fbpx

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGÀY 05/01/2022

Bản tin tổng hợp ngày 05/01/2022

LÚA MÌ, NGÔ CHẠM MỨC THẤP NHẤT TRONG HAI TUẦN DO LO NGẠI VỀ NHU CẦU

Giá lúa mì và ngô CBOT chạm mức thấp nhất trong hai tuần vào thứ Tư do lo ngại về nhu cầu suy yếu bao trùm thị trường hàng hóa.

Các nhà phân tích cho biết những lo lắng của nhà đầu tư về suy thoái kinh tế đến từ sự gia tăng các ca nhiễm COVID-19 ở Trung Quốc, đang khuyến khích việc bán hàng hóa. Họ cho biết việc bán kỹ thuật cũng ảnh hưởng đến thị trường ngũ cốc.

Các thương nhân cho biết, lúa mì CBOT phải chịu áp lực cạnh tranh với nguồn cung giá rẻ sẵn có từ khu vực Biển Đen.

Ukraine đang nỗ lực đảm bảo việc kiểm tra tàu nhanh hơn nhằm tăng cường xuất khẩu lúa mì.

Công ty môi giới CHS Hedging cho biết: “Lúa mì tiếp tục giảm đà phục hồi gần đây do lúa mì vùng Biển Đen gây sức ép lên các thị trường xuất khẩu”.

Điểm tin chính

  • Lúa mì CBOT giảm 30 cent xuống 7,45-1/2 USD/giạ.
  • Ngô CBOT giảm 16-3/4 cent xuống 6,53-3/4 cent/giạ, chạm mức thấp nhất kể từ ngày 21/12 ở mức 6,52-1/2 USD.
  • Đậu tương giảm 8-3/4 cent xuống 14,83-1/2 USD/giạ do lo ngại về hạn hán nghiêm trọng ở Argentina.

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho biết vào thứ Ba, xếp hạng điều kiện cho vụ lúa mì mùa đông đã giảm trong tháng 12 ở Kansas nhưng tăng ở Colorado và Oklahoma,

CHS Hedging cho biết: “Một số khu vực lúa mì của Hoa Kỳ đã cho thấy những cải thiện khá tốt về điều kiện.

USDA cho biết vào thứ Tư rằng các nhà xuất khẩu đã đạt được thỏa thuận bán 124.000 tấn đậu tương cho các điểm đến không xác định.

(Nguồn Reuters)

CHIẾN LƯỢC DẦU ĐẬU TƯƠNG

CHIẾN LƯỢC ĐẬU TƯƠNG

GIÁ DẦU LAO DỐC MẠNH NGÀY THỨ 2 LIÊN TIẾP TRƯỚC ÁP LỰC VĨ MÔ VÀ BÀI TOÁN TIÊU THỤ KÉM SẮC

Kết thúc phiên giao dịch ngày 04/01, giá dầu thô tiếp tục phiên giảm mạnh, ghi nhận mức giảm phần trăm sâu nhất trong hai ngày giao dịch đầu tiền của bất kỳ năm nào trong hơn 3 thập kỷ, trong bối cảnh các nhà đầu tư lo lắng về nhu cầu nhiên liệu khi nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại và các trường hợp COVID-19 gia tăng ở Trung Quốc. Giá dầu WTI giảm 5,32% xuống 72,84 USD/thùng. Dầu Brent cũng giảm mạnh 5.19% xuống 77,84 USD/thùng.

Lực bán áp đảo gần như toàn bộ thời gian trong phiên, khi bài toán nhu cầu tiêu thụ tại quốc gia nhập khẩu hàng đầu Trung Quốc vẫn khó có thể tháo gỡ trong ngắn hạn. Các ca nhiễm Covid tăng vọt với số người thiệt hại gia tăng nhanh chóng tạo ra hiệu ứng tâm lý tiêu cực thúc đẩy sức bán trên thị trường dầu. Theo nguồn tin từ Reuters cho biết, gã khổng lồ dầu khí nhà nước Saudi Aramco có thể giảm giá bán chính thức (OSP) đối với loại dầu thô tiêu chuẩn xuất khẩu sang Châu Á với mức giảm khoảng 15 USD/tháng trong tháng Hai. Một phần là do sức ép từ sự chuyển hướng dòng chảy dầu từ Nga. Tuy nhiên, dòng chảy này cũng đang suy yếu trong tuần thứ 4 liên tiếp sang khu vực châu Á, do đó, đây đều là những tín hiệu cho thấy nhu cầu chậm lại để năng lên giá dầu.

Về nguồn cùng Bloomberg cho biết Saudi Arabia đã giữ xuất khẩu dầu ổn định vào tháng trước khi tiếp tục thực hiện thỏa thuận OPEC+ nhằm ổn định thị trường dầu thô thế giới, vận chuyển khoảng 7,21 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 12, không thay đổi so với mức tháng 11. Trong khi đó, OPEC được dự đoán đã bơm 29 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 12, tăng 120,000 tháng ngày so với tháng 11. Nguồn cung không có dấu hiệu cắt giảm thêm trong khi tiêu thụ khá yếu đã khiến cho thị trường dầu đối diện với áp lực giảm giá mạnh.

Bên cạnh cung cầu: yếu tố vĩ mô cũng góp phần gây sức ép tới giá dầu trong phiên tối. Viện Quản lý cung ứng (ISM) cho biết vào hôm thứ Tư rằng chỉ số mua hàng PMI sản xuất của Mỹ đã giảm xuống 48.4 từ 49 vào tháng 11, cho thấy môi trường lãi suất cao đang làm suy yếu dần hoạt động sản xuất. Trong khi đó, dữ liệu lao động được phản ánh qua số cơ hội việc làm mới của JOLTs đạt mức 1045 triệu trong tháng 11, cao hơn con số dự báo ở mức 10 triệu. Thị trường lao động vẫn tích cực, đang làm gia tăng lo ngại về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục tăng lãi suất cao hơn so với mục tiêu, gây ra rủi ro suy thoái. Biên bản họp của Fed hồi tháng 12 được công bố vào đêm qua vẫn cho thấy lăng kính nhà tiêu cực về tình hình lạm phát. Có 17 trong số 19 quan chức dự kiến lãi suất sẽ bằng hoặc trên 5,14% trong năm nay. Để so sánh, không một quan chức Fed nào trong tháng 9 có dự báo là suốt trên 5% vào năm 2023. Dự báo mới nhất của Fed cũng cho thấy tỷ lệ thất nghiệp đạt 4.6% vào cuối năm nay, cao hơn nhiều so với mức 3.7%, đưa ra trong tháng 11. Đây tiếp tục là các yếu tố kéo giá dầu suy yếu.

Rạng sáng nay, báo cáo của Viện Dầu khi Mỹ (AP) cho thấy tồn kho dầu thô thương mại Mỹ trong tuần kết thúc ngày 30/12 đã tăng 3.3 triệu thùng, cao hơn so với dự báo của thị trường. Trong khi đó, tồn kho xăng tăng 1.2 triệu thùng, trái với mức dự đoán giảm. Dữ liệụ dầu gặp áp lực bán nhẹ trong phiên sáng cao hơn so với dự báo của thị trường. Trong khi đó, tồn kho xăng tăng 12 triệu thùng trái với mức dự đoán giảm. Dữ liệu này có thể tiếp tục khiến giá dầu gặp áp lực bán nhẹ trong phiên sáng.

(Nguồn MXV)

GIÁ KIM LOẠI SUY YẾU KHI TRIỂN VỌNG TIÊU THỤ KÉM ĐI Ở CÁC NỀN KINH TẾ LỚN

Sắc đỏ tiếp tục áp đảo bảng giá kim loại phiên thứ hai liên tiếp. Với nhóm kim loại quý, gía bạc giảm 1.12% vêd 23.76 USD/ounce, còn có bạch kim giảm nhẹ 0.12% vêd 1080.7 USD/ounce. Sức ép bán được duy trì ngay cả khi đồng USD suy yếu. Chỉ số Dollar Index giảm nhẹ về 104,25 điểm.

Biên bản cuộc họp tháng 12 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được công bố hôm qua vẫn cho thấy các quan chức của Fed vẫn kiên định với việc thật chặt chính sách tiền tệ, cho tới khi đạt được mục tiêu lạm phát giảm xuống còn 2% một cách bền vững. Hai rủi ro chính sách lớn nhất hiện tại là Fed không giữ lãi suất đủ cao để lạm phát gia tăng mặt khác nếu duy trì chính sách hạn chế quá lâu, nên kinh tế sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên các thành viên cho biết họ thấy rủi ro lớn hơn khi nói lỏng quá sớm và để lạm phát gia tăng.

Tin tức này không gây bất ngờ nhiều đối với thị trường, nhưng vẫn đủ gây sức ép và khiến giá của các mặt hàng kim loại quý giảm. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi, cùng với việc dòng tiền phân bổ vào thị trường trái phiếu khiến sức mua trên thị trường kim loại quý cũng bị ảnh hưởng. Lãi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm về 3.6%, phản ánh giá trái phiếu tăng vì nhu cầu mua lớn hơn.

Một yếu tố khác cũng làm giảm sức mua đối với các mặt hàng kim loại quý và cả các mặt hàng kim loại cơ bản là việc hoạt động sản xuất suy yếu ở cả hai nên kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc. Sau Trung Quốc, chỉ số Quản lý Thu mua (PMI) sản xuất của Mỹ cũng tiêu cực hơn so với dự báo và giảm tháng thứ tư liên tiếp về mức 484 điểm.

Với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng đóng cửa thấp hơn 0.69% và 3,74 USD/pound, giảm phiên thứ sáu liên tiếp. Số ca nhiễm Covid 19 không ngừng gia tăng ở Trung Quốc đã làm gia tăng lo lắng về nhu cầu tiêu thụ kim loại, vốn đã chịu áp lực từ hoạt động công nghiệp toàn cầu suy yếu. Bên cạnh đó, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán của Trung Quốc vào cuối tháng này cũng đang là một sức ép lên đã khi các hoạt động sản xuất định trên vì các nhà máy đóng cửa trong nhiều tuần.

Những rủi ro trong ngắn hạn đang làm là mở những động thái hỗ trợ thị trường của Chính phủ Trung Quốc. Các nhà chức trách đang có kế hoạch gia tăng các biện pháp hỗ trợ để giảm bớt căng thẳng thanh khoản cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên, sẽ mất nhiều thời gian để các ngành kinh tế mũi nhọn và tiêu thụ nhiều kim loại như sản xuất và xây dựng phục hồi. Ngay cả với các biện pháp hỗ trợ mới nhất, doanh số bán nhà của Trung Quốc vẫn tiếp tục sụt giảm trong tháng 12, thấp hơn 31% so với một năm trước đó, nhấn mạnh những thách thức trong việc ngăn chặn suy thoái trong bối cảnh dịch Covid bùng phát tràn lan.

(Nguồn MXV)

CHIẾN LƯỢC BẠC KIM

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *