NÔNG SẢN
Ngô
- Báo cáo Crop Progress – Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA): tiến độ trồng ngô Mỹ đạt 70%, cao hơn mức dự đoán 68% và 49% của tuần trước đó, nhưng vẫn là tốc độ chậm nhất kể từ 2019.
- Báo cáo Daily Export Sales – USDA: các nhà xuất khẩu Mỹ đã bán 113.050 tấn ngô sang Mexico (56.525 tấn giao trong năm tiếp thị 2023/24, còn lại giao trong năm 2024/25). Cùng ngày, USDA báo cáo đơn hàng 110.000 tấn ngô Mỹ giao cho Tây Ban Nha trong năm 2023/24.
- Đợt sương giá ở miền đông, miền bắc và miền trung Ukraine không gây thiệt hại đáng kể ngũ cốc.
- Trong tuần kết thúc vào ngày 14/05, các quỹ cắt giảm vị thế bán ròng đối với hợp đồng tương lai và quyền chọn ngô CBOT xuống còn 71.171 hợp đồng từ 102.513 tuần trước đó.
- Chênh lệch giá giữa lúa mì và ngô đạt mức cao nhất kể từ 10/10/2022, làm tăng kỳ vọng về nhu cầu từ các nhà sản xuất chăn nuôi. Lo ngại về nguồn cung toàn cầu giảm đã khiến giá lúa mì kỳ hạn tăng vọt trước đó.
- Agroconsult, công ty tư vấn kinh doanh nông nghiệp Brazil, cho biết hạn hán ở 2 bang trồng ngô trọng điểm đang làm giảm sản lươngj tiềm năng của vụ ngô thứ 2 của Brazil.
- Việc trồng ngô đang đạt được tiến bộ ở vùng Trung Tây Hoa Kỳ nhưng dự kiến sẽ bị cản trở do mưa vào cuối tuần. Dự báo có 1 đợt khô hạn vào tuần tới.
- Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế (IGC) cắt giảm dự báo sản lượng ngô toàn cầu năm 2024/25 thêm 6 triệu tấn xuống còn 1,22 tỷ tấn.
Lúa mì
- Trong tuần, lúa mì kết phiên 20/05/2025 tăng 37 cent – mức tăng lớn nhất trong ngày kể từ tháng 7 do thời tiết tại Biển Đen gây ra thiệt hại mùa màng ở Nga và Ukraine.
- Hạn hán và sương giá gây thiệt hại cho vụ lúa mì ở Biển Đen đang hỗ trợ giá. Mưa có thể hạ nhiệt tình hình ở Nga trong 11 – 15 ngày tới.
- Công ty tư vấn nông nghiệp IKAR cắt giảm dự báo sản lượng lúa mì của Nga xuống 83,5 triệu tấn từ 86 triệu tấn, hạ dự báo xuất khẩu lúa mì của Nga niên vụ 2024/25 xuống 45 triệu tấn từ 47 triệu tấn.
- Theo IKAR, giá FOB lúa mì Nga 12,5% protein dự kiến giao hàng trong tháng 6 tăng lên 239 USD/tấn từ 221 USD/tấn tuần trước, cho thấy tổn thất có thể lớn hơn báo cáo.
- Khô hạn ở phía Tây và phía Nam Australia đang đe dọa làm giảm sản lượng, nhưng lượng mưa dồi dào ở các bang phía Đông dự kiến sẽ thúc đẩy sản lượng lúa mì chung của Australia.
- Báo cáo Crop Conditions – USDA: 49% vụ lúa mì mùa đông đạt chất lượng tốt – tuyệt vời, thấp hơn mức dự đoán 51% và mức 50% của tuần trước đó
- Ukraine cũng đối mặt với khô hạn và sương giá.
- Lo ngại về nguồn cung toàn cầu đã đẩy chênh lệch giữa giá lúa mì CBOT chuẩn và ngô CBOT chuẩn tăng vọt lên hơn 2,39-1/2 USD/giạ – mức lớn nhất kể từ năm 2022. Một số nhà chăn nuôi gia súc và gia cầm thường dùng lúa mì dự kiến sẽ chuyển sang ngô do chênh lệch giá lớn.
- Dự báo năng suất cao hơn của vụ mùa Mỹ. Thu hoạch lúa mì mùa đông đang bắt đầu ở các bang miền Nam. Điều này hạn chế mức tăng của lúa mì.
- Mưa có thể giúp giảm nhẹ tình hình ở Nga trong 11 đến 15 ngày tới.
- Báo cáo Export Sales – USDA: Doanh số xuất khẩu lúa mì vụ mới của Hoa Kỳ trong tuần kết thúc vào 16 /05 ở mức 224.900 tấn, gần mức thấp nhất trong khoảng kỳ vọng là 200.000 – 650.000 tấn.
- IGC cắt giảm triển vọng sản lượng lúa mì thế giới niên vụ 2024/25 thêm 3 triệu tấn xuống còn 795 triệu tấn.
Đậu tương
- Đậu tương tháng 7 (ZSEN24) tăng 20 cent lên mức 12,48 USD/giạ do lũ lụt ở Brazil – nước xuất khẩu đậu tương hàng đầu, làm dấy lên lo ngại về mất mùa.
- Báo cáo Crop Progress – USDA: tiến độ trồng đậu tương Mỹ đạt 52%, vượt mức dự báo 49%, tăng từ 35% tuần trước đó. Tiến độ trồng đậu tương nhanh hơn dự kiến ở Mỹ đang gây áp lực lên giá, củng cố kỳ vọng về nguồn cung toàn cầu dồi dào.
- Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc từ Mỹ trong 4 tháng đầu năm giảm 40% so với năm trước đó & mua nhiều hơn từ Brazil.
- Argentina: thời tiết xấu và giá đậu tương thấp đã khiến doanh số bán đậu tương chậm nhất trong 1 thập kỷ qua.
- Trung Quốc được cho là đã mua ít nhất 2 lô hàng đậu tương từ Mỹ trong vài ngày qua.
- Mưa dự kiến làm chậm quá trình trồng trọt ở một số nơi.
- Khả năng cạnh tranh của khô đậu tương Mỹ trên thị trường toàn cầu vẫn còn bị nghi ngờ khi Argentina dự kiến sẽ nghiền lượng đậu tương ngày càng tăng.
- Lũ lụt ở Brazil có thể gây thiệt hại nặng nề cho các kho dự trữ thực phẩm, ảnh hưởng đến xuất khẩu và thúc đẩy lạm phát trong nước.
- Báo cáo Export Sales – USDA: doanh số xuất khẩu đậu tương vụ cũ của Hoa Kỳ trong tuần kết thúc vào 16/05 ở mức 279.400 tấn, gần mức thấp nhất trong khoảng kì vọng là 275.000 – 550.000 tấn.
NĂNG LƯỢNG
- Đầu tuần, giá dầu giảm nhẹ, chưa đến 1% khi các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết họ đang chờ thêm dấu hiệu cho thấy lạm phát đang giảm trước khi bắt đầu cắt giảm lãi suất.
- Tới phiên tiếp theo, giá dầu tiếp tục giảm ~1% do số liệu tồn kho xăng dầu của Mỹ tăng và lo ngại lạm phát kéo dài ở Mỹ sẽ khiến lãi suất cao duy trì trong thời gian dài hơn, gây áp lực lên nhu cầu nhiên liệu.
- Thị trường không bị ảnh hưởng bởi bất ổn chính trị ở 2 quốc gia sản xuất dầu lớn sau khi tổng thống Iran qua đời trong 1 vụ tai nạn trực thăng và thái tử Ả Rập Saudi hoãn chuyến đi tới Nhật Bản vì sức khỏe của vua cha.
- Giá dầu tiếp tục giảm hơn 1% – phiên thứ 3 liên tiếp, do lo ngại về nhu cầu dầu khi FED có thể trì hoãn việc cắt giảm lãi suất do lạm phát kéo dài.
- Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) cho biết tồn kho dầu thô tăng 1,8 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 17/05, trái với kỳ vọng giảm 2,5 triệu thùng của Reuters, thấp hơn mức tăng 2,48 triệu thùng được Viện Dầu khí Hoa Kỳ (API) công bố. Dữ liệu này góp phần tác động vào đà lao dốc của giá dầu.
- Đà giảm của giá dầu kéo dài sang phiên thứ 4 của tuần, giảm ~1% xuống mức thấp nhất trong vòng 3 tháng do triển vọng lãi suất của Mỹ cao duy trì trong thời gian dài hơn làm dấy lên lo ngại về nhu cầu tại thị trường dầu mỏ lớn nhất thế giới.
- Đến phiên giao dịch cuối tuần, dầu thô đảo chiều, tăng ~1%, ghi nhận tuần giảm 2,8% đối với dầu WTI và giảm 2,1% đối với dầu Brent.
- EIA báo cáo nhu cầu xăng của Mỹ ở mức cao nhất kể từ tháng 11. Tin này hỗ trợ cho thị trường năng lượng trước kỳ nghỉ lễ Ngày Tưởng niệm cuối tuần – thời điểm bắt đầu mùa lái xe mùa hè ở Mỹ. Tiêu thụ xăng của Mỹ chiếm ~ 9% nhu cầu dầu toàn cầu.
- Tâm điểm thị trường là cuộc họp ngày 01/06 của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+).
KIM LOẠI
- Từ tháng 4 tới nay, giá sắt thép thế giới đang dần phục hồi trở lại, bị tác động chủ yếu bởi yếu tố nhu cầu tại Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ sắt thép lớn nhất thế giới. Tiêu thụ tại Trung Quốc có dấu hiệu khởi sắc hơn, đặc biệt là khi nước này bước vào mùa xây dựng cao điểm.
- Giá quặng sắt kỳ hạn đang hướng tới tuần tăng thứ 2 do kì vọng về nhu cầu ngày càng tăng ở Trung Quốc nhờ một loạt các biện pháp kích thích tài sản.
- Nhập khẩu quặng của Trung Quốc trong năm nay có thể chạm mức cao nhất mọi thời đại. Lượng nhập khẩu, phần lớn từ Úc, Brazil, Ukraine và Ấn Độ, sẽ tăng 15 – 50 triệu tấn so với 1,18 tỷ tấn của năm ngoái.
- Chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu khởi động kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ với tổng trị giá 1.000 tỷ nhân dân tệ (~ 137 tỷ USD).
- Ngân hàng trung ương Trung Quốc tạo điều kiện cấp thêm 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ (138 tỷ USD) và nới lỏng các quy định thế chấp, cùng nhiều chính sách khác.
Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]
Bài viết liên quan