fbpx

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGÀY 18/11/2022

Bản tin tổng hợp ngày 18/11/2022

LÚA MÌ GIẢM SAU KHI THỎA THUẬN BIỂN ĐEN ĐƯỢC GIA HẠN; NGÔ TĂNG

Lúa mì CBOT giảm xuống mức thấp nhất trong hai tháng rưỡi vào thứ Năm, sau khi Liên hợp quốc công bố gia hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc tại Biển Đen.

Đậu tương CBOT giảm do lo ngại về nhu cầu khi nước nhập khẩu lớn nhất thế giới, Trung Quốc, đang phải vật lộn với tình hình phong tỏa do COVID-19. Dữ liệu từ Báo cáo Bán hàng Xuất khẩu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho thấy doanh số bán hàng xuất khẩu tăng, đã khiến ngô tăng dù tin tức về thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc ở Biển Đen gây áp lực lên giá ngô.

Điểm tin chính

  • Lúa mì giao tháng 12 CBOT giảm 10-3/4 cent xuống 8,06-3/4 USD/giạ sau khi giảm xuống 7,93-3/4 USD, mức thấp nhất kể từ ngày 01/09.
  • Đậu tương giao tháng 1 CBOT giảm 12-1/4 cent xuống 14,17 USD/giạ.
  • Ngô giao tháng 12 tăng 2-1/4 cent lên 6,67-1/2 USD/giạ.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cho biết ông hoan nghênh tất cả các bên tham gia gia hạn thỏa thuận ngũ cốc. Thỏa thuận này đã cho phép khoảng 10 triệu tấn ngũ cốc được vận chuyển từ các cảng của Ukraine kể từ tháng 8.

Jack Scoville, nhà phân tích thị trường của Price Futures Group ở Chicago, cho biết: “Tin tức về thỏa thuận Biển Đen gây áp lực lên giá nhiều mặt hàng, đặc biệt là lúa mì”

Tin tức về thỏa thuận này cũng gây áp lực lên ngô trong những động thái ban đầu, do Ukraine là nhà cung cấp ngô cũng như lúa mì lớn trên thế giới. Tuy nhiên, ngô tăng sau khi USDA báo cáo doanh số xuất khẩu ngô của Hoa Kỳ trong tuần tính đến ngày 10/11 ở mức hơn 1,1 triệu tấn, gần với kỳ vọng thương mại.

Đậu tương giảm khi giá dầu thô NYMEX giảm hơn 3 USD/thùng do số ca mắc COVID-19 gia tăng ở Trung Quốc, gây ảnh hưởng đến nhu cầu đối với hàng hóa. Trung Quốc là nước nhập khẩu đậu tương cũng như dầu thô lớn nhất thế giới.

Thị trường đậu tương chịu áp lực bởi giá dầu đậu tương giảm, cùng đà giảm của dầu thô do dầu đậu tương là nguyên liệu chính để sản xuất dầu diesel sinh học.

Doanh số bán hàng xuất khẩu đậu tương hàng tuần của Hoa Kỳ lớn hơn dự kiến ​​với tổng trị giá hơn 3 triệu tấn đã kìm đà giảm của đậu tương, gây ra bởi lo ngại về tình hình tại Trung Quốc, cùng với dự báo về những cơn mưa ở một số vùng trồng đậu tương của Brazil.

Scoville cho biết: “Doanh số bán đậu tương tốt, nhưng đang bị ảnh hưởng bởi thời tiết ở Nam Mỹ và lo ngại về nhu cầu của Trung Quốc trong tương lai”.

Trong một tin tức khác, Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế đã cắt giảm dự báo sản lượng lúa mì toàn cầu niên vụ 2022/23 thêm một triệu tấn, xuống còn 791 triệu tấn và duy trì triển vọng vụ ngô thế giới niên vụ 2022/23 ở mức 1,166 tỷ tấn.

(Nguồn: Reuters)

CHIẾN LƯỢC NGÔ

 CHIẾN LƯỢC ĐẬU TƯƠNG

SẮC ĐỎ CHIẾM LĨNH TOÀN BỘ CÁC MẶT HÀNG TRÊN THỊ TRƯỜNG KIM LOẠI KHI ĐỒNG DOLLAR MỸ PHỤC HỒI

Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/11, sắc đỏ bao phủ toàn bộ các mặt hàng trong nhóm kim loại. Đối với nhóm kim loại quý, giá vàng giảm 0,73% xuống 1760,87 USD/ounce. Giá bạc và bạch kim đồng loạt suy yếu với các mức giảm ghi nhận lần lượt là 2,55% xuống 20,97 USD/ounce và 2,43% xuống 991,5 USD/ounce.

Đồng Dollar Mỹ ghi nhận đà phục hồi trở lại trong phiên hôm qua sau phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang St. Louis James Bullard, đã khẳng định lãi suất vẫn sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ trong thời gian tới. Điều này đang là nguyên nhân chính gây sức ép cho giá bạc và bạch kim trong phiên. Cụ thể, ông Bullard cho rằng chính sách mục tiêu của Fed cần tăng lên ít nhất trong phạm vi từ 5% đến 5,25% so với mức hiện tại dưới 4%. Đồng thời, ông cũng cho rằng việc tăng lãi suất cho đến nay “chỉ có tác động giới hạn nhất định đối với lạm phát đang được quan sát. Chủ tịch Fed tại Minneapolis, Neel Kashkari, cũng cho biết việc tăng lãi suất nên tiếp tục cho đến khi có bằng chứng rõ ràng là làm phát đã đạt đỉnh. Bên cạnh đó, thị trường lao động vẫn chưa cho thấy dấu hiệu áp lực nào đáng kể với số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần giảm 4.000 người xuống mức 222.000 người trong tuần trước. Các thông tin này đang hạn chế tâm lý rủi ro của các nhà đầu tư và thúc đẩy nhu cầu năm giữ tiền mặt có tính thanh khoản cao, đồng Dollar Mỹ phục hồi do đó đã khiến lực bán gia tăng trên thị trường kim loại quý.

Đối với thị trường kim loại cơ bản, đồng COMEX ghi nhận phiên giảm thứ 4 liên tiếp với mức giảm 2,27% xuống 3,68 USD/pound. Bên cạnh sức ép từ đà tăng trở lại của đồng Dollar Mỹ, dữ liệu về số giấy phép xây dựng của Mỹ giảm 38.000 xuống 1,526 triệu trong tháng 10, phản ánh áp lực chi phí vay tác động đến thị trường bất động sản khiến cho nhu cầu về đồng cũng trở nên hạn hẹp hơn. Ngoài ra, với việc Đảng Cộng hoà giành ưu thế ở Hạ viện, họ đang chuẩn bị thiết lập kế hoạch thúc đẩy khai thác kim loại như lithium và đồng nhằm tự chủ ngành EV, bằng cách rút bớt một nửa thời gian xem xét phê duyệt giấy phép khai thác. Điều này cũng làm tăng kỳ vọng về nguồn cung đồng, gây áp lực đến giá.

Nicken LME tiếp tục phiên giảm mạnh gần 9% sau khi Sở LME trong một động thái tăng cường giám sát với những biến động mạnh trên thị trường này, đã tăng mức ký quỹ thêm 28%, từ 4,765 USD lên 6,100 USD.

(Nguồn: MXV)

CHIẾN LƯỢC DẦU

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *