Bản tin tổng hợp ngày 01/02/2023.
LÚA MÌ CÓ CHU KỲ GIẢM HÀNG THÁNG DÀI NHẤT KỂ TỪ NĂM 2016 NHỜ NGUỒN CUNG DỒI DÀO
Lúa mì giảm tháng thứ tư liên tiếp, chuỗi giảm dài nhất kể từ năm 2016, do triển vọng xuất khẩu được cải thiện làm giảm bớt lo lắng về nguồn cung. Bất chấp những rào cản hậu cần ở khu vực Biển Đen, Nga và Ukraine vẫn duy trì vai trò là những quốc gia xuất khẩu lớn. Đồng thời, vụ mùa bội thu ở Úc và một số nước châu Âu vẫn còn lượng lúa mì đáng kể để xuất khẩu. Ấn Độ dự báo vụ lúa mì cao kỷ lục.
Điểm tin chính:
- Ngô CBOT giao tháng 3 giảm 4 cent xuống 679,75 cent/giạ.
- Đậu tương CBOT giao tháng 3 tăng 2,75 cent lên 1538 cent/giạ.
- Lúa mì CBOT giao tháng 3 tăng 8,75 cent lên 761,25 cent/giạ.
Lúa mì mùa đông ở Bắc bán cầu sẽ thoát khỏi trạng thái ngủ đông khi thời tiết ấm lên và triển vọng ban đầu là trái chiều. Cây trồng ở một số nhà trồng trọt lớn của Hoa Kỳ đang ở tình trạng xấu do khô hạn và những đợt lạnh giá. Xếp hạng tình trạng lúa mì mùa đông của Hoa Kỳ được cải thiện đôi chút ở Kansas, với 21% vụ mùa ở tình trạng tốt đến xuất sắc tính đến ngày 29/01, tăng từ 19% vào cuối tháng 12/2022. Xếp hạng cũng được cải thiện ở Nebraska ở mức 22%, tăng so với mức 18% vào tháng trước và Nam Dakota ở mức 22%, tăng 6% so với tháng 12. 69% vụ mùa ở Illinois là từ tốt đến xuất sắc, tăng từ mức 68% trong tháng trước. Tuy nhiên, ở Oklahoma, 17% lúa mì của bang được đánh giá từ tốt đến xuất sắc, giảm từ 38% vào cuối tháng 12.
SovEcon báo cáo dự trữ lúa mì tại trang trại của Nga ước tính là 22,1 triệu tấn kể từ ngày 01/01. Con số này cao hơn 42% so với mức trung bình trong 5 năm qua. Dự trữ cao dự kiến sẽ hỗ trợ hoạt động xuất khẩu tích cực trong nửa cuối năm 2022-2023, gây áp lực giảm giá toàn cầu. Xuất khẩu nửa đầu năm 2022-23 thấp hơn mức trung bình của 4 năm do đồng rúp mạnh, giá cước vận tải cao và tác động của thuế xuất khẩu. Với lượng dự trữ lúa mì cao và giá cả thuận lợi cho các nhà xuất khẩu, SovEcon dự kiến tốc độ xuất khẩu cao kỷ lục trong những tháng tới. Xuất khẩu trong nửa đầu năm 2023 được dự báo đạt 21,3 triệu tấn, so với 10,9 triệu tấn trong cùng kỳ năm ngoái.
Bộ Nông nghiệp Ukraine báo cáo số lượng tàu khởi hành hàng ngày đã giảm từ 2,7 xuống 2,5, mức thấp nhất kể từ khi thực hiện thỏa thuận xuất khẩu Biển Đen, với lý do là sự chậm trễ của các thanh tra viên Nga. Tổng xuất khẩu đạt khoảng 607.771 tấn trong tuần tính đến ngày 29/01, giảm so với 893.874 tấn của tuần trước. Thỏa thuận sẽ kết thúc vào ngày 19/03.
IMF đã nâng cấp các dự báo tăng trưởng kinh tế cho năm 2023 và 2024 trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới, do việc mở cửa trở lại nền kinh tế Trung Quốc khiến triển vọng lạc quan hơn. Bất chấp triển vọng được cải thiện, tăng trưởng toàn cầu vẫn yếu so với các tiêu chuẩn lịch sử và cuộc chiến ở Ukraine tiếp tục gây lo ngại cho thị trường. Báo cáo cũng cảnh báo nền kinh tế toàn cầu vẫn phải đối mặt với những rủi ro đáng kể, cảnh báo “các kết quả nghiêm trọng về sức khỏe ở Trung Quốc có thể kìm hãm đà phục hồi của nền kinh tế, cuộc chiến của Nga và Ukraine có thể leo thang và chi phí tài chính toàn cầu thắt chặt hơn có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nợ nần.”
Đậu tương ít biến động, tăng tháng thứ tư liên tiếp khi hạn hán tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực tới các khu vực quan trọng của Argentina.
(Nguồn: Bloomberg)
Quý nhà đầu tư tham khảo phân tích kỹ thuật của thị trường tại: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGÀY 09/01/2023.
GIÁ DẦU PHỤC HỒI NHỜ BỨC TRANH TIÊU THỤ VÀ KỲ VỌNG FED NGỪNG CHU KỲ TĂNG LÃI SUẤT
Thị trường dầu trải qua một phiên giao dịch đầy giằng co trước khi lấy lại sắc xanh. Kết thúc ngày 31/01, giá dầu thô WTI tăng 1,25% lên 78,87 USD/thùng, giá dầu thô Brent tăng 1,22% lên 85,53 USD/thùng.
Giá dầu giảm trong phiên sáng bất chấp các số liệu kinh tế đầy tích cực của Trung Quốc, nhà nhập khẩu số một thế giới. Cụ thể, chỉ số Quản lý Thu mua (PMI) sản xuất và phi sản xuất tăng lên lần lượt 50.1 và 54.4 điểm. Đáng chú ý, các chỉ số đều vượt kỳ vọng và quay trở lại mức 50 điểm lần đầu tiên kể từ tháng 9/2022, phản ánh sự hồi phục tích cực của nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu.
Sau đó, giá dầu lấy lại đà tăng khi thị trường dần hấp thụ tin tức này, cộng với sự sự suy yếu của đồng USD, với chỉ số Dollar Index giảm về 102,1 điểm. Các nhà đầu tư hiện đang kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sớm ngừng chu kỳ tăng lãi suất, trong bối cảnh các chỉ số kinh tế cho thấy lạm phát đã đã được kiểm soát và sẽ tiếp tục hạ nhiệt trong thời gian tới. Chi phí nằm giữ và kinh doanh dầu thô giảm đã thúc đẩy sức mua với thị trường dầu.
Bên cạnh đó, các đại biểu của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Đầu mỏ và đồng minh (OPEC+) đã khuyến nghị giữ mức sản lượng không đổi trong cuộc họp kết thúc vào hôm nay. Nhiều thành viên vẫn không thể đạt được các hạn ngạch đã đề ra, ngay cả khi OPEC đã cắt giảm sản lượng.
Nguồn cung không gia tăng trong khi triển vọng tiêu thụ sáng sủa cũng phần nào mang lại sự hỗ trợ với thị trường dầu. S&P Platts dự kiến nhu cầu xăng, dầu diesel và nhiên liệu bay của Trung Quốc sẽ tăng lần lượt 7%, 4 và 38%. Vì thế khi mức tiêu dùng nội địa Trung Quốc phục hồi, Bắc Kinh có thể sẽ hạn chế xuất khẩu sản phẩm để tránh lạm phát nhiên liệu.
Tính bất ổn của thị trường vẫn còn, khi Nga sẽ phải đối mặt với lệnh cấm vận các sản phẩm lọc dầu. Nga là thành viên chủ chốt của liên minh OPEC+ và hiện là nhà cung cấp dầu Diesel lớn nhất của Liên minh châu Âu (EU). Sẽ không dễ dàng để EU thay thế nguồn cung lên tới 600.000 mỗi ngày.
Trong sáng nay, dữ liệu từ Viện Dầu khí Mỹ (API) cho thấy tồn kho dầu thô tuần kết thúc ngày 27/01 của Mỹ tăng 6,3 triệu thùng, và cũng là tuần tăng thứ 5 liên tiếp. Tồn kho nhiên liệu chưng cất và xăng tăng lần lượt 1,5 và 2,7 triệu thùng. Việc dữ trữ dầu thô và các sản phẩm lọc dầu tăng vượt kỳ vọng có thể sẽ khiến cho sức ép bán quay trở lại thị trường trong sáng nay.
(Nguồn: MXV)
Quý nhà đầu tư tham khảo phân tích kỹ thuật của thị trường tại: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGÀY 09/01/2023.
KIM LOẠI QUÝ ĐẢO CHIỀU PHỤC HỒI TRỞ LẠI VÀO CUỐI PHIÊN, ĐỒNG GHI NHẬN THÁNG TĂNG THỨ 3 LIÊN TIẾP
Kết thúc ngày giao dịch 01/02, nhóm kim loại quý mặc dù gặp áp lực bán vào đầu phiên, nhưng lực mua mạnh mẽ vào cuối phiên đã giúp các mặt hàng này đóng cửa trong sắc xanh. Giá vàng tăng 0,28% lên 1927,88 USD/ounce. Bac và bạch kim lần lượt chốt phiên với các mức tăng nhẹ 0,43% lên 23,86 USD/ounce và 0,05% lên 1021,1 USD/ounce. Tuy nhiên, cả giá bạc và bạch kim đều ghi nhận tháng đầu năm 2023 suy yếu sau chuỗi 4 tháng tăng liên tiếp trước đó.
Sức ép liên tục kéo giá kim loại quý suy yếu trong nửa phiên đầu ngày hôm qua, khi các nhà đầu tư thận trong trước thềm cuộc họp lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE). Mối quan tâm lớn nhất của thị trường sẽ là việc lãi suất sẽ tăng đến mức nào và trong bao lâu, cũng như điều đó có gây ra một cuộc suy thoái kinh tế hay không. Sự không chắc chắn này đã thúc đẩy nhu cầu nắm giữ tiền mặt có tính thanh khoản cao trong phiên sáng, với đồng USD mạnh hơn gây sức ép tới bạc và bạch kim.
Tuy nhiên, giá kim loại quý nhanh chóng đảo chiều lấy lại đà tăng trong phiên tối sau khi dữ liệu của Bộ Lao động Mỹ cho thấy chi phí lao động tăng với tốc độ chậm nhất trong 1 năm vào quý IV ở mức 1% so với mức 1,2% trong quý trước đó, do tốc độ tăng lương chậm lại. Điều này đã kéo đồng Dollar Mỹ suy yếu do kỳ vọng đỉnh lãi suất có thể sẽ không quá cao, từ đó hỗ trợ cho giá bạc và bạch kim trong phần lớn thời gian còn lại của phiên.
Đối với nhóm kim loại cơ bản, đồng COMEX ghi nhận một phiên biến động mạnh, đóng cửa với mức tăng 0,57% lên 4,22 USD/pound, khép lại một tháng với lực mua áp đảo và cũng là tháng tăng thứ 3 liên tiếp của mặt hàng này. Việc thị trường tiêu thu hàng đầu Trung Quốc mở cửa trở lại đã làm tăng kỳ vọng về nhu cầu bùng nổ và liên tục hỗ trợ cho giá kim loại cơ bản, đặc biệt là đồng trong tháng qua. Mặc dù vậy, các yếu tố tăng trưởng toàn cầu và vĩ mô vẫn còn là những trở ngại lớn.
Trong phiên hôm qua, lực bán áp đảo đối với đồng COMEX vào phiên sáng đã kéo giá có thời điểm rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 2 tuần qua, bất chấp tín hiệu tích cực từ lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc, thể hiện qua chỉ số quản trị mua hàng PMI sản tháng 1 đã tăng lên 50,1 từ mức 47 trong tháng 12, vượt ước tính của các nhà kinh tế ở mức 49,8. Khu vực châu Âu (EU) vẫn gặp nhiều rủi ro suy thoái. với doanh số bán lẻ của Đức, nền kinh tế hàng đầu khu vực trong tháng 12 bất ngờ giảm mạnh 5,3% so với tháng trước, trái ngược với dự đoán tăng 0,2%. Kết hợp cùng yếu tố kỹ thuật, thông tin này đã đẩy giá xuống mức 4,12 USD/pound trước khi lấy lại đà tăng mạnh trong phiên tối. Đồng USD quay đầu suy yếu trở lại, thanh khoản dày hơn cùng tín hiệu tích cực trên thị trường Trung Quốc đã kéo giá đồng liên tục tăng về cuối phiên.
Quặng sắt gặp áp lực trở lại, chốt phiên ở mức 127,14 USD/tấn sau khi giảm 0,78%. Theo thông tin mới nhất từ Hiệp hội thép thế giới, sản lượng thép thô toàn cầu năm 2022 giảm 4,2% xuống 1,88 tỷ tấn sau khi giảm mạnh vào tháng cuối cùng của năm. Dữ liệu cho thấy sản lượng thép trên thế giới giảm 10,8% trong tháng 12/2022, trong khi sản lượng tại Trung Quốc giảm 9,8%. Thông tin này đã gây áp lực tới giá quặng sắt, nguyên liệu đầu vào quan trọng cho sản xuất thép.
(Nguồn: MXV)
Quý nhà đầu tư tham khảo phân tích kỹ thuật của thị trường tại: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGÀY 09/01/2023.
Bài viết liên quan