fbpx

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG NGÀY 31/03/2023

LÚA MÌ GIẢM TỪ ĐỈNH CỦA THÁNG; THỊ TRƯỜNG ĐỢI CHỜ BÁO CÁO USDA TỐI NAY

Giá lúa mì CBOT giảm vào thứ Năm do chốt lời sau khi đạt mức cao nhất trong một tháng trước đó một ngày và cạnh tranh mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu toàn cầu.

Giá ngô CBOT biến động trái chiều trong khi giá đậu tương kỳ hạn giảm xuống khi các thương nhân cân bằng vị thế trước báo cáo diện tích trồng trọt và dự trữ của Hoa Kỳ vào thứ Sáu.

  • Lúa mì CBOT tháng 5 giảm 12 cent về mức 6,92-3/4 USD/giạ, một ngày sau khi tăng lên 7,24 USD, mức cao nhất trong một tháng.
  • Ngô CBOT tháng 5 giảm 1/4 cent về 6,50-1/4 USD/giạ.
  • Đậu tương CBOT tháng 5 giảm 2-1/4 cent giảm 14,75 USD/giạ.

Giá lúa mì kỳ hạn giảm khi các thương nhân nắm bắt tin tức và xem xét nguồn cung toàn cầu. Lúa mì Nga vẫn đang được bán với giá rẻ trong khi lúa mì ít bị ảnh hưởng bởi mùa đông và sẽ phát triển tốt.

Ủy ban châu Âu giữ nguyên dự báo hàng tháng về xuất khẩu lúa mì mềm niên vụ 2022/23 của Liên minh châu Âu không đổi ở mức 32,0 triệu tấn.

Giá ngô tương lai không ổn định, củng cố trước dự định trồng trọt vào thứ Sáu của Hoa Kỳ và báo cáo trữ lượng hàng quý từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Các nhà phân tích được Reuters khảo sát trung bình kỳ vọng USDA dự kiến tổng diện tích trồng ngô năm 2023 của Hoa Kỳ là 90,9 triệu mẫu Anh, tăng so với 88,6 triệu mẫu Anh một năm trước nhưng giảm nhẹ so với 91 triệu mẫu Anh mà USDA dự báo tại Diễn đàn Triển vọng tháng Hai.

Đối với đậu tương, các nhà phân tích trung bình kỳ vọng USDA ước tính tổng diện tích trồng đậu tương của Hoa Kỳ năm 2023 là 88,2 triệu mẫu Anh, tăng từ 87,5 triệu mẫu Anh một năm trước và cao hơn dự báo của Diễn đàn triển vọng tháng 2 của USDA là 87,5 triệu mẫu Anh.

Quý nhà đầu tư xem thêm phân tích kỹ thuật tại: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGÀY 31/03/2023.

GIÁ DẦU TĂNG KHI NGUỒN CUNG Ở IRAQ TIẾP TỤC BỊ GIÁN ĐOẠN; KHÍ TỰ NHIÊN GIẢM DO NHU CẦU SUY YẾU

Xuất khẩu dầu thô của Iraq từ Thổ Nhĩ Kỳ khó có thể khởi động lại trong tuần này
Dầu thô WTI giao dịch trên 74 USD/thùng, tăng hơn 7% trong tuần này

Dầu đang lên mức tăng hơn 7% trong tuần này do sự gián đoạn liên tục đối với xuất khẩu của Iraq đã thắt chặt thị trường trước dữ liệu lạm phát của Hoa Kỳ. Xuất khẩu dầu của Iraq từ Thổ Nhĩ Kỳ khó có thể tiếp tục trong tuần này, do tranh chấp giữa Baghdad và Kurdistan đã tạm dừng khoảng 400.000 thùng dầu mỗi ngày vẫn tiếp diễn.

Bên cạnh gián đoạn nguồn cung từ phía Iraq, yếu tố khác cũng hỗ trợ cho giá là kỳ vọng nhu cầu gia tăng tại quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới Trung Quốc. Nhà sản xuất dầu khí hàng đầu châu Á, PetroChina cho biết mức tiêu thụ nhiên liệu tinh chế của Trung Quốc trong năm nay có khả năng tăng 3% so với mức trước đại dịch COVID năm 2019.

Dầu vẫn đang trên đà ghi nhận mức giảm tháng thứ năm, chủ yếu là do cuộc khủng hoảng ngân hàng đã lan tràn khắp các thị trường vào đầu tháng, mặc dù giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng hiện đã qua.

Nguồn cung ổn định của Nga đã hạn chế nhu cầu dầu thô cũng làm tăng thêm xu hướng giảm giá. Theo tính toán của Reuters, tổng xuất khẩu các loại dầu thô từ Nga trong tháng 4 tại cảng Novorossiysk của Nga sẽ tăng 26% so với kế hoạch tháng 3

Các nhà đầu tư sẽ theo dõi dữ liệu về lạm phát của Mỹ vào cuối ngày thứ Sáu để tìm manh mối về lộ trình thắt chặt tiền tệ trong tương lai, khi các quan chức Cục Dự trữ Liên bang tiếp tục nhấn mạnh sự cần thiết phải hạ giá. OPEC+ cũng họp vào tuần tới, mặc dù dự kiến sẽ không có thay đổi về hạn ngạch sản xuất.

Ở một diễn biến khác, giá khi tự nhiên giảm 3,66% xuống 2,1 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh trong ngày hôm qua. Sản lượng khi đốt trung bình ở 48 bang của Mỹ đã tăng lên 98,6 tỷ feet khối cho đến nay trong tháng 3, tăng từ mức 98,1 tỷ feet khối vào tháng Hai. Trong khi đó, thời tiết được dự báo tiếp tục ấm hơn cho đến giữa tháng 4 làm giảm nhu cầu sưởi ấm của các hộ gia đình. Dự báo từ Reuters cho biết nhu cầu khi đốt tại Mỹ sẽ giảm từ 110,6 tỷ xuống 103,5 tỷ feet khối vào tuần tới. Điều này đã gây áp lực tới giá.

Quý nhà đầu tư xem thêm phân tích kỹ thuật tại: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGÀY 31/03/2023.

KIM LOẠI QUÝ TĂNG DO ĐỒNG ĐÔ LA SUY YẾU; ĐỒNG TIẾP TỤC ĐI NGANG

Kim loại quý

  • Giá vàng tăng nhẹ lên 0,83% lên 1980,25 USD/ounce.
  • Giá bạc tăng 2,23% lên 23,99 USD/ounce.
  • Giá bạch kim cũng tăng 2% lên 996,9 USD/ounce.

Sự suy yếu của đồng USD vẫn là yếu tố chính hỗ trợ cho giá của các mặt hàng kim loại quý. Chỉ số Dollar Index đã giảm về 102,14 điểm mức đóng của thấp nhất kể từ đầu tháng 2 tới nay. Bên cạnh đó, GDP quý IV của Mỹ được công bố hôm qua chỉ tăng 2,6%, thấp hơn so với cả tăng trưởng của quý III cũng như ước tính của các nhà phân tích trước đó. Thông tin này phản ánh những áp lực nhất định mà nền kinh tế phải gánh chịu khi mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã liên tục tăng lãi suất trong vòng một năm qua. Lo ngại tăng trưởng kinh tế kém và nguy cơ suy thoái đã khiến cho dòng tiền phân bố vào thị trường kim loại quý.

Giá bạc hiện đang ở mức cao nhất trong gần hai tháng, còn giá bạch kim đang tìm cách khôi phục lại mức 1000 USD/ounce. Trong khi giá vàng luôn neo ở mức cao gần 2000 USD/ounce, dòng tiền hướng sang thị trường bạc, do định giá của kim loại này hiện đang hấp dẫn hơn. Bên cạnh vai trò trú ẩn, giá kim loại quý cũng tăng khi mà Ngân hàng Trung ương Mexico và Ngân hàng Trung ương Nam Phi, hai quốc gia sản xuất bạc và bạch kim lớn nhất thế giới đã tiến hành tăng lãi suất. Động thái này làm cho chi phí khai thác và sản xuất kim loại quý tăng lên cùng với tỷ giá của các đồng Peso (Mexico) và đồng Rand (Nam Phi) so với đồng USD.

Kim loại cơ bản

  • Giá đồng đóng cửa gần như không đối, chỉ nhích nhẹ 0,12% lên 4,09 USD/pound.

Sự suy yếu của đồng bạc xanh không mang lại nhiều hỗ trợ đáng kể với giá đồng, bởi dòng tiền trên thị trường tài chính yếu cùng với triển vọng mờ mịt.

Mới đây, các công ty sản xuất đồng tại Peru, nhà xuất khẩu đồng lớn thứ hai thế giới, đang kỳ vọng tăng sản lượng trong năm 2023, do hoạt động khai thác và vận chuyển được phục hồi sau các cuộc biểu tình lớn vào đầu năm nay. Dữ liệu điện tử cơ quan điện lực tư nhân COES của Peru, cho thấy hoạt động tại các mỏ hàng đầu của Peru đã ổn định kể từ đầu tháng 3. Peru đã sản xuất khoảng 2,44 triệu tấn đồng vào năm ngoái, tăng 4,8% so với năm 2021 và rất gần với mức tối đa trước đại dịch Cond-19.

Quý nhà đầu tư xem thêm phân tích kỹ thuật tại: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGÀY 31/03/2023.

 

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *