NÔNG SẢN
Ngô
- Báo cáo Export Inspections – USDA: thanh tra xuất khẩu ngô của Hoa Kỳ trong tuần gần nhất ở mức 1.285.986 tấn, phù hợp với kỳ vọng 875.000 – 1.450.000 tấn.
- Báo cáo Crop Progress & Conditions: tiến độ trồng ngô Mỹ đạt 36% tính đến 5/5, tăng so với mức 27% của tuần trước. Đây là lần đầu tiên trong mùa này tiến độ trồng ngô được báo cáo thấp hơn mức trung bình 39%.
- Mưa xối xả ở bang cực nam Rio Grande do Sul của Brazil đã làm gián đoạn giai đoạn cuối cùng của việc thu hoạch ngô.
- Argentina – Quốc gia xuất khẩu ngô số 3 thế giới, cắt giảm dự báo thu hoạch cho vụ ngô hiện tại do côn trùng mang bệnh còi cọc làm hư hại lõi và hạt của cây. Buenos Aires cắt giảm dự báo sản lượng ngô niên vụ 23/24 xuống còn 52 triệu tấn, có khả năng cắt giảm thêm. Một số nông dân cho biết họ sẽ gieo ít ngô hơn trong mùa tới để chuyển sang trồng các loại cây trồng khác như đậu tương – cây trồng chính của quốc gia Nam Mỹ này, không bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh.
- Tập đoàn thu mua MFIG của Đài Loan đã phát hành gói thầu quốc tế để mua tới 65.000 tấn ngô làm thức ăn chăn nuôi có thể có nguồn gốc từ Hoa Kỳ, Brazil, Argentina hoặc Nam Phi.
- Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã phê duyệt 1 giống ngô biến đổi gen có đặc tính kháng thuốc diệt cỏ và côn trùng & 1 giống ngô chỉnh sửa gen có năng suất cao hơn. Trung Quốc đặt mục tiêu nâng cao sản xuất trong nước & cắt giảm nhập khẩu ngũ cốc hơn 100 triệu tấn/ năm.
- Báo cáo Daily Export Sales – USDA: Doanh số bán tư nhân 60.960 tấn ngô Mỹ để vận chuyển sang Mexico cho năm tiếp thị 2023/24 và 71.120 tấn ngô Mỹ cho năm tiếp thị 2024/25.
- Báo cáo Export Sales – USDA: Doanh số xuất khẩu ngô hàng tuần của Mỹ trong tuần kết thúc vào 2/5 là 889.200 tấn cho năm tiếp thị 2023/24, nằm trong khoảng kỳ vọng của giới phân tích.
- Giá tăng cao cuối tuần khi Báo cáo Cung cầu nông sản thế giới (WASDE) – USDA dự báo tồn kho cuối kỳ của Mỹ giảm xuống dưới mức kỳ vọng: năm tiếp thị 2024/25 dự đạt 2,102 tỷ giạ – mức cao nhất trong 6 năm, tăng từ 2,022 tỷ giạ cho năm 2023/24, vẫn thấp hơn mức dự đoán 2,284 tỷ.
- Thời tiết khô sẽ đẩy nhanh quá trình gieo hạt ở Mỹ.
- Tập đoàn sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn của Hàn Quốc (MFG) mua ~132.000 tấn ngô làm thức ăn chăn nuôi mà không thực hiện đấu thầu quốc tế.
- Bộ nông nghiệp Trung Quốc cắt giảm dự báo nhập khẩu ngô, đậu tương và bông niên vụ 2024/25 trong triển vọng tháng 5
Lúa mì
- Báo cáo Export Inspections – USDA: thanh tra xuất khẩu lúa mì của Mỹ trong tuần gần nhất ở mức 321.124 tấn, phù hợp với kỳ vọng 300.000 – 575.000.
- Báo cáo Crop Progress & Conditions: 50% vụ lúa mì mùa đông của Hoa Kỳ được đánh giá tốt – xuất sắc, tăng 1% so với tuần trước và cao nhất trong thời gian này của năm kể từ 2021.
- Miền Nam nước Nga tiếp tục trải qua khô hạn, sương giá tháng 5 ở các khu vực miền Trung, vùng Volga và một số khu vực phía Nam, có thể có tác động tiêu cực đến vụ mùa. Công ty tư vấn nông nghiệp Sovecon dự kiến vụ lúa mì 2024 của Nga đạt 89,6 triệu tấn, giảm so với mức 93 triệu tấn hồi tháng 4 và 92,8 triệu tấn năm ngoái.
- Argentina – nước xuất khẩu lúa mì lớn: mưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng lúa mì, bắt đầu vào tháng 5. (Rosario) Mùa trước, hạn hán đã khiến thu hoạch lúa mì giảm đi, chỉ đạt 14,5 triệu tấn
- Trung Quốc – nước sản xuất và tiêu thụ lúa mì lớn nhất thế giới, đã phê duyệt độ an toàn của lúa mì biến đổi gen. Đây được coi là cột mốc quan trọng.
- Ai Cập đã mua 420.000 tấn lúa mì trong đợt đấu thầu mới nhất (360.000 tấn từ Nga và 60.000 tấn từ Romania).
- Báo cáo Export Sales – USDA: Doanh số xuất khẩu lúa mì hàng tuần của Mỹ trong tuần kết thúc vào 2/5 là 41.100 tấn cho năm tiếp thị 2023/24, nằm trong ước tính của giới phân tích.
- Báo cáo WASDE – USDA: Trong năm tiếp thị 2024/25, Mỹ sẽ chứng kiến nguồn cung lớn hơn, nhu cầu nội địa cao hơn, xuất khẩu tăng, tồn kho cao hơn.
- USDA dự kiến xuất khẩu lúa mì của Ukraina đạt 14,0 triệu tấn trong niên vụ 2024/25, giảm từ mức 17,5 triệu tấn trong niên vụ 2023/24.
Đậu tương
- Báo cáo Export Inspections – USDA: thanh tra xuất khẩu đậu tương của Hoa Kỳ trong tuần gần nhất ở mức 348.654 tấn, phù hợp với kỳ vọng 200.000 – 425.000.
- Báo cáo Crop Progress & Conditions:tiến độ trồng đậu tương Mỹ đạt 25%, thấp hơn kỳ vọng của các nhà phân tích ở mức 28%.
- Lũ lụt tiếp tục đe dọa các loại cây trồng chưa được thu hoạch ở bang Rio Grande do Sul – bang sản xuất đậu tương lớn thứ 2 Brazil. Bunge tạm thời đình chỉ các hoạt động tại đơn vị nghiền đậu tương và bến cảng ở bang này. Theo AgResource, lũ lụt có thể khiến nông dân mất ~1,32 triệu tấn đậu tương.
- Argentina, nơi cũng có lượng mưa đáng kể, việc thu hoạch đậu tương đã hoàn thành 73%, thấp hơn mức trung bình là 90%. Lượng mưa trong tháng 4 nhiều hơn 6% so với mức trung bình trong 5 năm qua với hơn 9 inch. Dự báo nhiệt độ giảm xuống mức thấp nhất trong khoảng 30, có thể gây thiệt hại cho đậu tương chưa thu hoạch.
- Argentina – quốc gia xuất khẩu đậu tương lớn, các cảng ngũ cốc và nhà máy nghiền đậu tương quanh trung tâm Rosario đang đứng im do cuộc đình công trên toàn quốc
- Báo cáo Export Sales – USDA: Doanh số xuất khẩu đậu tương hàng tuần của Mỹ trong tuần kết thúc vào 2/5 là 428.900 tấn cho năm tiếp thị 2023/24, phù hợp với kỳ vọng của giới phân tích.
- Báo cáo WASDE – USDA: Tồn kho đậu tương cuối kỳ 2024/25 được dự đoán ở mức cao nhất trong 6 năm là 445 triệu giạ, tăng từ mức 340 triệu ước tính cho 2023/24; cao hơn kỳ vọng ở mức 431 triệu của giới phân tích.
NĂNG LƯỢNG
- Giá dầu trải qua tuần biến động trái chiều ngay sau tuần giảm sốc 7% trước đó.
- Tuần qua ghi nhận mức giảm 0,2% của dầu Brent và mức tăng 0,2% của dầu WTI.
- Đầu tuần, giá dầu tăng nhẹ do đàm phán về thỏa thuận ngừng bắn giữa Hamas và Israel chưa có tín hiệu khả quan. Hamas đồng ý với phương án ngừng bắn ở Gaza thì Israel cho rằng điều khoản này chưa đáp ứng được các yêu cầu của họ do đó tiếp tục tấn công vào thành phố Rafah phía Nam Gaza.
- Trung Quốc – nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới: hoạt động dịch vụ vẫn ở mức tăng trưởng trong tháng thứ 16 liên tiếp, số lượng đơn đặt hàng mới tăng nhanh và tâm lý kinh doanh tăng vững chắc, thúc đẩy hy vọng về sự phục hồi kinh tế bền vững, thúc đẩy nhu cầu về dầu.
- Đến phiên giao dịch thứ 2, giá dầu đảo chiều giảm nhẹ khi lo ngại về nguồn cung giảm và tồn kho xăng dầu của Mỹ tăng nhẹ. Theo Viện Dầu khí Mỹ (API), tồn kho dầu thô của Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 3-5 đã tăng 509.000 thùng sau mức tăng 4,906 triệu thùng tuần trước đó. Đây là mức tăng hàng tuần nhỏ nhất kể từ đầu tháng 3, trái với dự đoán giảm 1,43 triệu thùng. Tồn kho xăng tăng 1,46 triệu thùng; tồn kho sản phẩm chưng cất tăng 1,713 triệu thùng.
- Sang phiên thứ 3, giá dầu lại tăng nhẹ do lượng tồn kho dầu thô của Mỹ thực tế là giảm 1,4 triệu thùng theo dữ liệu từ Cơ quan thông tin năng lượng Hoa Kỳ (EIA).
- Báo cáo triển vọng năng lượng ngắn hạn (STEO): EIA nâng dự báo về sản lượng dầu và nhiên liệu lỏng thế giới năm nay, hạ thấp kỳ vọng về nhu cầu, nguồn cung không hề thiếu hụt như những dự báo trước đó.
- Chính phủ Mỹ mua hơn 3 triệu thùng dầu cho Cục Dự trữ Dầu khí Chiến lược (SPR). Thông tin này đã hỗ trợ cho giá.
- Đà tăng giá tiếp tục được kéo sang phiên thứ 4 trong bối cảnh dữ liệu từ Mỹ và Trung Quốc cho thấy nhu cầu tại 2 quốc gia tiêu thụ dầu thô lớn nhất thế giới khả năng tăng tiếp.
- Trung Quốc: nhập khẩu dầu thô vào tháng 4 tăng so với cùng kỳ năm 2023, xuất – nhập khẩu tăng trưởng trở lại cho thấy nhu cầu trong – ngoài nước tăng lên khi Bắc Kinh có động thái củng cố nền kinh tế đang bất ổn.
- Mỹ: số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần trước đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 8 tháng, cho thấy thị trường lao động đang hạ nhiệt, khiến kì vọng về 2 đợt cắt giảm lãi suất của FED trong 2024 trở lại. Lãi suất thấp hơn sẽ làm giảm chi phí đi vay và có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như nhu cầu về dầu.
- Chốt tuần giao dịch, giá dầu bất ngờ giảm mạnh ~ 1 USD/thùng sau bình luận của các quan chức Ngân hàng Trung ương Mỹ cho thấy FED sẽ duy trì mức lãi suất cao trong thời gian dài hơn.
Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]
Bài viết liên quan