Bản tin tổng hợp ngày 01/09/2022
NGÔ GIẢM BA PHIÊN LIÊN LỤC DO LO NẠI VỀ SUY THOÁI, LÚA MÌ GIẢM NHẸ
Thị trường thế giới đang đi xuống bởi sự lo ngại về suy thoái kinh tế làm cho giá cả hàng hoá giảm vào thứ Tư.
Dự báo sản lượng ngô tại Mỹ thấp đã hỗ trợ cho giá ngô.
Lo ngại về các chuyến hàng từ Ukraina bị chiến tranh tàn phá có thể sẽ hỗ trợ cho giá ngô và lúa mì tương lai.
Các hầm chứa ngũ cốc ở cảng lớn thứ hai của Ukraina, Mykolaiv, bị đánh phá bởi Nga vào thứ Ba gây ra hoả hoạn tiếp diễn tới thứ Tư, theo cơ quan tình trạng khẩn cấp của Ukraina.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố 167.000 tấn đậu tương trong thương vụ bán kín sẽ được chuyển đến Trung Quốc.
USDA cho biết vào hôm thứ Tư rằng họ sẽ không công bố dữ liệu xuất khẩu hàng tuần đối với các loại nông sản như ngô, lúa mì và đậu tương cho đến 15 tháng 9.
Trên CBOT, các quỹ đã bán ròng đậu tương, ngô và khô đậu tương; mùa ròng lùa mì và dầu đậu tương.
Giá nông sản CBOT phiên ngày thứ Tư:
*Ngô CBOT giảm 0,3% về mức 6,68-1/2 đôla/gịa vào 0 giờ 18 phút theo giờ GMT
*Lúa mì CBOT giảm 0.7% về mức 8,26 đôla/giạ
*Đậu tương giảm 0,1% về mức 14,21-1/4 đôla/giạ
1.Ngô
2. Đậu tương
DẦU THÔ TIẾP ĐÀ GIẢM VỚI LO NGẠI VỀ RỦI RO TRONG NHU CẦU TRONG NHỮNG THÁNG CUỐI NĂM
Giá đầu tiếp tục giảm trong phiên giao dịch hôm qua 31/08 với lo ngại về nhu cầu sẽ giảm, bất chấp các số liệu tích cực trong báo cáo thị trường dầu hàng tuần của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ EIA. Cụ thể, giá WTI giảm 2,28 xuống 89,55 USD/thùng trong khi giá Brent giảm 2,25% xuống 95,64 USD/thùng.
Đây là tháng thứ 3 liên tiếp thị trường đầu ghi nhận mức giảm, với giá WTI giảm 7,2% trong khi Brent giảm 5,72% trong tháng 8. Ngược lại, một hàng khác trong nhóm năng lượng như khí tự nhiên lại bật tăng mạnh với mức 11,2% lên 9,127 USD/MMBTU.
Rủi ro lớn nhất đối với giá dầu hiện tại là các bất ổn trong nhu cầu, đặc biệt là khi rủi ra suy thoái kinh tế vẫn còn rất lớn. Trong cuộc họp của Ủy ban Kỹ thuật OPEC (TC) ngày hôm qua, mặc dù nhóm kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ dầu sẽ tăng 31 triệu thùng/ngày trong năm nay, tuy nhiên nhóm thừa nhận có rất nhiều rủi ro đến từ sức ép về lạm phát và chính sách tiền tệ thắt chất đang gây sức ép lên chi tiêu cá nhân. Điều này tạo ra khả năng nhu cầu tiêu thụ sẽ giảm về cuối năm. Theo số liệu mới nhất, hoạt động sản xuất của Trung Quốc sụt giảm tháng thứ 2 liên tiếp, thể hiện qua PMI tháng 8 chỉ đạt mức 494, thấp hơn mức trung tỉnh ở 50 điểm, do tác động của chính sách “Zero-Covid”. Trong khi đó, ngày hôm qua, một số thành phố của Quảng Châu tiếp tục gia tăng các biện pháp thắt chặt kiểm soát.
Theo khảo sát, sản xuất dầu của OPEC trong tháng 8 đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 4/2020, đạt mức 29,6 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu của Mỹ trong tháng 6 cũng đạt mức cao nhất trong vòng 2 năm ở 11,82 triệu thùng/ngày. Lo ngại về nhu cầu suy yếu trong khi nguồn cung đang trong xu hướng tăng là yếu tố gây áp lực lên thị trường trong phiên hôm qua.
Trong khi đó, G7 cho biết nhóm sẽ họp về chính sách áp đặt trần giả lên các sản phẩm dầu mua từ Nga trong thứ 6. Theo phát biểu của Nhà Trắng, trần giá dầu mà G7 áp dụng sẽ khiến cho các người mua khác trên thị trường quốc tế cũng đòi hỏi mức giá giảm tương tự, hạ nhiệt thị trường dầu và giảm doanh thu của Nga. Tuy vậy, hiện tại, ngoài nước Anh, các quốc gia khác chưa lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ kế hoạch này.
Các rủi ro này làm lu mờ số liệu mới nhất từ báo cáo tuần của ELA, cho thấy nhu cầu tiêu thụ dầu và các sản phẩm giảm mạnh trong tuần kết thúc ngày 26/08. Cụ thể, tồn kho dầu thô thương mại giảm 3,3 triệu thùng, trong khi tồn kho xăng cũng giảm 1,17 triệu thùng.
Bài viết liên quan