Bản tin tổng hợp ngày 21/11/2022.
ĐẬU TƯƠNG GIẢM DO LO NGẠI VỀ NHU CẦU TẠI TRUNG QUỐC, LÚA MÌ ÍT BIẾN ĐỘNG
Đậu tương CBOT giảm vào thứ Hai do lo ngại về nhu cầu từ nước nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giới – Trung Quốc, trong bối cảnh số ca nhiễm COVID-19 gia tăng.
Lúa mì tăng lần đầu trong 4 phiên, dù mức tăng bị kìm hãm bởi việc gia hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine.
Điểm tin chính
Đậu tương CBOT giảm 0,4% xuống 14,22 USD/giạ, vào lúc 01h29 GMT.
Lúa mì tăng 0,2% lên 8,04-3/4 USD/giạ.
Ngô giảm 0,3% xuống 6,65-3/4 USD/giạ.
Việc gia tăng lo ngại về nhu cầu từ nhà nhập khẩu đậu tương hàng đầu thế giới, Trung Quốc, đang gây áp lực lên thị trường. Số ca nhiễm COVID-19 tăng dẫn đến lo ngại về đẩy mạnh phong tỏa, gây hạn chế nhu cầu đối với hàng hóa.
Quận đông dân nhất của Bắc Kinh kêu gọi người dân ở nhà vào thứ Hai khi số ca mắc COVID của thành phố tăng lên, trong khi ít nhất một quận ở Quảng Châu bị phong tỏa trong 5 ngày.
Báo cáo doanh số xuất khẩu hàng tuần hôm thứ Năm từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho thấy doanh số bán đậu tương của Hoa Kỳ đạt hơn 3 triệu tấn.
Nguồn cung lúa mì được nới lỏng sau khi thỏa thuận Biển Đen được gia hạn thêm 120 ngày, cho phép Ukraine xuất khẩu nông sản từ các cảng Biển Đen.
Một lô hàng xuất khẩu phân bón của Nga sang Malawi giúp giảm bớt lượng hàng tồn 300.000 tấn tại các cảng châu Âu, một quan chức Liên Hợp Quốc cho biết hôm thứ Sáu, sau khi giải quyết những lo ngại của Nga, tránh ảnh hưởng tới thỏa thuận xuất khẩu ở Biển Đen.
Diện tích gieo trồng lúa mì và hạt có dầu tăng gần 15% tại Ấn Độ, đẩy nhanh tiến độ gieo trồng vụ đông.
Pháp, nước trồng ngũ cốc lớn nhất của Liên minh châu Âu, gần như đã hoàn thành việc gieo lúa mì mềm và lúa mạch vụ đông vào ngày 14/11, và gần như tất cả các loại cây trồng nhú mầm đều ở tình trạng tốt, dữ liệu từ văn phòng nông nghiệp FranceAgriMer cho biết vào hôm thứ Sáu.
Theo báo cáo của FranceAgriMer, Pháp đạt tiến độ gieo trồng lúa mì mềm và lúa mạch vụ đông lần lượt là 97% và 99% diện tích dự kiến.
Các nhà đầu cơ lớn đã cắt giảm vị thế mua ròng của họ đối với ngô CBOT trong tuần tính đến ngày 15/11.
Báo cáo cam kết giao dịch hàng tuần của Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai cũng cho thấy những nhà giao dịch phi thương mại, bao gồm các quỹ phòng hộ, đã tăng vị thế bán ròng của họ đối với lúa mì CBOT và cắt giảm vị thế mua ròng của họ đối với đậu tương.
(Nguồn: Reuters)
CHIẾN LƯỢC NGÔ
CHIẾN LƯỢC ĐẬU TƯƠNG
TRIỂN VỌNG TIÊU THỤ KÉM SẮC KÉO GIÁ DẦU LIÊN TỤC GIẢM, NHƯNG RỦI RO NGUỒN CUNG CÓ THỂ SỚM QUAY LẠI
Kết thúc tuần giao dịch 14/11 – 20/11, giá dầu ghi nhận 4 trong tổng số 5 phiên suy yếu, kéo theo mức giảm hàng tuần lớn nhất trong vòng 5 tháng qua. Cụ thể, giá dầu WTI kỳ hạn tháng 12 trên sở NYMEX giảm 9,98%, chạm mốc 80,08 USD/thùng. Dầu thô Brent kỳ hạn tháng 1 năm sau trên sở KCE giảm 8,72% xuống còn 87,62 USD/thùng.
Lực bán đối với dầu thô trong tuần qua chủ yếu được thúc đẩy do lo ngại của thị trường về bức tranh tiêu thụ của Trung Quốc, trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 liên tục gia tăng, hiện đã đạt trên 24.000 ca/ngày, tiến sát tới mức cao nhất từ trước đến nay. Dữ liệu kinh tế trong tháng 10 tại quốc gia này cũng không thấy khả quan khi doanh số bán lẻ lần đầu tiên sụt giảm kể từ tháng 5, trong khi tốc độ tăng trưởng sản lượng công nghiệp cũng chậm lại.
Áp lực bán càng được củng cố khi báo cáo dầu thô hàng tháng của các tổ chức lớn tiếp tục hạ dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu. Cụ thể, báo cáo của Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã hạ nhu cầu tiêu thụ dầu trong quý IV năm này khoảng 400.000 thùng/ngày do dịch bệnh tại Trung Quốc và những khó khăn kinh tế tại khu vực châu Âu. Đồng thời OPEC cũng cắt giảm dự báo tiêu thụ 100.000 thùng/ngày cho năm nay và năm 2023. Cùng chung quan điểm, cơ quan năng lượng quốc tế (EIA) cũng dự báo tăng trưởng nhu cầu sẽ chậm lại trong năm tới xuống mức 1,61 triệu thùng/ngày, thấp hơn 40.000 thùng/ngày so với dự báo trước đó.
Yếu tố vĩ mô cũng là một nguyên nhân thúc đẩy lực bán trên thị trường dầu, khi hàng loạt phát biểu của các quan chức Fed đã dập tắt hi vọng về sự giảm tốc trong tiến trình tăng lãi suất. Thậm chí Chủ tịch Fed Louis James Bullard cho rằng lãi suất cần phải tăng ít nhất lên mức 5-5,25%, cao hơn dự đoán của thị trường. Đồng Dollar Mỹ do đó, đã ghi nhận đà phục hồi trong tuần và gây sức ép tới chi phi nắm giữ vật chất.
Tuy nhiên, rủi ro gia tăng trở lại vẫn còn đang tiềm ẩn do nguồn cung không chắc chắn. Hãng dịch vụ dầu khí Baker Hughes cho biết số lượng giàn khoan dầu khí của Mỹ chỉ tăng 3 lên 782 giàn đang hoạt động trong tuần kết thúc ngày 18/11.
Thêm vào đó, mới đây, nhóm G7 đã đặt mục tiêu công bố mức giá mà họ sẽ đặt giới hạn lên dầu thô của Nga vào ngày 23/11 sắp tới. Trong đó, chính quyền Biden dự kiến sẽ chia sẻ riêng một mức giá đề xuất trước cuộc họp này. Chỉ còn 2 tuần nữa là lệnh cấm dầu Nga của các nước phương Tây sẽ được thực thi và dường như rất khó có thể bù đắp khoảng trống nguồn cung được dữ đoán khoảng 2 triệu thùng/ngày mà Nga để lại, nhất là khi OPEC+ thực hiện cắt giảm sản lượng. Thông tin này có thể giúp giá khôi phục sắc xanh trong phiên mở của đầu tuần.
(Nguồn: MXV)
CHIẾN LƯỢC DẦU
Bài viết liên quan