fbpx

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG NGÀY 02/02/2023

Bản tin tổng hợp ngày 02/02/2023.

ĐẬU TƯƠNG TĂNG DO TRIỂN VỌNG VỤ MÙA TẠI BRAZIL LÀM LU MỜ TÌNH TRẠNG HẠN HÁN TẠI ARGENTINA

Điểm tin chính:

  • Đậu tương tăng 0,4% lên 15,27 USD/giạ.
  • Đậu tương giảm 17-3/4 cent xuống 15,20-1/4 USD
  • Ngô tăng 1-1/4 cent lên 6,81 USD/giạ.

Đậu tương CBOT tăng, phần nào phục hồi đà giảm vào thứ Tư, sau khi một cơ quan của Hoa Kỳ cắt giảm ước tính sản lượng ở Argentina do nắng nóng và hạn hán trong những tháng cuối năm 2022. Giá cũng được hỗ trợ bởi sự suy yếu của đồng đô la Mỹ.

Sản lượng thu hoạch đậu tương ở Brazil, quốc gia trồng trọt hàng đầu thế giới, được dự báo tăng nhẹ bởi nhà môi giới StoneX lên 154,2 triệu tấn. Năng suất tăng ở hầu hết các khu vực đậu tương bắt đầu thu hoạch đang bù đắp cho sự sụt giảm sản lượng từ các vùng bị hạn hán ở cực nam của đất nước.

Don Roose, chủ tịch của U.S. Commodities cho biết, những kỳ vọng về vụ mùa bội thu của Brazil đã làm lu mờ những lo ngại về ảnh hưởng của vụ thu hoạch do hạn hán tại Argentina. Giá đậu tương tương lai đã sớm được hỗ trợ sau một báo cáo từ tùy viên Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ tại Buenos Aires hôm thứ Ba đã cắt giảm ước tính không chính thức về sản lượng đậu tương Argentina xuống còn 36 triệu tấn, thấp hơn nhiều so với dự báo chính thức của USDA là 45,5 triệu tấn. Nhà dự báo thời tiết Maxar cho biết, mưa có thể sẽ cải thiện điều kiện ở một số khu vực trồng trọt của Argentina trong vài ngày tới, nhưng tình trạng khô hạn sẽ tăng trở lại từ cuối tuần.

Giá lúa mì CBOT giao tháng 3 kết thúc ở mức thấp hơn, sau khi đạt mức cao nhất trong 4 tuần. Giá lúa mì châu Âu giảm, chịu áp lực bởi giá bán thấp của các nhà xuất khẩu khu vực Biển Đen và Trung Đông.

Đồng đô la giảm thêm sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell cho biết ngân hàng trung ương đã đạt được tiến bộ trong cuộc chiến chống lại lạm phát. Điều này hỗ trợ giá của hàng hóa bằng đồng tiền Mỹ.

(Nguồn: Bloomberg & Reuters)

Quý nhà đầu tư tham khảo phân tích kỹ thuật của thị trường tại: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGÀY 02/02/2023.

GIÁ DẦU GIẢM MẠNH KHI NHÓM OPEC+ GIỮ NGUYÊN SẢN LƯỢNG VÀ BÁO CÁO EIA PHẢN ÁNH NHU CẦU SUY YẾU

Kết thúc phiên giao dịch ngày đầu tháng 2, giá dầu bất ngờ giảm mạnh và đóng cửa ở mức thấp nhất trong vòng 3 tuần qua, với dầu WTI giảm 3,12% xuống 76,41 USD/thùng, trong khi dầu Brent giảm 3,07% xuống 82,8 USD/thùng. Bức tranh nhu cầu chưa có sự cải thiện tích cực, trong khi nguồn cung không có nhiều sự thay đổi đã kéo giá dầu suy yếu trong phiên.

Giá dầu mở cửa với đà tăng nhẹ trong bối cảnh kỳ vọng nhu cầu tại Trung Quốc sẽ được thúc đẩy sau khi mở cửa. Xuất khẩu dầu WTI của Mỹ sang Trung Quốc đã tăng trong tháng trước lên khoảng 187.000 thùng/ngày, mức cao nhất kể từ tháng 8. Những hoạt động xuất khẩu này dự kiến sẽ thắt chặt nguồn cung dầu WTI trên toàn cầu, trong khi giá dầu WTI Midland, một loại dầu ngọt nhẹ chủ chốt của Mỹ đã tăng lên, giao dịch ở mức cao hơn 2 USD/thùng so với giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ, mức cao nhất kể từ ngày 18/10.

Tuy nhiên, đà tăng đã nhanh chóng bị xoá bỏ, giá dầu liên tục giảm trong nửa cuối phiên trước quyết định giữ nguyên sản lượng của nhóm Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC+) và đặc biệt là dữ liệu tồn kho dầu gia tăng trong báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA).

Quyết định không thay đổi sản lượng của nhóm OPEC+ không nằm ngoài dự đoán của thị trường, phản ánh sự không chắc chân trong cả yếu tố cung – cầu. Trước đó, Saudi Arabia đã giảm giá bán dầu thô sang châu Á. Chính vì vậy, quyết định không gia tăng sản lượng cho thấy rằng OPEC+ đánh giá nhu cầu tiêu thụ vẫn chưa mang tính đột phá.

Lực bán đặc biệt được thúc đẩy mạnh mẽ sau báo cáo của EIA, kéo giá dầu liên tục lao dốc. Cơ quan này báo cáo tồn kho dầu thô và nhiên liệu của Mỹ đã tăng vào tuần kết thúc ngày 27/01, lên mức cao nhất kể từ tháng 06/2021 do nhu cầu vẫn yếu. Cụ thể, tồn kho dầu thô thương mại Mỹ tăng 4,1 triệu thùng, cao hơn nhiều so với dự đoán chỉ tăng 0.4 triệu thùng của thị trường, trong khi tồn kho xăng và nhiên liệu cũng đồng loạt tăng. Nhu cầu dầu thô cho hoạt động lọc dầu tại Mỹ giảm 19.000 thùng, xuất khẩu dầu thô Mỹ cũng giảm hơn 1,2 triệu thùng trong tuần qua so với tuần trước đó. Ngoài ra, một thước đo về nhu cầu, tổng sản phẩm được cung cấp trung bình 4 tuần đạt mức 19,3 triệu thùng, thấp hơn 10,5% so với cùng kỳ năm ngoài. Các dữ liệu đều đang cho thấy bức tranh tiêu thụ suy yếu và điều này đã gây sức ép cho giá dầu giảm khoảng 2 USD/thùng kể từ sau thời điểm ra báo cáo.

(Nguồn: MXV)

Quý nhà đầu tư tham khảo phân tích kỹ thuật của thị trường tại: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGÀY 02/02/2023.

KIM LOẠI QUÝ GIẢM KHI VAI TRÒ TRÚ ẨN BỊ LÉP VỀ, ĐỒNG VÀ QUẶNG SẮT CHỊU SỨC ÉP TỪ CÁC SỐ LIỆU KINH TẾ TIÊU CỰC

Sắc đỏ áp đảo trên bảng giá kim loại trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng 2, với giá bạc giảm 0,95% về 23,61 USD/ounce, giá bạch kim giảm 1,9% về 1001,7 USD/ounce.

Tin tức được quan tâm nhất đối với thị trường kim loại trong phiên hôm qua là nội dung cuộc họp lãi suất của cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Các nhà hoạch định chính sách đã tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản và là lần tăng thứ 6 liên tiếp, lên mức 4,25 – 4,5%. Tại cuộc họp báo sau cuộc hợp, chủ tịch Fed Jerome Powell cũng phát ra các tín hiệu rằng sẽ còn một lần tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản nữa, trước khi mức lãi suất được duy trì ở dưới mức 5%.

Thông tin này đã khiến cho đồng USD suy yếu với chỉ số Dollar Index giảm mạnh về 101,22 điểm, và là mức thấp nhất kể từ tháng 04/2022. Tuy nhiên, giá của các mặt hàng kim loại quý không được hưởng lợi từ việc này, trái lại còn suy yếu do sức ép từ thị trường chứng khoán. Những kỳ vọng về việc lãi suất lập đỉnh đã cải thiện tâm lý cho các nhà đầu tư, và khiến dòng vốn phân bố mạnh mẽ vào các thị trường đầu tư rủi ro, thay vì các tài sản có tính an toàn cao như bạc và bạch kim.

Bên cạnh đó, chỉ số Quản lý Thu mua (PMI) sản xuất tháng 1 của Mỹ hiện vẫn ở dưới mức 50 điểm, cho thấy sự suy yếu của các hoạt động sản xuất công nghiệp. Bên cạnh vai trò trù ấn, bạc và bạch kim đều là những kim loại quan trọng với nhiều ngành sản xuất, nên thông tin này cũng phản ánh nhu cầu tiêu thụ yếu với hai kim loại này và gây sức ép lên giá.

Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng giảm 2,72% về 4,11 USD/pound, “bốc hơi” toàn bộ đà tăng của phiên trước đó. Giá quặng sắt cũng giảm 0,9% về 126 USD/tấn. Bất chấp những lo ngại về nguồn cung ở Chile và Peru, giá đồng vẫn giảm khi triển vọng tiêu thụ kém khả quan hơn so với kỳ vọng. Ngoài chỉ số PMI sản xuất tiêu cực ở cả Mỹ và Trung Quốc, số đơn đặt hàng sản xuất mới và chi tiêu xây dựng ở Mỹ đều giảm, và đang làm gia tăng lo ngại về sự suy yếu của hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Thông tin này trực tiếp làm suy yếu giá của các mặt hàng kim loại cơ bản.

Vì đà tăng của giá đồng trong thời gian gần đây phần lớn đều được thúc đẩy bởi những kỳ vọng, và đã phản ánh hết vào giá, nên trước các tin tức tiêu cực này, các nhà đầu tư tỏ ra thận trọng hơn và tiến hành cắt giảm bớt số lượng vị thế mua.

Đối với giá quặng sắt, đây vẫn là mặt hàng duy trì được đà tăng rất tốt, bởi nhu cầu tiêu thụ quặng sát được kỳ vọng sẽ tăng nhanh và mạnh nhất trong nhóm kim loại. Do vậy, vẫn còn sớm để khẳng định răng giả sắt sẽ đảo chiều dựa trên mức giảm khiêm tốn của phiên hôm qua.

(Nguồn: MXV)

Quý nhà đầu tư tham khảo phân tích kỹ thuật của thị trường tại: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGÀY 02/02/2023.

 

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *