fbpx

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG NGÀY 19/07/2023

 

 

NÔNG SẢN

Ngô

Bất ổn chính trị ở Biển Đen và lo ngại về mùa vụ tại Mỹ thúc đẩy giá ngô tăng mạnh nhất trong gần 2 năm qua

Sau khi Nga thông báo không gia hạn thỏa thuận ở Biển Đen, Nga đã tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái làm hư hại một cảng của Ukraine ở Odessa. Căng thẳng địa chính trị mở ra đợt tăng mạnh đối với nông sản.

Mỹ và châu Âu lên án việc Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen, gọi đây là hành động “leo thang chiến tranh bằng nạn đói”, yêu cầu Moscow lập tức gia hạn thỏa thuận nhằm tránh khủng hoảng lương thực toàn cầu. Quyết định của Nga khiến cho thị trường lo ngại về khả năng đứt gãy chuỗi cung ứng như giai đoạn đầu năm 2022.

Thời tiết tại Midwest, khu vực sản xuất chính của Mỹ tiếp tục hỗ trợ giá. Dự báo thời tiết sẽ nóng hơn với nhiệt độ cao hơn bình thường trong nửa cuối tháng 7 dẫn tới chất lượng cây trồng sụt giảm.

Lúa mì

Bất ổn chính trị leo thang thúc đẩy giá lúa mì tăng

Báo cáo về thiệt hại cơ sở hạ tầng tại cảng ở Odessa cho thấy vấn đề thực sự nghiêm trọng nếu xuất khẩu không được nối lại.

Tại Mỹ, tiến độ thu hoạch lúa mì vụ xuân đạt 51% diện tích dự kiến, cao hơn là 47%, theo báo cáo Crop Progress, cho thấy tín hiệu tích cực với mùa vụ Mỹ và hạn chế phần nào đà tăng của giá lúa mì.

Đậu tương

Giá đậu tương tăng mạnh hơn 1% và đóng cửa ở sát vùng kháng cự 1400 trước triển vọng thời tiết tiêu cực

Báo cáo Tiến độ Mùa vụ (Crop Progress): tỷ lệ cây trồng đạt chất lượng tốt – tuyệt vời trong tuần kết thúc ngày 16/07 ở mức 55% diện tích, tăng 4% so với tuần trước đó, cao hơn dự đoán. Tại hầu hết các bang, chất lượng đậu tương đều có sự phục hồi đáng kể nhờ lượng mưa vào cuối tháng trước và đầu tháng này.

Thời tiết tại khu vực sản xuất chính của Mỹ dự báo sẽ nóng hơn trong 2 tuần cuối tháng 7, sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng và tăng xác suất USDA cắt giảm mạnh số liệu năng suất niên vụ 2023/24 trong báo cáo tới.

Giá dầu đậu tương giảm phiên thứ 3 liên tiếp do diễn biến dầu cọ, bất chấp tình hình tại biển Đen vẫn chưa có tiến triển. Giá dầu cọ suy yếu trong khi nhu cầu của thị trường tương đối mờ nhạt. Theo giám đốc của công ty môi giới dầu thực vật Sunvin Group, thị trường không còn lực mua do tồn kho dồi dào và nhu cầu không cải thiện như kỳ vọng.

Giá khô đậu tăng hơn 1%, khi các mặt hàng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhảy vọt.

NĂNG LƯỢNG

Lo ngại nguồn cung thu hẹp tại Mỹ và Nga thúc đẩy giá dầu tăng trở lại

Kết phiên 18/07, giá dầu WTI kỳ hạn tháng 9 tăng 2,13% lên 75,66 USD/thùng và dầu Brent tăng 1,44% lên 79,63 USD/thùng.

Yếu tố cung – cầu

Báo cáo của Cơ quan Năng lượng Mỹ (EIA), sau khi đạt mức cao kỷ lục vào tháng 9 và tháng 4, sản lượng dầu đá phiến của Mỹ sẽ giảm vào tháng 8, xuống còn 9,4 triệu thùng/ngày.

Các công ty dầu mỏ của Mỹ đã hạn chế chi tiêu nhằm thúc đẩy lợi nhuận cho các cổ đông. Sự chậm lại cũng thể hiện rõ trong việc giảm số lượng giếng khoan nhưng chưa hoàn thành (DUC) thêm 24 giàn, xuống còn 4.828 giàn trong tháng 6. Cùng với việc cắt giảm sản lượng từ OPEC+, sự sụt giảm sản lượng tại Mỹ làm dấy lên lo ngại về thâm hụt nguồn cung.

Xuất khẩu dầu thô trung bình 4 tuần giảm xuống mức 3,1 triệu thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 1/2023, thấp hơn ~ 270.000 thùng/ngày so với tháng 2.

Giá dầu Urals của Nga tăng vượt trần giá 60 USD/thùng vào tuần trước và trở về 58,6 USD/thùng vào 17/07.

Yếu tố vĩ mô

Một số Ngân hàng lớn tại Mỹ có sức ảnh hưởng toàn cầu đã báo cáo thu nhập trong quý II. Trong đó, lợi nhuận của Bank of America và Morgan Stanley đều đánh bại ước tính, củng cố tâm lý lạc quan về nền kinh tế Mỹ trong bối cảnh lãi suất cao.

KIM LOẠI

Kim loại quý

Giá đồng loạt tăng trước kì vọng Fed chỉ còn một đợt tăng lãi suất

Kết phiên ngày 18/7, bạc tăng 0,95% lên 25,25 USD/ounce. Bạch kim tăng phiên thứ 5 liên tiếp với mức tăng 0,7% lên 994,4 USD/ounce. Vàng tăng 1,23% lên 1.978,72 USD/ounce.

Doanh số bán lẻ của Mỹ tháng 6 tăng 0,2% so với tháng 5, thấp hơn mức tăng 0,5% dự đoán. Fed cho biết sản xuất công nghiệp của Mỹ giảm tháng thứ 2 liên tiếp do sản xuất ô tô và các sản phẩm năng lượng giảm. Dữ liệu cho thấy nền kinh tế Mỹ không tăng trưởng quá nóng, lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt.

Chỉ số Dollar Index, thước đo đo lường tỷ giá của đồng USD và các đồng tiền thương mại khác, đang neo ở mức thấp nhất trong vòng 15 tháng. Do đó, giá kim loại quý được hỗ trợ nhờ chi phí đầu tư bớt đắt đỏ hơn.

Kim loại cơ bản

Đồng COMEX giảm phiên thứ 3 liên tiếp khi giảm 0,38% xuống 3,82 USD/pound trước sức ép của việc tăng trưởng kinh tế yếu kém tại Trung Quốc làm lu mờ triển vọng tiêu thụ

Bắc Kinh đưa ra chính sách phục hồi và mở rộng tiêu dùng, thúc đẩy nhu cầu ô tô và điện tử, tăng thu nhập hộ gia đình, nhưng được đánh giá là chưa đủ lực để vực dậy niềm tin tiêu dùng của người dân.

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *