Bản tin tổng hợp ngày 22/11/2022.
NGÔ, LÚA MÌ GIẢM DO ĐỒNG ĐÔ LA TĂNG GIÁ VÀ LO NGẠI VỀ XUẤT KHẨU
Các nhà phân tích cho biết, giá ngũ cốc CBOT giảm vào thứ Hai do chịu áp lực từ đồng đô la mạnh hơn và lo ngại về xuất khẩu của Mỹ.
Đồng đô la tăng so với hầu hết các loại tiền tệ chính, khiến hàng hóa của Mỹ đắt tương đối với các nhà nhập khẩu. Đồng thời, các quy định thắt chặt về COVID-19 ở Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu. Bắc Kinh cảnh báo họ đang phải đối mặt với đợt dịch nghiêm trọng nhất.
CHS Hedging lưu ý rằng: “Giá ngô CBOT giảm do lo ngại về xuất khẩu và chỉ số đồng đô la tăng”.
Điểm tin chính.
- Ngô CBOT giảm 6,5 cent xuống 6,63-1/2 USD/giạ.
- Lúa mì giảm 3-3/4 cent xuống 8,18-1/4 USD/giạ.
- Đậu tương tăng 8,5 cent lên 14,36-3/4 USD/giạ.
Công ty nghiên cứu thị trường Hightower cho biết trong một báo cáo: “Sự gia tăng các ca nhiễm COVID-19 ở Trung Quốc được coi là yếu tố làm giảm nhu cầu tiêu thụ thực phẩm và năng lượng”.
Xuất khẩu của Nga tăng lên và gia hạn thêm 120 ngày cho thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine cùng với đồng dollar tăng giá khiến lúa mì Mỹ giảm khả năng cạnh tranh.
Các nhà phân tích cho biết giá lúa mì tại Nga, nước xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới, đã giảm vào tuần trước trong bối cảnh gia hạn thỏa thuận Biển Đen, cho phép vận chuyển các lô hàng ngũ cốc của Ukraine.
Thông tin chưa được xác nhận về việc Pháp xuất khẩu lúa mì cho Trung Quốc và Ba Lan xuất khẩu lúa mì sang Mỹ cho thấy lúa mì Mỹ đang kém cạnh tranh trên thế giới.
Các thương nhân cũng lo lắng về một cuộc đình công có thể xảy ra vào cuối năm của ngành đường sắt Mỹ, sau khi các công nhân tại công đoàn đường sắt lớn nhất bỏ phiếu chống lại một thỏa thuận đạt được vào tháng Chín.
Hiệp hội Ngũ cốc và Thức ăn chăn nuôi Quốc gia cho biết: “Bất kỳ sự gián đoạn nào đối với ngành đường sắt sẽ ngay lập tức ảnh hưởng đến nông nghiệp – thực phẩm cũng như chuỗi cung ứng. Tồn tại rủi ro trên thị trường trong nước và quốc tế.”
(Nguồn: Reuters)
CHIẾN LƯỢC DẦU ĐẬU TƯƠNG
CHIẾN LƯỢC KHÔ ĐẬU TƯƠNG
CHIẾN LƯỢC ĐẬU TƯƠNG
GIÁ DẦU THÔ GIẰNG CÓ MẠNH TRƯỚC MỘT LOẠT CÁC TIN TỨC VỀ NGUỒN CUNG CỦA OPEC+ VÀ NGA
Thị trường dầu thô trải qua một phiên giao dịch biến động rất mạnh, tuy nhiên kết thúc phiên, giá không thay đổi quá nhiều so với mức tham chiếu cuối tuần trước. Đóng của ngày 21/11, giá dầu thô WTI giảm nhẹ 0,09% về 80,04 USD/thùng, giá dầu thô Brent giảm 0,19% còn 87,45 USD/thùng.
Giá của cả hai mặt hàng dầu thô có lúc giảm tới hơn 5 USD/thùng trong phiên, sau khi tờ báo The Wall Street Journal đưa tin về việc Tổ chức Các nước xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) đang cân nhắc việc tăng sản lượng thêm 500.000 thùng/ngày. Thị trường đã phản ứng mạnh mẽ với tin tức này bằng một lực bán mạnh, bởi tin tức này hoàn toàn “đảo ngược” lại quyết định cắt giảm sản lượng của nhóm vào tháng trước.
Tuy nhiên, sau đó giá hồi phục mạnh mẽ trở lại, khi Bộ trưởng Năng lượng Saudi, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman đã phủ nhận thông tin này và tái khẳng định rằng OPEC+ sẽ kiến trị với việc cắt giảm sản lượng, ông cũng nhân mạnh rằng nhóm sẽ duy trì cắt giảm 2 triệu thùng/ngày tới cuối năm 2023.
Bên cạnh các động thái của OPEC, thị trường cũng rất quan tâm tới tình hình nguồn cung từ Nga, bởi chỉ còn một tuần nữa các lệnh cấm vận của phương Tây đối với dầu thô của Nga sẽ có hiệu lực. Và mới đây, Nga cũng đã đáp trả rằng họ sẽ không cung cầu dầu thô và các sản phẩm lọc dầu cho các quốc gia thực hiện áp giá trần, thay vào đó, Nga sẽ tìm kiếm các đối tác khác hoặc tiến hành cắt giảm sản lượng.
Động thái này càng làm trầm trọng thêm những lo ngại về nguồn cung dầu toàn cầu và càng củng cố thêm sức mùa hồi phục vào cuối phiên, giúp cho giá dầu WTI có thể trụ lại ở mức 80 USD/thùng.
Hiện tổng khối lượng dầu từ Nga đã giảm xuống mức thấp nhất trong chín tuần là 2,67 triệu thùng/ngày trong bảy ngày tính đến ngày 18/11. Sự sụt giảm liên tục đã góp phần khiến doanh thu đến từ dầu mỏ hàng tuần của Điện Kremlin đạt mức thấp nhất kể từ đầu tháng 1. Trái lại, lượng dầu thô trên các tàu hướng đến Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ, cùng với với số lượng dầu trên các tàu chưa cho thấy điểm đến cuối cùng, đã tăng lên mức kỷ lục 2,45 triệu thùng/ngày.
(Nguồn: MXV)
Bài viết liên quan