fbpx

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGÀY 20/09/2022

Bản tin tổng hợp ngày 20/09/2022

LÚA MÌ GIẢM DO DỰ BÁO SẢN LƯỢNG CỦA NGA; XUẤT KHẨU HỖ TRỢ GIÁ ĐẬU TƯƠNG MỸ

Lúa mì CBOT giảm vào thứ Hai do sản lượng vụ mùa dự kiến của Nga sẽ cạnh tranh với hàng xuất khẩu của Mỹ, trong khi vốn đã bị cản trở bởi sự mạnh lên của đồng đô la Mỹ.

Đậu tương được hỗ trợ bởi nhu cầu xuất khẩu của Trung Quốc, trong khi ngô tăng nhẹ sau bất ổn về kinh tế gia tăng giữa xảy ra ở hai bên thương mại.

Lúa mì CBOT giảm 29-1/4 cent xuống 8,30-1/2 đôla/giạ.

Đậu tương CBOT tăng 12-3/4 cent lên 14,61-1/4 đôla/giạ.

Ngô CBOT nhích nhẹ 1 cent lên 6,78-1/4 đôla/giạ.

Công ty tư vấn IKAR của Nga đã nâng dự báo vụ lúa mì 2022 của Nga thêm 2 triệu tấn, cho nên Nga, nhà xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, sẽ có 47,5 triệu tấn có sẵn để giao hàng trong năm tiếp thị 2022/2023.

Xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine vào các thị trường thế giới cũng ảnh hưởng tới giá.

Khoảng 165 tàu với 3,7 triệu tấn nông sản đã rời khỏi Ukraine an toàn. Ngoài ra, một tàu khác do Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc thuê đã rời Ukraine với khoảng 30.000 tấn lúa mì cho Ethiopia.

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết giá đậu tương tăng khi các nhà xuất khẩu Hoa Kỳ bán 136.000 tấn hạt có dầu cho Trung Quốc.

Theo USDA, các nhà xuất khẩu Hoa Kỳ đã sẵn sàng 518.743 tấn đậu tương để giao hàng trong tuần kết thúc vào ngày 15 tháng 9, tăng 51,81% so với tuần trước, điều này tương đương với kỳ vọng của các nhà phân tích.

(Nguồn Reuters)

CHIẾN LƯỢC LÚA MÌ

CHIẾN LƯỢC NGÔ

CHIẾN LƯỢC ĐẬU TƯƠNG

CHIẾN LƯỢC DẦU ĐẬU TƯƠNG

CHIẾN LƯỢC KHÔ ĐẬU TƯƠNG

DẦU THÔ TĂNG TRỞ LẠI KHI BẤT ỔN NGUỒN CUNG LÀM LU MỜ SỨC ÉP TẠI TRUNG QUỐC

Giá dầu nhích nhẹ trở lại trong cuối phiên giao dịch ngày 20/09, khi những bất ổn về nguồn cung đẩy lực mua gia tăng trong cuối phiên. Cụ thể, giá WTI tăng 0,71% lên 85,36 đola/thùng trong khi giá Brent tăng 0,71% lên 92 đôla/thùng. Các nhà đầu tư nên lưu ý hợp đồng dầu WTI giao dịch nhiều nhất đã chuyển sang kỳ hạn tháng 11.

Hôm qua tiếp tục là một phiên giao dịch đầy biến động với thị trường, với giá mở cửa trong sắc xanh khi Trung Quốc thông báo dỡ phong tỏa Covid-19 với Thành Đô. Tuy vậy, sức ép tại kháng cự vùng 86 đôla/thùng, kết hợp với các nhận định tiêu cực, giá dầu chịu lực bán mạnh và đã có lúc giảm đến gần 4 đôla/thùng. Ngân hàng Goldman Sachs cho biết Trung Quốc có thể sẽ giữ chính sách Zero-Covid đến quý II năm sau. Như vậy, các hoạt động sản xuất, giao thương thương mại sẽ liên tục chịu sức ép dưới khả năng gián đoạn, dẫn đến khó có thể thu hút đầu tư. Trong khi đó, sức ép trả nợ đang ngày càng lớn dần, với lượng trái phiếu sắp đáo hạn ngày càng lớn, và như vậy ngay cả khi mở cửa, Trung Quốc cũng sẽ gặp khó khăn trong hoạt động huy động vốn.

Sức ép nền kinh tế phần nào thể hiện qua số liệu xuất khẩu xăng trong tháng 8 tăng mạnh 97,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1,12 triệu tấn, và Bloomberg cho biết các nhà máy lọc dầu nước này đang xin cấp thêm 15 triệu tấn hạn ngạch xuất khẩu, có thể gợi ý nhu cầu trong nước đang dư thừa và buộc các nhà máy bán ra thị trường quốc tế để cải thiện nguồn thu.

Giá chỉ phục hồi trong phiên tối nhờ lực mua kỹ thuật khi chạm hỗ trợ vùng 81,6 đôla/thùng, và lo ngại gia tăng về bất ổn nguồn cung. Hiện tại tranh cãi giữa Nga và Đức về số phận một cơ sở lọc dầu của Nga vẫn chưa kết thúc, trong khi Tổng thống Iran hiện tại cho biết cần phải có thêm các cam kết của Mỹ để thỏa thuận hạt nhân thành công. Với sản lượng của OPEC+ đang thấp hơn mục tiêu 3,583 triệu thùng/ngày, trong khi lượng dầu trong các kho dự trữ chiến lược của Mỹ đang dần cạn kiệt, sức ép về nguồn cung sẽ ngày càng gia tăng trong các tháng cuối năm.

(Nguồn MXV)

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *