fbpx

Thị trường hàng hóa phái sinh (Phần II)

Một số sàn giao dịch hàng hóa phái sinh trên thế giới

Sàn giao dịch hàng hóa là nơi mà các tổ chức, cá nhận giao dịch các hợp đồng trương lại hàng hóa bao gồm 04 nhóm hàng là nông sản, kim loại, nguyên liệu công nghiệp và năng lượng.

Tùy theo loại hàng hóa mà các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có thể lựa chọn sàn giao dịch phù hợp. Hiện nay có nhiều sàn giao dịch uy tin trên thế giới có liên thông với MXV như CBOT, NYMEX, ICE US, ICE EU, COMEX

Dưới đây là tổng hợp các sàn giao dịch hàng hóa uy tín có liên thông với Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)

1. Sàn giao dịch CBOT

Sàn giao dịch Chicago (tiếng Anh: Chicago Board of Trade, viết tắt: CBOT) là một sàn giao dịch hàng hóa được thành lập vào năm 1848 tại Mỹ.

Sàn giao dịch Chicago ban đầu chỉ giao dịch các mặt hàng nông sản như lúa mì, ngô và đậu nành. Bây giờ nó cung cấp các quyền chọn và hợp đồng tương lai của nhiều loại sản phẩm bao gồm vàng, bạc, trái phiếu kho bạc Mỹ và năng lượng.

Khi sàn giao dịch phát triển theo thời gian, các hợp đồng liên quan đến các sản phẩm tài chính, năng lượng và kim loại quí cũng bắt đầu được giao dịch

Ngày nay, Sàn giao dịch Chicago là một phần của Tập đoàn Chicago Mercantile Exchange (CME). Chicago Mercantile Exchange Group là thị trường phái sinh hàng đầu và đa dạng nhất thế giới

2. Sàn giao dịch NYMEX

Sàn giao dịch hàng hóa New York (NYMEX) là Sở giao dịch hàng hóa tương lai lớn nhất thế giới, nằm tại thành phố New York – Mỹ, thuộc sở hữu của Tập đoàn Chicago Mercantile Exchange (CME Group). NYMEX bắt đầu vào năm 1872 khi một nhóm các thương nhân sữa thành lập The Butter and Cheese Exchange của New York.

Năm 1994, NYMEX sáp nhập với COMEX để trở thành sàn giao dịch hàng hóa vật chất lớn nhất tại thời điểm đó.

Sở NYMEX được điều hành bởi Ủy ban Giao Dịch Hàng Hóa Tương Lai (Commodity Futures Trading Commission), một cơ quan độc lập của Chính phủ Hoa Kỳ.

– Có nhiệm vụ thúc đẩy thị trường tương lai cạnh tranh hiệu quả và bảo vệ nhà đầu tư khỏi sự thao túng, lạm dụng và gian lận.

– Quản lý rủi ro bằng cách bảo hộ giá (Hedging), phòng ngừa rủi ro và đo lường giá tương lai. 

3. Sàn giao dịch ICE

Sàn giao dịch liên lục địa (ICE) được thành lập vào tháng 5 năm 2000 tại Atlanta, Georgia, để tạo thuận lợi cho việc giao dịch điện tử và bán các mặt hàng về năng lượng. ICE hoạt động hoàn toàn như một sàn giao dịch điện tử và được kết nối trực tiếp với các cá nhân và công ty muốn kinh doanh dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, nhiên liệu máy bay, khí thải, năng lượng điện, các phái sinh hàng hóa và hợp đồng tương lai.

4. Sàn giao dịch COMEX

COMEX là thị trường tương lai và quyền chọn sơ cấp, là nơi giao dịch các mặt hàng kim loại như vàng, bạc, đồng và nhôm. Trước đây nó còn được gọi là Công ty giao dịch hàng hóa COMEX, sau sáp nhập với Sàn giao dịch hàng hóa New York (NYMEX) vào năm 1994 và trở thành một bộ phận chịu trách nhiệm giao dịch mảng kim loại.

Sự hợp nhất giữa Công ty giao dịch hàng hóa COMEX và Sàn giao dịch hàng hóa New York (NYMEX) đã tạo ra sàn giao dịch tương lai hữu hình lớn nhất thế giới, được gọi đơn giản là COMEX.

COMEX hoạt động bên ngoài Trung tâm tài chính thế giới ở Manhattan và là một bộ phận của Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CME). Theo CME Group, có hơn 400.000 hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn được thực hiện trên COMEX hàng ngày, khiến nó trở thành sàn giao dịch kim loại có tính thanh khoản nhất thế giới.

5. Sàn giao dịch LME

LME (The London Metal Exchange) – Sở giao dịch kim loại London là sàn giao dịch hợp đồng tương lai với thị trường lớn nhất thế giới về hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai cho các kim loại cơ bản và một số kim loại khác, cung cấp các công cụ nghiệp vụ phái sinh như phòng hộ (hedging), giá tham chiếu toàn thế giới và quyền chọn giao hàng vật chất để tất toán hợp đồng.

Sở giao dịch kim loại London được thành lập vào năm 1877 tại London, Vương Quốc Anh. Hiện nay, trụ sở chính của LME được đặt tại số 10, quảng trường Finsbury, thành phố London, Vương Quốc Anh.

LME là trung tâm giao dịch kim loại của thế giới. Phần lớn các hợp đồng kì hạn tiêu chuẩn cho kim loại và hợp kim không chứa sắt được giao dịch trên các nền tảng của LME.

6. Sàn giao dịch SGX

Sở giao dịch hàng hóa Singapore (Singapore Exchange – SGX) là sở tích hợp cả chứng khoán và giao dịch hàng hóa phái sinh hàng đầu châu Á, là sở giao dịch thứ 2 tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương. 

SGX được trang bị cơ sở hạ tầng đáng tin cậy, tạo mối liên kết trong khu vực và châu Âu, trở thành đầu mối giao lưu quốc tế và kết nối tập trung nhất Châu Á.

7. Sàn giao dịch TOCOM

Tháng 11 năm 1984, Sàn TOCOM được sáp nhập với Sàn giao dịch dệt may Tokyo, Sàn giao dịch cao su Tokyo và Sàn giao dịch vàng Tokyo. Ban đầu, TOCOM chỉ tập trung vào niêm yết cao su, vàng , bạc và bạch kim.

Trong hai thập kỷ tiếp theo, TOCOM đã mở rộng phạm vi và đã bổ sung palladi, nhôm, xăng và dầu hỏa vào danh sách hàng hóa giao dịch vào năm 1990.

Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) là một trong những thị trường mua và bán nguyên liệu thô hoặc hàng hóa cơ bản mang đến cho các nhà đầu tư cơ hội giao dịch hợp đồng tương lai và quyền chọn đối với cao su, vàng, bạc, dầu thô.

HỆ THỐNG GIAO DỊCH HÀNG HÓA PHÁI SINH

THÀNH PHẦN THAM GIA THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA PHÁI SINH

Hedger (Người bảo hiểm giá): Có nhu cầu sử dụng thực tế đối với hàng hóa cơ sở. Sử dụng phái sinh hàng hóa làm công cụ để phòng vệ rủi ro từ biến động giá. 

Ví dụ: Nhà sản xuất hàng hóa (nông trại, nông dân…), Bên sử dụng hàng hóa (Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, nhà máy mía đường…)

Speculator (Người đầu cơ): Không có nhu cầu sử dụng thực tế đối với hàng hóa cơ sở. Mua bán các loại hợp đồng phái sinh hàng hóa nhằm thu về lợi nhuận từ sự biến động giá. Đây chính là các nhà đầu tư cá nhân.

Arbitrager: Thực hiện các chiến lược kinh doanh chênh lệch giá. Đây là các nhà đầu tư chuyên nghiệp, các quỹ đầu tư.

HITECH FINANCE

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *