fbpx

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGÀY 28/11/2022

Bản tin tổng hợp ngày 28/11/2022.

LÚA MÌ GIẢM XUỐNG MỨC THẤP NHẤT TRONG 3 THÁNG DO NGUỒN CUNG Ở BIỂN ĐEN, TRUNG QUỐC BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI CHÍNH SÁCH ZERO-COVID

Lúa mì CBOT hôm thứ Hai giảm 1,6% xuống mức thấp nhất trong ba tháng, do áp lực gây ra bởi nguồn cung từ khu vực Biển Đen và các cuộc biểu tình ở Trung Quốc chống lại chính sách Zero-Covid nghiêm ngặt của nước này.

Đậu tương và ngô đều giảm.

Điểm tin chính

  • Lúa mì CBOT giảm 1,6% xuống 7,84-1/4 USD/giạ, vào lúc 01:47 GMT, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ ngày 26/8 ở mức 7,84 USD.
  • Đậu tương giảm 0,8% xuống 14,24-1/4 USD/giạ.
  • Ngô giảm 1% xuống 6,64-1/4 USD/giạ.

Thị trường lúa mì đang chịu áp lực bởi nới lỏng nguồn cung từ khu vực Biển Đen, dẫn đến lúa mì Mỹ phải cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế.

Các cuộc biểu tình ở Trung Quốc chống lại chính sách Zero-Covid của nước này đã làm dấy lên lo ngại về nhu cầu, gây áp lực lên giá cả.

Người biểu tình và cảnh sát đã đụng độ ở Thượng Hải vào đêm Chủ nhật, trong bối cảnh diễn ra các cuộc biểu tình phản đối quy định phòng chống Covid nghiêm ngặt của đất nước này. Trước đó, đã có các cuộc biểu tình ở Vũ Hán, Thành Đô và các khu vực của thủ đô Bắc Kinh vào cuối ngày Chủ nhật, khi các biện pháp hạn chế Covid được đưa ra nhằm cố gắng dập tắt các đợt bùng phát dịch mới.

Argentina hôm thứ Sáu đã công bố một tỷ giá hối đoái hấp dẫn đối với đô la Mỹ trong xuất khẩu đậu tương cho đến cuối năm. Nước này đang tìm cách tăng xuất khẩu cây trồng hàng đầu của nước này và mang lại số đô la cần thiết cho kho bạc của ngân hàng trung ương.

Dữ liệu của chính phủ cho thấy hôm thứ Sáu, nông dân Ấn Độ đã trồng lúa mì trên 15,3 triệu ha kể từ ngày 01/10, khi mùa gieo hạt bắt đầu, tăng gần 11% so với một năm trước, do giá cao kỷ lục đã khuyến khích việc trồng trọt.

Các quỹ hàng hóa đã mua ròng ngô CBOT vào thứ Tư và bán ròng đậu tương, dầu đậu tương, lúa mì và khô đậu tương, các thương nhân cho biết.

(Nguồn: Reuters)

CHIẾN LƯỢC ĐẬU TƯƠNG

CHIẾN LƯỢC NGÔ

GIÁ DẦU GIẢM TUẦN THỨ BA LIÊN TIẾP TRƯỚC BỨC TRANH TIÊU THỤ KÉM SẮC VÀ RỦI RO NGUỒN CUNG CHƯA XÁC ĐỊNH

Kết thúc tuần giao dịch 21/11 – 27/11, giá dầu thô nối dài đà giảm sang tuần thứ 3 liên tiếp và ghi nhận mức đóng cửa tuần thấp nhất kể từ đầu năm cho đến nay. Bức tranh tiêu thụ tiêu cực, trong khi những lo ngại về nguồn cung trong ngắn hạn tạm thời giảm bớt đã gây áp lực lên giá. Giá dầu WTI kỳ hạn tháng 1 năm sau trên sở NYMEX giảm 4,78% xuống còn 76,28 USD/thùng, trong khi Brent cùng kỳ hạn trên sở ICE giảm 3,8% xuống 83,84 USD/thùng.

Ngay từ phiên đầu tuần, dầu thô đã phản ứng mạnh trước một vài nguồn tin cho rằng nhóm Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh OPEC+ có kế hoạch tăng sản lượng, khiến giá dầu đánh mất 5 USD/thùng ngay trong phiên. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ năng lượng của Saudi Arabia đã nhanh chóng phủ nhận điều này, đồng thời khẳng định duy trì việc cắt giảm sản lượng tới cuối năm 2023, giúp lực mua quay trở lại. Có thể thấy rằng, với cân bằng cung – cầu đang rất mong manh, giá dầu sẽ có phản ứng mạnh trước các tác động từ thị trường.

Tuy nhiên, nhìn chung, lực bán vẫn hoàn toàn áp đảo trên thị trường dầu thô trong tuần qua. Bức tranh tiêu thụ tại quốc gia nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới là Trung Quốc ngày càng tiêu cực khi số ca nhiễm Covid-19 liên tục lập đỉnh, hiện đã gần chạm mức 40.000 ca/ngày. Theo phân tích từ ANZ, lưu lượng giao thông giảm khiến nhu cầu dầu tại Trung Quốc đang thấp hơn khoảng 1 triệu thùng/ngày so với mức trung bình khoảng 14 triệu thùng/ngày. Năm 2022 cũng đang là năm tồi tệ nhất đối với số lượng chuyến bay ở Trung Quốc kể từ ít nhất là năm 2018.

Rủi ro dịch bệnh đè nặng lên triển vọng tiêu thụ càng gia tăng khi các cuộc biểu tình phản đối hạn chế của chính sách kiểm soát dịch chặt chẽ đang lan rộng khắp Trung Quốc vào Chủ nhật, bao gồm cả thủ đô Bắc Kinh. Nguyên nhân gây ra sự bất mãn này là do các hạn chế được cho là đã cản trở nỗ lực cứu hộ trong một vụ hỏa hoạn gây thiệt hại về người trước đó. Đây có thể là yếu tố khiến giá dầu tiếp tục gặp áp lực trong phiên mở cửa đầu tuần này.

Bên cạnh đó, về nguồn cung, tâm điểm của thị trường vẫn đang hướng về mức trần giá mà nhóm nước G7 cũng như khu vực châu Âu (EU) áp đặt lên dầu vận chuyển bằng đường biến của Nga. Mức đề xuất ban đầu được đặt ra là 65 – 70 USD/thùng, được cho là cao hơn giá dầu Urals đang được bán chiết khấu của Nga, sẽ khó có thể hạn chế dòng chảy dầu từ quốc gia này. Mức giá này đã vấp phải sự phản đối của một số quốc gia như Ba Lan và các nước Baltic, khiến kết quả cuộc đàm phán tạm hoãn sang đầu tuần này. Trong khi đó, lượng dầu Nga xuất khẩu sang các nước châu Á vẫn đang được tăng cường, với mức trung bình 4 tuần ở khoảng 2,18 triệu thùng/ngày tới Trung Quốc, Ấn Độ và các điểm đến chưa xác định, cao hơn nhiều so với con số 1,19 triệu thùng/ngày hồi tháng 2 đầu năm. Điều đó cũng đã làm gia tăng sức ép bán đối với dầu thô trong tuần.

Nguồn cung cũng đang dần có hi vọng được nới lỏng khi mới đây, Tập đoàn Chevron đã được Chính quyền Biden cấp giấy phép hoạt động sản xuất dầu ở Venezuela sau khi các lệnh trừng phạt của Mỹ 3 năm trước, do các phe phái chính trị của Venezuela nối lại các cuộc đàm phán vào cuối tuần qua. Tuy nhiên, các dự án của Chevron được đánh giá chỉ có thể nâng sản lượng dầu lên khoảng 200.000 thùng/ngày trong khoảng thời gian 6 tháng đến 1 năm từ mức 150,000 thùng/ngày hiện tại.

(Nguồn: MXV)

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *