Tin tức thị trường ngày 19/04/2023
Giá lúa mì và ngô dù ghi nhận phiên tăng thứ 3 liên tiếp nhưng giá biến động tương đối giằng co
Kết thúc phiên giao dịch ngày 19/04, giá ngô đóng cửa trong sắc xanh nhưng đà tăng đã có phần thu hẹp. Thị trường trong ngày hôm qua diễn biến khá giằng co và rung lắc khi giá chỉ đi ngang trong biên độ 10 cents.
Số liệu từ báo cáo Tiến độ Mùa vụ (Crop Progress) cho thấy, trong tuàn kết thúc vào ngày 16/04, tiến độ gieo trồng ngô niên vụ 2023/24 của Mỹ đã đạt mức 89% diện tích dự kiến, tăng từ mức 3% trong tuần trước. Con số này mặc dù cao hơn cùng kỳ năm ngoái và trung bình 5 năm nhưng lại thấp hơn mức kỳ vọng 10% của thị trường. Đây là nguyên nhân giúp ngô nhận được lực mua khi mở cửa.
Lúa mì cũng ghi nhận phiên tăng thứ 3 liên tiếp nhưng giá biến động tương đổi giằng co. Sau khi tăng nhẹ lên vùng 717, phe bán đã chiếm ưu thế và thu hẹp đà tăng của lúa mì.
Vào hôm qua, hãng thông tấn RIA dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Nga cho biết việc kiểm tra tàu vận chuyển ngũ cốc từ Ukraine đã được khởi động lại sau thời gian tạm dừng. Việc kiểm tra này được tiếp tục sẽ giúp Ukraine xuất khẩu trở lại, từ đó gây sức ép lên giá và đà tăng sẽ bị thu hẹp.
Giá dầu diễn biển giằng co khi áp lực lãi suất tăng hạn chế tác động tích cực của GDP Trung Quốc
Giá dầu được hỗ trợ bởi triển vọng kinh tế tích cực của Trung Quốc. Do quốc gia này đóng vai trò trong định hình xu thế giá. Cụ thể:
Theo dữ liệu từ Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) cho biết tốc độ tăng trưởng GDP Quý I năm nay của Trung Quốc tăng nhanh hơn so với dự báo 0.5 điểm phần trăm, đat mức 4.5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc cũng là quốc gia tiêu thụ dầu thứ 2 và là đối tác chính là Nga trong việc mua dầu. Lưu lượng dầu trên thực tế của Trung Quốc tăng kỷ lục trong tháng 3 đạt 63.9 triệu tấn. Đây cũng là quốc gia tiêu thụ dầu thứ 2 và là đối tác chính là Nga trong việc mua dầu.
Tuy nhiên đà tăng bị chững lại do lo ngại tăng trưởng tại Mỹ trong bối cảnh lãi suất có thể vượt mức 5%, khiến giá dầu giằng co trong suốt phiên tối và kết thúc với mức tăng nhẹ cụ thể dầu thô WTI tăng 0.09%, dầu thô Brent tăng 0.01%.
Đồng USD suy yếu hỗ trợ giá cho các kim loại quý, hưởng lợi từ tín hiệu tích cực từ Trung Quốc
Không chỉ hỗ trợ giá dầu mà giá các kim loại quý cũng được ghi nhận tín hiệu sắc xanh bao phủ trên toàn bảng giá từ tín hiệu tích cực từ kinh tế Trung Quốc (tốc độ tăng trưởng GDP Quý I năm nay) cụ thể giá bạc tăng 0.70% lên 25.26 USD/ounce, bạch kim tăng 3.56% lên 1097.3 USD/ounce, giá đồng tăng 0.63% lên 4.09 USD/ pound.
Ngoài ra Yếu tố chính hỗ trợ cho đà tăng của nhóm kim loại quý vẫn là sự suy yếu của đồng USD, với chỉ số Dollar Index giảm về 101.75 điểm.
Bên cạnh đó, giá bạc và bạch kim cũng được hưởng lợi khi dòng tiền rời khỏi thị trường rủi ro như thị trường chứng khoán
Giá bạch kim tăng vượt trội hơn so với vàng và bạc, bởi nguồn cung của kim loại này bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi mà Nam Phi, nhà sản xuất số một thế giới, vẫn đang phải chống chọi với cuộc khung hoảng điện nghiêm trọng do vậy tình trạng mất điện ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất.
Mặc dù vậy, đà tăng của hai kim loại đều khá khiêm tốn, dưới 1%, bởi các nhà đầu tư đón nhận những tin tức tích cực về phía nguồn cung. Xuất khẩu đông của Peru giảm 20% trong hai tháng đầu năm, tuy nhiên các hoạt động sản xuất đang phục hồi sau tình trạng bất ổn xã hội tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Với quặng sắt, Công ty khai thác mở Vale SA của Brazil, một trong ba nhà sản xuất quặng sắt lớn nhất thế giới, cho biết sản lượng trong quý đầu tiên tăng 5.8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 66.77 triệu tấn.
Bài viết liên quan