lên 8,96-3/4 USD/giạ, tính đến 00:29 GMT. Ngô tăng 0,4% lên 6,86 USD/giạ và đậu tương tăng 0,4% lên 13,72-3/4 USD/giạ.

* Giá lúa mì được hỗ trợ bởi việc vận chuyển hàng hóa của Ukraine và Nga bị chậm lại.

* Tổng thống Nga Vladimir Putin cáo buộc Ukraine dàn dựng vụ nổ cây cầu quan trọng nối Nga và Crimea, một hành động được ông cho là khủng bố.

* Vụ nổ hôm thứ Bảy trên cây cầu bắc qua eo biển Kerch, tuyến đường tiếp tế quan trọng cho các lực lượng của Moscow ở miền nam Ukraine, đã đem lại những thông điệp vui mừng từ các quan chức Ukraine .

* Sản lượng thấp hơn ở châu Âu đã hỗ trợ giá ngô kỳ hạn.

* Vụ thu hoạch ngô của Liên minh châu Âu đang diễn ra sôi nổi và công việc thực địa đang xác nhận thiệt hại do hạn hán trên diện rộng và các nhà phân tích kỳ vọng sản lượng ngô sẽ xuống mức thấp nhất trong 15 năm.

* Thứ Sáu tuần trước, Ủy ban Châu Âu đã cắt giảm dự báo sản lượng ngô của EU xuống còn 55,5 triệu tấn, cùng với các nhà quan sát khác dự báo khối lượng thấp nhất kể từ năm 2007.

* Các nhà đầu cơ lớn đã nâng vị thế mua ròng của họ đối với ngô CBOT trong tuần kết thúc vào ngày 4 tháng 10.

* Báo cáo cam kết hàng tuần của Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai cũng cho thấy rằng các nhà giao dịch phi thương mại, một danh mục bao gồm các quỹ đầu cơ, đã cắt giảm vị thế bán ròng của họ đối với lúa mì CBOT và cắt giảm vị thế mua ròng của họ đối với đậu tương.

(Nguồn Reuters)

CHIẾN LƯỢC ĐẬU TƯƠNG

CHIẾN LƯỢC KHÔ ĐẬU TƯƠNG

GIÁ DẦU TĂNG LÊN MỨC CAO NHẤT TRONG VÒNG 1 THÁNG KHI NHU CẦU CẢI THIỆN TRONG KHI NGUỒN CUNG THẮT CHẶT

Giá dầu tăng mạnh trở lại trong tuần 03/10 – 09/10 với động lực chính là quyết định cắt giảm sản lượng sau cuộc họp chính sách tháng 10 của OPEC+. Cụ thể, giá WTI tăng 16,54% lên 92,64 USD/thùng trong khi giá Brent tăng 15,01% lên 97,92 USD/thùng.

Trong tuần, giá tăng 5 phiên liên tiếp, và kết thúc với mức giá cao nhất kể từ đầu tháng 9. Quyết định cắt giảm sản lượng ở mức 2 triệu thùng/ngày, tương đương với 2% nguồn cung trên thế giới. Nếu xét đến 14 trên 20 thành viên và đồng minh đang tham gia thỏa thuận cắt giảm sản lượng, thực chất sẽ chỉ có vài nước trong tháng 11 phải sản xuất ít đi. Như vậy, mức cắt giảm sản lượng thực tế sẽ rơi vào khoảng 600,000-1.1 triệu thùng/ngày. Điều này sẽ đây thị trường rơi vào trạng thái thiếu hụt. Các ngân hàng như Goldman Sachs và Morgan Stanley đã nâng dự báo giá dầu trong các tháng cuối năm nay lên 10 USD/thùng, và kỳ vọng giá sẽ sớm quay trở lại ngưỡng 100 USD/thùng do các bất ổn nguồn cung đang gia tăng. Thời hạn tiến hành cấm vận dầu của Nga đang đến gần, và theo các ước tính, khi châu Âu cấm nhập khẩu dầu Nga, và nếu nước này không tìm được đủ người mua thay thế, sản lượng dầu có thể sẽ giảm ít nhất vài trăm nghìn thùng/ngày.

Trong khi đó, khó có thể kỳ vọng nước Mỹ, quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới, có thể tìm ra giải pháp để giải cứu thị trường. Theo số liệu của hãng cung cấp dịch vụ Baker Hughes, trong tuần kết thúc ngày 07/10, số giàn khoan dầu khí tại Mỹ giảm 3 chiếc xuống 762 chiếc. Trong số đó, số giàn khoan dầu giảm 2 chiếc, giàn khoan khí giảm 1 chiếc. Thiếu hụt trang thiết bị và nhân công, vốn là áp lực từ các nhà đầu tư trong việc nâng cao lợi nhuận thay vì tái đầu tư đang làm giảm sản lượng.

Trong khi đó, nhu cầu có khả năng sẽ tăng trở lại, với sức mua đến từ các quốc gia tại khu vực châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Theo thông tin mới nhất Trung Quốc đã cấp hạn ngạch nhập khẩu đầu tiên cho các nhà máy lọc dầu độc lập ở mức 20 triệu tấn dầu cho năm 2023, tương đương 146 triệu thùng dầu, sớm hơn 3 tháng so với hàng năm, gợi ý nước này đang muốn khuyến khích các nhà sản xuất tăng hoạt động lọc dầu. Điều này có thể sẽ khích lệ Trung Quốc tăng thu mua dầu trên thị trường và thúc đẩy đà tăng của giá dầu. Nhu cầu suy giảm ở Trung Quốc do Zero-Covid là một trong các nguyên nhân gây áp lực lớn lên giá dầu trong giai đoạn quý III/2022.

Trong tuần này, lần lượt các cơ quan, tổ chức năng lượng lớn trên thế giới là Tổ chức các nước xuất khẩu dầu OPEC, Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ EIA, và Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA sẽ ra báo cáo tháng 10. Trong giai đoạn thị trường dầu đang nhiều bất ổn, các báo cáo tháng sẽ là tâm điểm của các nhà đầu tư và giới phân tích nói chung.

(Nguồn MXV)

CHIẾN LƯỢC DẦU

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 1 Trung bình: 5]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *