NÔNG SẢN
Ngô
- Ngô chịu áp lực bán mạnh từ sau khi bắt đầu phiên tối trước áp lực từ triển vọng xuất khẩu tại Biển Đen.
- Xuất khẩu thực phẩm của Ukraine trong tháng 10 cải thiện đáng kể so với mức đạt được trong tháng 9, cho thấy vai trò quan trọng của các hành lang an toàn được nước này thiết lập từ giữa tháng 9 đã giúp cho lượng hàng thực phẩm trong nước được giải phóng và xoa dịu lo ngại về nguồn cung toàn cầu.
Lúa mì
- Lực mua kĩ thuật lúa mì hồi phục hơn 1% sau chuỗi 3 phiên giảm giá liên tiếp.
- Giá được hỗ trợ bởi chính sách thắt chặt xuất khẩu của Ukraine khi nước này sẽ đưa ra đăng ký bắt buộc đối với các công ty xuất khẩu thực phẩm nhằm ngăn chặn hành vi trốn thế xuất khẩu đối với nông sản. Nguồn cung từ Ukraine có thể sẽ gặp một số hạn chế so với giai đoạn hiện tại, tác động “bullish” đến giá.
Nhóm đậu
- Dầu đậu tương ghi nhận mức biến động mạnh nhất trong phiên ngày 1/11, đóng cửa lao dốc ~ 3% đẩy giá xuống mức thấp nhất trong gần 5 tháng vừa qua. Áp lực từ triển vọng mùa vụ tích cực tại Argentina nhờ thời tiết thuận lợi là yếu tố đè nặng lên bảng giá dầu đậu và khô đậu tương.
- Số liệu kém khả quan trong báo cáo của Hiệp hội Các nhà Xuất khẩu Ngũ cốc Brazil (ANEC) giúp giá đậu tương duy trì được đà khởi sắc, kìm hãm đà giảm của khô đậu
- Xuất khẩu đậu tương tháng 10 của Brazil lần thứ 3 liên tiếp bị ANEC điều chỉnh giảm. Các lô hàng khô đậu tương xuất khẩu dự kiến giảm so với mức ước tính của tuần trước và thấp hơn đáng kể so với doanh số đạt được cùng kì năm 2022. Xuất khẩu của Brazil có dấu hiệu chững lại, nguồn cung sẵn có tại Mỹ tích cực được đẩy ra thị trường, tác động “bullish” đến giá
NĂNG LƯỢNG
- Dầu nối dài đà giảm sang phiên thứ 3 liên tiếp khi tồn kho nhiên liệu tại Mỹ gia tăng, cho thấy những áp lực nguồn cung đang giảm bớt. Đồng USD mạnh lên cũng hạn chế sức mua đối với dầu thô
- Dầu WTI chốt phiên giảm 0,7% xuống 80,44 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 28/8. Dầu Brent giảm 0,5% xuống 84,63 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 6/10.
- Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA): tồn kho dầu thô thương mại Mỹ tuần 20 – 27/10 tăng 773.000, không thay đổi nhiều so với báo cáo của Viện Dầu khí Mỹ (API). Tồn kho dầu thô tại Cushing, Oklahoma, trung tâm phân phối dầu WTI kỳ hạn của Mỹ tăng 272.000 thùng trong tuần trước.
- Tồn kho xăng tăng 65.000 thùng, trái ngược với kỳ vọng giảm 800.000 thùng. Nhu cầu dầu thô suy yếu khi kế hoạch khởi động lại các nhà máy lọc dầu bảo trì chậm hơn dự kiến.
- Tiêu thụ nhiên liệu yếu hơn tuần trước, tổng sản phẩm được cung cấp giảm 233.000 thùng/ngày xuống 19,86 triệu thùng/ngày.
- Đồng USD mạnh lên ngay sau dữ liệu việc làm của Mỹ, gây sức ép cho giá. Số người có việc ngoài ngành nông nghiệp đạt 113.000 trong tháng 10/2023, tăng từ mức 89.000 của tháng 9/2023, chấm dứt chuỗi giảm 3 tháng liên tiếp. Chỉ số Dollar Index tăng lên mức cao nhất trong 4 tuần.
- Thị trường lao động Mỹ ổn định, nhưng hoạt động sản xuất có sự thu hẹp đáng kể. Theo Viện Quản lý Cung ứng (ISM), chỉ số quản lý mua hàng (PMI) sản xuất của Mỹ tháng 10 đạt 46,7 điểm, thấp hơn 2,3 điểm so với dự báo và tháng trước.
- Tin cơ bản kéo dầu đảo ngược mức tăng mạnh trong nửa phiên đầu – được hỗ trợ bởi căng thẳng leo tháng tại khu vực Trung Đông khi lãnh đạo Iran đã kêu gọi các nước Hồi giáo dừng cung cấp dầu cho Israel.
- Cuộc họp lãi suất của FED đi đến quyết định giữ nguyên lãi suất chính sách ở mức 5,25% – 5,50%, phù hợp với kỳ vọng.
KIM LOẠI
Kim loại quý
- Bạch kim giảm 1,53% xuống 930,4 USD/ounce. Vàng và bạc giảm phiên thứ 2 liên tiếp, lần lượt giảm 0,03% xuống 1.982,15 USD/ounce và giảm 0,71% về 22,79 USD/ounce.
- Bạc và bạch kim biến động khá mạnh. Phiên sáng, giá chịu sức ép do đồng USD tiếp tục mạnh lên. Sức bán gia tăng sau khi các chuyên gia hạ dự báo giá 2 mặt hàng này.
- Giá bạch kim dự kiến sẽ đạt mức 1.023 USD/ounce trong năm 2024, giảm từ mức 1.100 USD/ounce. Bạc, dự báo giá đạt mức 24,85 USD/ounce vào năm 2024 và 23,2 USD/ounce vào năm 2023
- Giá bạc và bạch kim thu hẹp mức giảm trong phiên tối khi đồng USD suy yếu. Dữ liệu kinh tế kém lạc quan của Mỹ và quyết định giữ nguyên lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã gây áp lực lên đồng dollar Mỹ.
Kim loại cơ bản
- Đồng COMEX không thay đổi so với mức tham chiếu, mức 3,64 USD/pound.
- Phiên sáng, giá phải chịu sức ép sau khi Trung Quốc công bố chỉ số PMI sản xuất Caixin rơi xuống ngưỡng thu hẹp sau 2 tháng mở rộng, chỉ đạt 49,5 điểm trong tháng 10. Điều này làm xấu đi triển vọng tiêu thụ đồng, nguồn cung đồng vẫn tích cực. Sản lượng đồng của Chile, quốc gia khai thác đồng lớn nhất thế giới, đạt 457.393 tấn trong tháng 9, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 5,34% so với tháng 8.
- Giá đồng được dự báo sẽ giảm xuống 8.625 USD/tấn vào năm 2024, thấp hơn 3% so với cuộc khảo sát trước của Reuters.
- Sức mua đồng quay trở lại trong phiên chiều khi đồng bạc xanh suy yếu. Áp lực vĩ mô giảm bớt sau động thái “ôn hòa” của quan chức FED trong cuộc họp lãi suất, củng cố lực mua đồng. Điều này đã giúp giá đồng xóa bỏ hoàn toàn mức giảm của phiên sáng.
- Quặng sắt phục hồi lên mức 123,92 USD/tấn sau khi tăng 1,95%. Sắt thép vốn là mặt hàng nhạy cảm hơn với các kích thích kinh tế của Trung Quốc. Sau khi cuộc họp tài chính cấp cao kết thúc vào ngày 31/10, việc các quan chức tuyên bố sẽ hỗ trợ lĩnh vực bất động sản và giải quyết các vấn đề nợ của chính quyền địa phương đã giúp giá quặng sắt tăng mạnh.
Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]
Bài viết liên quan