NÔNG SẢN
Ngô
- Giá ngô tương lai của Sàn giao dịch thương mại Chicago (CBOT) đã giảm mạnh vào thứ Sáu sau khi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) công bố báo cáo về diện tích trồng ngô, cho thấy diện tích trồng ngô cao hơn nhiều so với kỳ vọng.
- Ngô giao tháng 9 (ZCEU24) giảm 15 cent xuống 4,07-1/2 USD/giạ, sau khi có thời điểm giảm xuống dưới 4,00 USD/giạ. ZCEU24 ghi nhận mức giảm hơn 6% theo tuần – tuần giảm thứ 2 liên tiếp.
- Ngô vụ mới tháng 12 (ZCEZ24) giảm 13 cent xuống 4,20-3/4 USD/giạ.
- USDA ước tính diện tích trồng ngô là 91,5 triệu mẫu Anh, cao hơn mức kỳ vọng 90,4 triệu mẫu Anh. Vào tháng 3, USDA dự kiến nông dân sẽ trồng 90 triệu mẫu Anh.
- Ước tính trên đã đẩy giá ngô ZCEU24 xuống mức thấp nhất, vì diện tích trồng trọt lớn hơn dự kiến sẽ góp phần làm tăng nguồn cung ngũ cốc lớn nhất của Hoa Kỳ trong nhiều năm.
- Tồn kho ngô của Hoa Kỳ ở mức 4,993 tỷ giạ.
- Tính đến ngày 01/06, lượng ngô tồn kho tại trang trại của Hoa Kỳ đạt ~ 3,03 tỷ giạ, mức tồn kho cao nhất được ghi nhận vào thời điểm này kể từ năm 1988.
- CBOT báo cáo có 744 lô giao hàng đối với hợp đồng ngô tháng 7 (ZCEN24) vào ngày thông báo đầu tiên, cao hơn nhiều so với kỳ vọng giao dịch 0 – 500 lô.
Lúa mì
- Lúa mì tương lai CBOT giảm theo giá ngô sau khi USDA công bố dữ liệu về diện tích và tồn kho vào thứ Sáu.
- Lúa mì đỏ mềm mùa đông tháng 9 (ZWAU24) giảm 6 cent ở mức 5,73-1/2 USD/giạ.
- Hợp đồng lúa mì gioa dịch mạnh nhất đã giảm ~ 16% trong tháng 6, mức giảm hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 6/2022.
- Giá lúa mì cũng giảm theo thị trường ngô sau khi báo cáo của USDA được công bố vào thứ Sáu.
- USDA ước tính tổng diện tích trồng lúa mì của Hoa Kỳ là 47,2 triệu mẫu Anh, so với ước tính hồi tháng 3 là 47,5 triệu mẫu Anh và 49,6 triệu mẫu Anh vào năm 2023. Các nhà phân tích dự kiến diện tích trồng trung bình là 47,7 triệu mẫu Anh.
- Tồn kho lúa mì của Hoa Kỳ đạt 0,702 tỷ giạ. Ước tính thương mại là 0,684 tỷ giạ lúa mì.
- Công ty tư vấn Sovecon của Nga đã cắt giảm ước tính xuất khẩu lúa mì từ 47,8 triệu tấn xuống còn 46,1 triệu tấn.
- CBOT báo cáo có 1.129 lô hàng được giao đối với hợp đồng lúa mì tháng 7 (ZCEN24) vào ngày thông báo đầu tiên, phù hợp với kỳ vọng.
Đậu tương
- Hợp đồng tương lai đậu tương CBOT hoạt động mạnh nhất đóng cửa gần như đi ngang khi dữ liệu của USDA cho thấy diện tích trồng đậu tương thấp hơn dự kiến vào thứ Sáu.
- Đậu tương giao tháng 11 (ZSEX24) giảm 3/4 cent xuống còn 11,04 USD/giạ.
- Khô đậu tương tháng 12 (ZMEZ24) giảm 3,00 USD xuống còn 335,50 USD/tấn ngắn.
- Dầu đậu tương tháng 8 (ZLEZ24) tăng 0,34 cent lên 44,07 USD/pound.
- USDA cho biết diện tích trồng đậu tương đạt 86,1 triệu mẫu Anh, giảm so với ước tính hồi tháng 3 là 86,5 triệu mẫu Anh. Các nhà phân tích dự kiến diện tích trồng đậu tương là 86,8 triệu mẫu Anh.
- Tồn kho đậu tương của Hoa Kỳ đạt ~ 0,967 tỷ giạ. Các nhà phân tích dự kiến là 0,962 tỷ giạ.
- Lượng dầu đậu tương được sử dụng để sản xuất nhiên liệu sinh học tại Hoa Kỳ đã tăng lên 1.070 triệu pound vào tháng 4 từ mức 1.026 triệu pound vào tháng 3.
- CBOT báo cáo không có giao dịch nào đối với hợp đồng tương lai đậu tương tháng 7 (ZSEN24) và khô đậu tương tháng 7 (ZMEN24) vào ngày thông báo đầu tiên.
NĂNG LƯỢNG
- Giá dầu WTI (04:30 hôm nay theo giờ Việt Nam) ở mốc 81,46 USD/thùng, giảm 0,24% (~ 0,20 USD/thùng). Giá dầu Brent ở mốc 84,84 USD/thùng, giảm 0,30% (~ 0,26 USD/thùng).
- Đầu tuần, giá dầu ghi nhận mức tăng ~1% do nhu cầu mạnh mẽ tăng trong mùa hè, sự lo ngại thiếu hụt nguồn cung do căng thẳng địa chính trị leo thang ở Trung Đông, châu Âu và đồng Đô la Mỹ sụt giảm.
- Phiên giao dịch tiếp theo, giá dầu lại giảm 1% do niềm tin của người tiêu dùng Mỹ giảm.
- Đến phiên giao dịch thứ 3 và thứ 4 của tuần, giá dầu ghi nhận mức tăng hơn 1% trong bối cảnh lo ngại nguồn cung bị gián đoạn trước áp lực căng thẳng chính trị leo thang bất chấp tồn kho xăng dầu của Mỹ tăng.
- Trong phiên giao dịch chốt tuần, giá dầu không thể duy trì đà tăng liên tiếp 3 phiên bởi áp lực từ các nhà đầu tư khi cân nhắc nhu cầu nhiên liệu yếu của Mỹ, trong bối cảnh dữ liệu chi tiêu tiêu dùng cá nhân của Mỹ trong tháng 5 giữ nguyên so với tháng 4.
- Tính theo tuần, dầu Brent giảm 24 cent/tuần và dầu WTI đã tăng 81 cent/tuần.
KIM LOẠI
Kim loại quý
- Vàng thế giới (lúc 05:00 hôm nay theo giờ Việt Nam) giao ngay ở mức 2.325,19 USD/ounce.
- Mở cửa tuần giao dịch vừa qua ở mức 2.321,87 USD/ounce, sau đó, giá vàng giao ngay đã tăng lên ngưỡng 2.330 USD/ounce.
- Giá vàng giao ngay giảm xuống mức thấp nhất trong tuần là 2.295,23 USD/ounce vào phiên sáng thứ Tư. Đến thứ Năm, kim loại quý này mới trở lại mức 2.330 USD/ounce sau nhiều nỗ lực của phe mua.
- Sáng thứ Sáu, giá vàng tăng đột biến lên mức cao hàng tuần là 2.339,78 USD/ounce nhưng nhanh chóng quay trở lại mức 2.320 USD/ounce và đi ngang trong phần còn lại của tuần.
- Các chuyên gia cho rằng giá vàng vẫn đang được hỗ trợ mạnh mẽ trong dài hạn. Vàng đang dao động với mức hỗ trợ vững chắc là 2.300 USD/ounce và mức kháng cự ban đầu là 2.350 USD/ounce.
- Ngày Độc lập Hoa Kỳ sẽ khiến tuần này trở thành một tuần bất thường đối với dữ liệu kinh tế. Hôm nay, PMI sản xuất của ISM được công bố. Theo sau là báo cáo phát hành vào thứ Ba về ước tính CPI của châu Âu và Cơ hội việc làm của JOLTS. Chủ tịch Ngân hàng Châu Âu và Christine Lagarde và Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell cũng sẽ phát biểu tại một hội nghị ngân hàng trung ương ở Bồ Đào Nha. Vào thứ Tư, thị trường chú ý đến dữ liệu việc làm của ADP, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần và chỉ số PMI dịch vụ của ISM, cùng với biên bản cuộc họp tháng 6 của FOMC. Sau kỳ nghỉ lễ ngày 4/7 vào thứ Năm, Báo cáo bảng lương phi nông nghiệp tháng 6 được công bố vào thứ Sáu.
Kim loại cơ bản
- Giá đồng tăng sau khi dữ liệu lạm phát của Mỹ có lợi cho việc cắt giảm lãi suất trong tương lai, trong khi một số nhà giao dịch đã mua hợp đồng tương lai sau khi chúng không thể phá vỡ dưới mức hỗ trợ quan trọng.
- Đồng kỳ hạn 3 tháng LME tăng 0,9% lên 9.597 USD/tấn. Hợp đồng này đã giảm 4% trong tháng 6 và ghi nhận tuần giảm thứ 6 liên tiếp.
- Giá đồng tương lai COMEX của Mỹ tăng 1,1% lên 4,39 USD/lb.
- Nitesh Shah – Chiến lược gia hàng hóa của WisdomTree, cho biết kim loại cơ bản hiện nay rất nhạy cảm với triển vọng cắt giảm lãi suất. ECB và Thụy Sĩ đã cắt giảm lãi suất và câu hỏi đặt ra là khi nào lạm phát sẽ hạ nhiệt đủ để FED cắt giảm lãi suất.
- Thước đo lạm phát ưa thích của FED, chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE), đã cung cấp dữ liệu đáng khích lệ vào thứ Sáu cho thấy lạm phát đang hạ nhiệt.
- Chỉ số đồng USD yếu hơn đã hỗ trợ giá kim loại sau đó.
Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]
Bài viết liên quan