fbpx

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG NGÀY 03/02/2023

Bản tin tổng hợp ngày 03/02/2023.

ĐẬU TƯƠNG TIẾP TỤC LEO THANG, KHÔ ĐẬU TƯƠNG TĂNG MẠNH TRONG KHI NGÔ GIẢM

Lo ngại về triển vọng cây trồng ở Argentina đã nâng giá đậu tương lên mức cao nhất. Trong khi đó, ngô giảm do lực bán kỹ thuật và đồng đô la Mỹ tăng trở lại, khiến ngũ cốc của Mỹ kém cạnh tranh hơn trên toàn cầu, mặc dù doanh số xuất khẩu ngô của Mỹ trong tuần gần nhất lớn hơn dự kiến. Lúa mì tăng.

Điểm tin chính:

  • Đậu tương CBOT giao tháng 3 tăng 14 cent lên 15,34-1/4 USD/giạ.
  • Khô đậu tương CBOT giao tháng 3 tăng 7,10 USD lên 491,80 USD/tấn thiếu, sau khi đạt mức cao nhất 493,60 USD.
  • Ngô CBOT giao tháng 3 giảm 5-3/4 cent xuống 6,75-1/4 USD/giạ.
  • Lúa mì CBOT giao tháng 3 tăng 1-1/4 cent lên 7,61 USD/giạ.

Khô đậu tương tăng do lo ngại về triển vọng năng suất đậu tương ở Argentina, quốc gia nước xuất khẩu khô đậu tương và dầu đậu tương hàng đầu thế giới, đang gặp tình trạng hạn hán. Những cơn mưa quan trọng tại vành đai cây trồng của Argentina đã giảm xuống một phần trong tuần qua, dự báo cho thấy điều kiện khô và nóng sẽ quay trở lại.

Sherman Newlin, nhà phân tích của Risk Management Commodities, cho biết: “Tôi nghĩ thời tiết ở Argentina đã ảnh hưởng nhiều hơn những gì một số người nghĩ. Có lẽ đó là lý do khiến thị trường đậu tương có nhiều biến động”.

Các quan chức Argentina trong cho biết nước này sẽ thực hiện các biện pháp hỗ trợ nông dân trong đợt hạn hán lịch sử, bao gồm sử dụng Quỹ cứu trợ để làm thiệt hại cho vụ thu hoạch tại quốc gia này.

Trong khi đó, trước báo cáo cung/cầu hàng tháng tiếp theo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ vào ngày 08/02, các nhà phân tích kỳ vọng USDA sẽ hạ ước tính vụ ngô và đậu tương của Argentina. Một baáo cáo không chính thức của USDA được công bố trong tuần này đã chốt sản lượng đậu tương ở mức 36 triệu tấn, thấp hơn nhiều so với dự báo chính thức cuối cùng của USDA là 45,5 triệu tấn.

Tuy nhiên, các nhà dự báo tiếp tục dự báo vụ thu hoạch đậu tương kỷ lục ở Brazil. Công ty môi giới StoneX trong tuần này đã nâng nhẹ dự báo sản lượng đậu tương của Brazil lên mức cao kỷ lục 154,2 triệu tấn.

Ngô CBOT giảm bất chấp dữ liệu xuất khẩu mạnh của Mỹ. USDA cho biết bán hàng xuất khẩu của ngô trong tuần kết thúc ngày 26/01 đạt gần 1,6 triệu tấn, vượt qua mức dự báo của thị trường từ 600.000 đến 1,2 triệu tấn.

(Nguồn: Reuters)

Quý nhà đầu tư tham khảo phân tích kỹ thuật của thị trường tại: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGÀY 03/02/2023.

THỊ TRƯỜNG DỰ ĐOÁN DẦU TIẾP TỤC GIẢM DO LU MỜ LẠC QUAN VỀ SỰ PHỤC HỒI CỦA TRUNG QUỐC

Dầu được dự đoán sẽ giảm tuần thứ hai liên tiếp do thị trường giảm bớt lạc quan về sự phục hồi nhu cầu của Trung Quốc và kho dự trữ của Mỹ tiếp tục tăng.

Dầu thô WTI dao động ở mức trên 76 USD/thùng, dự kiến sẽ giảm hơn 4% trong tuần này. Việc thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại đã làm dấy lên nghi ngờ về mức độ hồi phục của nền kinh tế quốc gia này.

Dầu thô đã dao động trong phạm vi 10 USD trong năm nay, do giá bị giới hạn bởi những lo ngại về suy thoái toàn cầu và kỳ vọng phục hồi nhu cầu dầu ở Trung Quốc sau khi từ bỏ chính sách Zero-covid. Fed và Ngân hàng Trung ương Châu Âu tăng lãi suất trong tuần này, và thông báo rằng họ vẫn chưa thực hiện xong việc thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát.

Các thương nhân cũng đang chờ đợi đợt trừng phạt tiếp theo đối với năng lượng của Nga, sẽ có hiệu lực vào cuối tuần. Liên minh châu Âu áp đặt lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ của Nga bằng đường biển, đồng thời bắt đầu cơ chế trần giá tương tự như cơ chế áp dụng đối với dầu thô. Các biện pháp này nhằm làm cạn kiệt ngân sách của Moscow trong cuộc chiến với Ukraine.

Trong khi đó, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ yêu cầu Quốc hội tạm dừng bán 26 triệu thùng dầu thô từ Cục Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược khi các quan chức tìm cách đổ đầy kho dự trữ khẩn cấp.

(Nguồn: Bloomberg)

Quý nhà đầu tư tham khảo phân tích kỹ thuật của thị trường tại: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGÀY 03/02/2023.

KIM LOẠI QUÝ ĐẢO CHIỀU SUY YẾU ĐÁNG KỂ VÀO CUỐI PHIÊN, KIM LOẠI CƠ BẢN TIẾP TỤC GẶP ÁP LỰC

Kết thúc phiên giao dịch ngày 02/02, thị trường kim loại đóng cửa với sắc xanh đỏ xen kẽ, song lực bán đồng loạt được thúc đẩy vào cuối phiên. Đối với nhóm kim loại quý, giá vàng giảm mạnh 1,95% xuống 1912,37 USD/ounce. Giá bạc và bạch kim mặc dù liên tục tăng vào nửa đầu phiên, nhưng đà tăng bị thu hẹp đáng kể sau đó, kết phiên với mức tăng lần lượt là 0,03% lên 23,61 USD/ouce và 3,08% lên 1032,6 USD/ounce.

Các mặt hàng kim loại quý đồng loạt mở cửa với lực mua rất mạnh, với bạc và bạch kim đã có thời điểm tăng hơn 4% so với mốc tham chiếu, được hỗ trợ do sự suy yếu của đồng USD khi đang ở mức thấp nhất kể từ cuối tháng 4/2022. Điều này xuất phát từ việc các nhà đầu tư lạc quan hơn khi cho rằng cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang tiến gần hơn tới cuối chu kỳ tăng lãi suất.

Tuy nhiên, giá bạc và bạch kim nhanh chóng rút chân và đảo chiều giảm vào phiên chiều tối, do áp lực tăng vọt trở lại của đồng USD đã kéo chỉ số Dollar Index tăng 0,53% lên mức 101,75 điểm. Tâm điểm trong ngày hôm qua là mức tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE). Trong khi BoE báo hiệu lãi suất đang ở gần đỉnh sau đợt tăng vừa qua, thì ECB cho biết sẽ có một đợt tăng tương tự vào tháng 3. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cho rằng lãi suất tại cả EU và nước Anh đều sắp đạt đỉnh. Đồng Euro và Bảng Anh suy yếu củng cố sức mạnh của đồng Dollar Mỹ, và từ đó gây áp lực tới giá bạc và bạch kim do chi phí nắm giữ đất đỏ hơn. Vai trò trú ẩn của nhóm kim loại quý cũng bị hạn chế trước tâm lý lạc quan của thị trường, kéo dòng tiền phân bố vào thị trường rủi ro như chứng khoán.

Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết các ngân hàng trung ương toàn cầu cần nói rõ với thị trường tài chính về việc duy trì lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn để đưa lạm phát trở lại mục tiêu một cách bền vững. Lo ngại này cũng hỗ trợ cho đồng bạc xanh, đồng tiền mạnh nhất hiện tại và tăng cường sức ép tới nhóm kim loại quý.

Đối với nhóm kim loại cơ bản, sắc đỏ tiếp tục chiếm ưu thế, với đồng COMEX tiếp nối đà giảm với mức giảm 0,49% xuống 4,09 USD/pound. Nhu cầu về đồng tại nhà tiêu thụ lớn nhất thế giới Trung Quốc dường như đang chưa bắt kịp với kỳ vọng mạnh mẽ trước đó của thị trường. Tồn kho đồng trên Sở Thượng Hải tiếp tục tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 06/2021, đạt mức hơn 108.000 tấn. Điều này là nguyên nhân chính tạo ra lực bán thảo đối với đồng, nhất là sau đợt tăng vọt hơn 15% trong giai đoạn nửa đầu tháng 1.

Quặng sắt cũng ghi nhận phiên giảm 1,52% xuống còn 124,08 USD/tấn khi kỳ vọng tích cực trong lĩnh vực sắt thép tại Trung Quốc tạm thời chưa cho thấy tín hiệu thực tế quá bùng nổ, trong khi tồn kho ở mức cao. Theo trang tin Shanghal Metal Market (SMM), tính đến ngày 31/01 tổng lượng thép không gỉ tồn kho toàn xã hội tại quốc gia này đạt khoảng 779.500 tấn, tăng 14,87% trong tháng và 14,01% trên cơ sở 15 ngày.

(Nguồn: MXV)

Quý nhà đầu tư tham khảo phân tích kỹ thuật của thị trường tại: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGÀY 03/02/2023.

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *