fbpx

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGÀY 30/11/2022

Bản tin tổng hợp ngày 30/11/2022.

LÚA MÌ TĂNG DO KỲ VỌNG TRUNG QUỐC SẼ NỚI LỎNG CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG DỊCH

Lúa mì CBOT tăng nhẹ vào thứ Ba, sau mức thấp nhất trong ba tháng của ngày hôm trước, do các nhà đầu tư hy vọng rằng Trung Quốc sẽ nới lỏng các biện pháp chống Covid-19 sau khi xảy ra cuộc biểu tình ở nước này khiến thị trường bất ổn.

Đậu tương cũng tăng do lạc quan về Trung Quốc, nhưng ngô giảm do lo ngại về nhu cầu xuất khẩu đối với nguồn cung từ Mỹ.

Điểm tin chính

  • Lúa mì CBOT tăng 3/4 cent lên 7,81-1/2 USD/giạ, cao hơn so với mức thấp nhất của ngày thứ Hai là 7,73-1/4 USD.
  • Đậu tương tăng 2,5 cent lên 14,59-1/2 cent/giạ, sau khi chạm mức cao nhất kể từ ngày 07/11.
  • Ngô giảm 1-3/4 cent xuống 6,69-1/2 cent/giạ .

Một quan chức y tế cấp cao của Trung Quốc cho biết, những phàn nàn của công chúng về các biện pháp kiểm soát Covid-19 quá mức nghiêm ngặt đã thúc đẩy kỳ vọng của các nhà đầu tư rằng Bắc Kinh có thể nới lỏng các biện pháp hạn chế dịch.

Trung Quốc là một trong những nhà nhập khẩu lúa mì lớn nhất thế giới và các nhà đầu tư lo ngại rằng các ca nhiễm Covid và các cuộc biểu tình có thể làm chậm dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này.

Saxo Bank lưu ý rằng “Các nhà đầu tư đang phản ứng với các dấu hiệu sáng nay từ chính quyền Trung Quốc rằng việc nới lỏng thận trọng sẽ được tiến hành”.

Giá lúa mì chịu áp lực bởi các vị thế bán khống của các quỹ đầu tư. Hơn nữa, nguồn cung rẻ hơn từ Nga và các nơi khác trong khu vực Biển Đen đang cạnh tranh trực tiếp với lúa mì Mỹ trên thị trường quốc tế.

Hoạt động mua hàng trong những ngày gần đây của các nhà nhập khẩu bao gồm Tổng cục cung ứng Hàng hóa Ai Cập (GASC) và hội đồng ngũ cốc nhà nước (TMO) của Thổ Nhĩ Kỳ đã cho thấy hàng hóa xuất khẩu từ Biển Đen có mức giá cạnh tranh, bất chấp sự gián đoạn do cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.

Văn phòng Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) tại Brazil dự báo nước này sẽ sản xuất kỷ lục 126 triệu tấn ngô trong niên vụ 2022/23.

(Nguồn: Reuters)

CHIẾN LƯỢC NGÔ

CHIÊN LƯỢC DẦU ĐẬU TƯƠNG CHIẾN LƯỢC KHÔ ĐẬU TƯƠNG

DẦU THÔ TIẾP TỤC ĐÓN NHẬN LỰC MUA TÍCH CỰC KHI RỦI RO NGUỒN CUNG ĐANG QUAY TRỞ LẠI THỊ TRƯỜNG

Kết thúc phiên giao dịch ngày 29/11, sắc xanh bao phủ toàn bộ các mặt hàng trong nhóm năng lượng. Giả dầu WTI kỳ hạn tháng 1 năm sau trên sở NYMEX tăng phiên thứ 2 liên tiếp, với mức tăng 1,24% lên 78,2 USD/thùng. Giá dầu Brent kỳ hạn tháng 2 năm sau tăng 0,43% lên mức 84,25 USD/thùng.

Giá dầu liên tục đón nhận lực mua tích cực ngay từ khi mở cửa phiên, do một số nguồn tin cho rằng nhóm OPEC+ có thể sẽ tiếp tục cắt giảm sản lương trong cuộc họp vào ngày 04/12 sắp tới. Phân tích từ nhà tư vấn công nghiệp FGE cho biết con số có thể lên tới 2 triệu thùng/ngày, trong khi đơn vị RBC dự đoán OPEC+ có thể cắt giảm 500.000 – 1 triệu thùng/ngày.

Ngân hàng Goldman Sachs cũng đang đưa ra quan điểm cho rằng nhóm OPEC+, có thể sẽ thực hiện các biện pháp tiếp theo để ngăn chặn đà giảm giá và cố gắng cân bằng thị trường. Jeff Currie, chuyên gia trên thị trường hàng hoá của đơn vị này cũng có nhận định rất tích cực về nhu cầu tiêu thụ dầu trung hạn cho năm 2023, và ngân hàng này khá “kiên quyết” với dự báo dầu thô Brent ở mức 110 USD/thùng cho năm tới.

Bên cạnh đó, tình hình bất ổn do dịch bệnh tại Trung Quốc cũng đã được kiểm soát bởi các nhà chức trách địa phương, cũng khiến giá dầu ổn định trở lại. Thậm chí, giá đầu có thời điểm đã tăng lên trên 79 USD/thùng sau khi Bắc Kinh cho biết họ sẽ tăng cường tiêm chủng cho nhóm người cao tuổi trong một cuộc họp của đơn vị y tế, một động thái được các chuyến gia coi là rất quan trọng đối với việc mở cửa trở lại của nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Lo ngại về việc nguồn cung có thể thu hẹp trong giai đoạn tới, trong khi kỳ vọng Trung Quốc sớm mở cửa trở lại gia tăng đã hỗ trợ cho giá dầu ghi nhận phiên tăng thứ 2 liên tiếp.

Đà tăng của giá chỉ chững lại trong phiên tối, khi Reuters cho biết 5 nguồn tin từ OPEC+ cho rằng nhóm nước này có khả năng sẽ giữ nguyên chính sách sản lượng dầu tại cuộc họp vào Chủ nhật sắp tới. Có thể thấy rằng bất chấp sức ép từ tiêu thụ, cán cân cung cầu thắt chặt trên thị trường vẫn sẽ khiến giá dầu phản ứng mạnh với các thay đổi về nguồn cung. Trong khi đó, nhóm các nước phương Tây vẫn chưa thể đi đến thống nhất về mức giá trần đối với dầu thô Nga mặc dù thời hạn của lệnh trừng phạt chỉ còn 5 ngày, làm gia tăng lo ngại về nguồn cung.

Rạng sáng nay, báo cáo từ Viên dầu khí Mỹ (API) cho thấy tồn kho dầu thô thương mại giảm mạnh 79 triệu thùng so với dự báo giảm chỉ 28 triệu thùng, có thể sẽ tiếp tục là yếu tố thúc đẩy lực mưa trên thị trường.

(Nguồn: MXV)

CHIẾN LƯỢC DẦU

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *