Bản tin tổng hợp ngày 16/09/2022
LÚA MÌ GIẢM XUỐNG DƯỚI MỨC CAO NHẤT TRONG HAI THÁNG KHI CÁC NHÀ ĐẦU TƯ BÁN TRÊN DIỆN RỘNG
Ngũ cốc CBOT nói chung và đậu tương CBOT nói riêng giảm vào thứ Năm, việc các nhà đầu tư chốt lời kéo lúa mì xuống khỏi mức cao nhất trong hai tháng.
Theo các nhà phân tích, việc bán trên diện rộng đã gia tăng áp lực lên giá khi các nhà đầu tư giảm rủi ro trong bối cảnh ngày càng có nhiều cảnh báo về suy thoái kinh tế toàn cầu.
CHS Hedging cho biết: “Những lo ngại về lạm phát và suy thoái ảnh hưởng đến tất cả các thị trường hiện nay.”
Lúa mì CBOT giảm 27-1/4 cent xuống 8,45 đôla/giạ sau khi thị trường trước đạt mức cao nhất kể từ ngày 11 tháng 7 là 8,84-3/4 đôla/giạ. Bên cạnh đó, lúa mì Kansas cũng trải qua biến động giá tương tự.
Matt Wiegand, nhà tư vấn quản lý rủi ro và nhà môi giới hàng hóa tại FuturesOne, cho biết việc Mỹ dự kiến nhằm tránh việc đóng cửa đường sắt đã ảnh hưởng đến giá lúa mì tương lai.
Wiegand nhấn mạnh thêm rằng, một số thương nhân cho rằng việc đóng cửa có thể làm tăng nhu cầu lúa mì ở Đồng bằng Hoa Kỳ cho sản xuất trong nước để làm thức ăn chăn nuôi vì các tuyến đường sắt sẽ không thể vận chuyển ngô làm thức ăn.
Ngô CBOT giảm 4-3/4 cent xuống 6,77-1/2 đôla/giạ.
Đậu tương giảm 3-1/2 cent xuống 14,51-1/2 đôla/giạ.
Việc Mỹ đẩy nhanh thu hoạch ngô và đậu tương cùng với thời tiết ấm áp và khô ráo tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu thực địa và phát triển cây trông cuối mùa vụ.
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã ban hành dữ liệu bán hàng xuất khẩu cho bốn tuần gần nhất, sau khi tạm dừng báo cáo do các vấn đề với hệ thống báo cáo mới.
Đậu tương Argentina đang hạn chế hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Mỹ trong tháng này sau khi Buenos Aires áp dụng tỷ giá hối đoái hấp dẫn nhằm tăng doanh số đậu tương.
CHS Hedging cho biết, cùng với việc bán hàng hàng rộng rãi của Argentina sẽ cản trở việc phục hồi của đậu tương CBOT. Các chuyên gia cho biết Argentina cũng đang phải chịu đựng tình trạng khô hạn khiến việc trồng ngô bị đình trệ.
Cụ thể, giá đậu tương của Mỹ giảm gần 3% trong tháng 8, trong khi dự trữ đậu tương vào cuối tháng chạm mức thấp nhất trong 14 tháng, theo dữ liệu của Hiệp hội các nhà chế biến hạt có dầu quốc gia (NOPA).
(Nguồn Reuters)
CHIẾN LƯỢC LÚA MÌ 16/09/2022
CHIẾN LƯỢC NGÔ 16/09/2022
GIÁ DẦU GIẢM XUỐNG MỨC THẤP NHẤT TRONG VÒNG 1 TUẦN TRƯỚC 1 LOẠT CÁC THÔNG TIN CƠ BẢN TIÊU CỰC
Dầu thô giảm mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần khi Nhà Trắng trì hoãn kế hoạch mua dầu bổ sung vào kho dự trữ, cũng như triển vọng tiêu cực của kinh tế Mỹ và Trung Quốc. Kết thúc phiên giao dịch, giá WTI giảm 3,82% xuống 85,1 đôla/thùng trong khi giá Brent giảm 3,46% xuống 90,84 đôla/thùng.
Mức giảm mạnh ngày hôm qua kéo giá dầu xuống mức thấp nhất trong vòng 1 tuần. Giá dầu bắt đầu suy yếu sau khi chạm dải giữa Bollinger Bands vùng 89 USD/thùng. Sau đó, một loạt các thông tin tiêu cực trong phiên đã kéo giá dầu thô nói riêng và năng lượng nói chung xuống mức thấp nhất trong vòng 1 tuần.
Rủi ro đình công của các công nhân đường sắt tại Mỹ chấm dứt sau 20 giờ đồng hồ thương thảo giúp cho nước Mỹ tránh được sự gián đoạn về tuyến đường vận chuyển nhiên liệu và thực phẩm. Trong khi đó, Nhà Trắng cho biết kế hoạch mua lại dầu để bổ sung vào kho dự trữ sẽ chỉ tiến hành sớm nhất là vào năm 2023. Bên cạnh đấy, Trung Quốc cũng đang cân nhắc tăng cường xuất khẩu nhiên liệu, đặt ra câu hỏi về nhu cầu tiêu thụ dầu thực tế của quốc gia nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới sẽ suy yếu đến mức độ nào. Theo dự đoán của Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA, tiêu thụ dầu của Trung Quốc trong năm 2022 sẽ chứng kiến mức giảm lần đầu tiên trong vòng hơn 3 thập kỷ. Như vậy, rủi ro nguồn cung được giảm bớt, trong khi nhu cầu lại giảm, khiến cho giá dầu chịu sức ép lớn.
Bước vào phiên tối, một loạt các chỉ số tiêu cực của kinh tế Mỹ cũng gây áp lực cho thị trường chung. Doanh số bán lẻ lõi, đo lường doanh thu các hoàng hóa của Mỹ, ngoại trừ ô tô, bất ngờ giảm 0,3% trong tháng 8, trong khi thị trường kỳ vọng mức tăng 0,1%. Chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng 8 cũng sụt giảm 0,2% so với tháng 7. Như vậy, có thể thấy cả tiêu dùng lẫn sản xuất của Mỹ đều đã suy yếu, và điều này có thể gây áp lực đến với kinh tế Mỹ trong các tháng cuối năm. Đặc biệt khi Fed được kỳ vọng sẽ vẫn tiếp tục tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát, thì sự suy yếu khả năng cao sẽ còn tiếp tục.
Người phát ngôn của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cũng cho biết rủi ro đang gia tăng trong cuối năm và có thể đẩy nhiều nước rơi vào suy thoái trong năm 2023, tuy nhiên vẫn còn quá sớm để xác định xem liệu có xảy ra suy thoái kinh tế toàn cầu. Nguyên nhân chủ yếu là lạm phát duy trì ở mức cao, vấn đề chuỗi cung ứng chưa được giải quyết và sự thắt chặt của thị trường tài chính.
Sáng ngày hôm nay, thị trường sẽ chờ đợi các số liệu mới về nền kinh tế Trung Quốc, bao gồm đầu tư vào tài sản cố định và sản xuất công nghiệp. Với số đơn đặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc đã liên tục giảm trong các tháng gần đây, kết hợp với sức ép nợ trong thị trường nội địa gia tăng khả năng cao các số liệu sẽ không quá tích cực, và tiếp tục gây sức ép cho giá dầu.
Giá khí tự nhiên cũng giảm rất mạnh 8,67% xuống 8.324 đôla/MMBTu, khi báo cáo của EIA cho thấy tồn kho khi tăng mạnh 77 tỷ feet khối lên 2.777,7 tỷ feet khối và rủi ro đình công của ngành đường sắt không còn.
(Nguồn MXV)
CHIẾN LƯỢC DẦU 16/09/2022
Bài viết liên quan