fbpx

Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam Là Gì? Vai Trò và Chức Năng Chính?

SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA VIỆT NAM

Tổng quan về Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam 

Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam là gì? 

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) là đơn vị tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa tập trung quy mô cấp quốc gia đầu tiên tại Việt Nam, dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ Công Thương. Sở giao dịch đóng vai trò là đơn vị trung gian uy tín và duy nhất của thị trường hàng hóa trong nước cũng như liên kết với các sàn giao dịch hàng hóa quốc tế.  

Các mặt hàng niêm yết tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam là các sản phẩm thuộc ngành hàng nông sản có thế mạnh xuất khẩu và những sản phẩm chiến lược, chủ lực như như cà phê, gạo, xăng dầu, … với mức giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai. 

Quá trình thành lập Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam

Tiền thân của Sở giao dịch hàng hóa là sàn giao dịch một số sản phẩm như Hạt điều; Thủy sản; Cà phê nhưng hoạt động không hiệu quả. Bên cạnh đó, hành lang pháp lý chưa thật vững chắc nên hoạt động giao dịch hàng hóa chưa thật sự phát triển.

  • Ngày 14/06/2005, Luật thương mại 2005 ra đời đánh dấu bước phát triển mới của hoạt động giao dịch hàng hóa được thực hiện thông qua Sở giao dịch
  • Ngày 28/12/2006 Nghị định số 158/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về việc thành lập Sở Giao dịch Hàng hóa và hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch Hàng hóa.
  • Ngày 01/09/2010, Sở Giao dịch Hàng hóa đầu tiên tại Việt Nam được thành lập theo Giấy phép số 4596/GP-BCT nhưng chưa phát huy được vai trò vì không được liên thông với thị trường quốc tế.
  • Ngày 09/04/2018 Nghị định số 51/2018/NĐ_CP sửa đổi bổ sung Nghị định 158/2006/NĐ-CP Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam chính thức kết nối liên thông với thị trường giao dịch hàng hóa quốc tế kể từ ngày 17/08/2018.
  • Ngày 08/06/2018, thành lập Sở Giao dịch Hàng hóa theo Giấy phép số 486/GP-BCT thay thế các giấy phép trước đây, đánh dấu bước phát triển mới của thị trường giao dịch hàng hóa Việt Nam.
  • Ngày 18/06/2018, Bộ Công Thương chấp thuận hồ sơ của MXV về giao dịch các hàng hóa được phép giao dịch liên thông
  • Ngày 20/06/2018, MXV đăng ký danh sách Legal Entity Identifier 549300DGJGJ3U1RBZ454 (LEI) áp dụng cho tất cả các giao dịch tài chính với các đối tác ở Châu Âu
Quá trình hình thành của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam
Quá trình hình thành của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam

Cơ sở pháp lý

Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam hoạt động dựa trên:

  • Luật thương mại 2005 
  • Nghị định 158/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về việc thành lập Sở Giao dịch Hàng hóa và hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch Hàng hóa.
  • Nghị định 51/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 158/2006/NĐ-CP: Nghị định 51/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 158/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa (Sở GDHH) chính thức có hiệu lực từ ngày 01/6/2018 cho phép liên thông với Sở giao dịch quốc tế và cho phép nhà đầu tư cá nhân tham gia giao dịch
  • Legal Entity Identifier 549300DGJGJ3U1RBZ454 (LEI) Áp dụng cho tất cả các giao dịch tài chính với các đối tác ở Châu Âu

Cơ cấu tổ chức

Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam là một tổ chức nghề nghiệp, có tư cách pháp nhân, giữ vai trò nòng cốt trong việc tổ chức và điều hành các hoạt động mua bán hàng, trao đổi hóa trong thị trường hàng hóa tương lai có tổ chức, hoạt động theo mô hình dưới đây.

Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam như sau:

  • Sở giao dịch hàng hóa quốc tế như CBOT, COMEX, NYMEX, ICE EU, TOCOM, SGX, … là nơi diễn ra các giao dịch hàng hóa.
  • Các công ty thành viên kinh doanh như Hitech Finance đóng vai trò môi giới, trung gian hỗ trợ khách hàng có nhu cầu đầu tư và các nhà đầu tư chuyên nghiệp.
  • Nhà đầu tư là những người có nguồn tiền nhàn rỗi muốn sử dụng tối đa hóa nguồn vốn.
  • Trung tâm giao nhận hàng hóa, Trung tâm thanh toán bù trừ, ….. là các bộ phận trong Sở giao dịch hàng hóa giúp cho hoạt động nhận hàng – thanh toán diễn ra nhanh chóng hơn.

So với Sở giao dịch chứng khoán, MXV được phép kết nối liên thông với các Sở giao dịch hàng hóa lớn khác trên thế giới, cho phép nhà đầu tư giao dịch những mặt hàng được niêm yết trực tiếp tại MXV trên các Sở Hàng hóa Quốc tế. Đây là điểm nổi bật của loại hình đầu tư này.

Cấu trúc thị trường hàng hóa Việt Nam
Cấu trúc thị trường hàng hóa Việt Nam

Vai trò, chức năng của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam

Vai trò 

MXV ra đời cung cấp các công cụ phái sinh thông qua các loại hợp đồng tương lai hàng hóa cho nhà đầu tư thực hiện các mục đích khác nhau như bảo hiểm giá, hoặc làm công cụ đầu tư, công cụ quản trị rủi ro. Sở giao dịch hàng hóa giúp cho người nông dân yên tâm sản xuất, giúp các doanh nghiệp đầu tư nguồn vốn hiệu quả, giúp các nhà đầu tư kiếm lợi nhuận thông qua cơ chế chênh lệch giá. 

Giao dịch qua Sở giúp đơn giản hóa quy trình giao dịch, giúp các doanh nghiệp và các nhà đầu tư tiếp cận với thị trường dễ dàng, tạo đà thuận lợi cho việc xoay vòng nguồn vốn giao dịch trên thị trường.

Đồng thời, Nghị định 51/2018/NĐ-CP cũng đã mở rộng thị trường giao dịch, liên kết với các Sở giao dịch hàng hóa quốc tế. Với nhiều ưu điểm giao dịch hơn so với thị trường chứng khoán. Kênh đầu tư hàng hóa này với nhiều ưu điểm như giao dịch T+0, hai chiều, thị trường quốc tế đã thu hút được lượng lớn nhà đầu tư từ các thị trường giao dịch lớn như chứng khoán, forex tham gia.

Chức năng của Sở giao dịch hàng hóa

  • Tạo lập thị trường và cung cấp các thông tin cần thiết: Sở Giao dịch Hàng hóa đóng vai trò giúp kết nối các đối tượng của thị trường hàng hóa giao dịch với nhau dựa trên các thông tin được công bố niêm yết công khai trên thị trường. Giúp thị trường hàng hóa phát triển ổn định.
  • Chọn lọc và phân loại hàng hóa: Hàng hóa được niêm yết trên các sàn giao dịch hàng hóa được chọn lọc và phân loại theo các bản đặc tả hợp đồng, độ lớn hợp đồng, thời gian giao dịch, bước giá, biên độ giá, phương thức thanh toán. Với thông tin đầy đủ và thuận lợi, các nhà đầu tư có thể lựa chọn hàng hóa phù hợp để đem lại lợi nhuận tối ưu nhất.

Ưu điểm khi giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa

Dưới đây là một vài ưu điểm của giao dịch hàng hóa tại Việt Nam:

  • Thị trường giao dịch chung liên kết quốc tế, tính thanh khoản lớn
  • Giờ giao dịch linh hoạt 17h/ngày với 2 phiên buổi sáng và buổi tối linh hoạt
  • Giao dịch T+0: Mua/Bán ngay trong ngày, không phải tốn thời gian chờ đợi
  • Giao dịch hai chiều, lệnh bán khống giúp có cơ hội có lãi ngay cả khi giá giảm
  • Không thuế giao dịch, không lãi vay/ phí qua đêm, không phí quản lý tài khoản
  • Dữ liệu thực, đáng tin cậy, bảng giá real-time liên tục cập nhật
  • Nộp rút tiền linh hoạt, nhanh chóng

Các bước bắt đầu giao dịch hàng hóa thông qua Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam

  • Bước 1: Tìm hiểu thông tin về hàng hóa phái sinh, đọc tài liệu đầu tư (các loại hợp đồng tương lai, cách đọc mã hợp đồng, cách đọc đặc tả hợp đồng….), tham khảo thông tin từ các nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhân viên mua giới của các đơn vị thành viên kinh doanh của MXV.
  • Bước 2: Lựa chọn đơn vị thành viên của Sở giao dịch hàng hóa để ký hợp đồng và mở tài khoản.
  • Bước 3: HiTech Finance tiếp nhận thông tin và đăng ký mở tài khoản giao dịch miễn phí cho khách hàng.
  • Bước 4: HiTech Finance hỗ trợ khách hàng cài đặt phần mềm giao dịch CQG.
  • Bước 5: Nộp tiền ký quỹ ban đầu và tiến hành đầu tư trên phần mềm CQG.

Sau khi Quý khách hàng mở tài khoản đầu tư tại HiTech Finance, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật thông tin thị trường, phân tích kỹ thuật, cảnh báo đầu tư để giúp khách hàng đạt được lợi nhuận cao nhất.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

    Như vậy, chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn những thông tin để giúp bạn tìm hiểu về Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam. Quý khách hàng muốn tìm hiểu thêm về kênh đầu tư này, hãy để lại thông tin, Hi Tech Finance sẽ sớm liên hệ tư vấn, hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

    Bấm để đánh giá bài viết này!
    [Total: 1 Trung bình: 5]

    Bài viết liên quan

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *