fbpx

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG NGÀY 03/11/2023

 

NÔNG SẢN

Ngô

  • Ngô nối dài đà giảm khi tiến sát vùng hỗ trợ 470 trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu từ Mỹ suy yếu.
  • BCR: vùng nông nghiệp chính của Argentina nhận được lượng mưa tích cực hơn. Độ ẩm đất tốt sẽ giúp chất lượng ngô tốt hơn, củng cố triển vọng năng suất mùa vụ 2023 và tác động “bearish” đến giá

Lúa mì

  • Lúa mì ghi nhận phiên thứ 2 liên tiếp hồi phục trước một số lo ngại về nguồn cung.
  • Bộ Nông nghiệp Nga đề xuất áp đặt lệnh cấm xuất khẩu lúa mì Durum trong 6 tháng (1/12/2023 – 31/5/2024) nhằm kiểm soát giá mì ống nội địa, vốn đang tăng mạnh. Dù Nga là quốc gia xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, nhưng sản lượng lúa mì Durum hạn chế, khiến lệnh cấm xuất khẩu của Nga tạo lo ngại nhưng ảnh hưởng không quá mạnh

Nhóm họ đậu

  • Khép lại phiên giao dịch ngày 2/11, đậu tương tiếp tục khởi sắc phiên thứ 3 liên tiếp – mặt hàng nông sản tăng mạnh nhất. Giá bị chặn lại ở vùng kháng cự 1330 trước bối cảnh tác động “bullish” không đủ mạnh để phá vỡ xu hướng đi ngang trong 3 tuần gần đây.
  • Báo cáo Export Sales: khối lượng bán hàng đậu tương niên vụ 23/24 của Mỹ trong tuần 20 – 26/10 giảm so với báo cáo trước, vẫn duy trì trên 1 triệu tấn, phản ánh nhu cầu nhập khẩu từ Mỹ hiện vẫn tốt, Mỹ đang ở cao điểm vụ thu hoạch, hỗ trợ đậu tương phiên tối
  • Số liệu xuất khẩu gây thất vọng, gây sức ép và đẩy giá khô đậu tương xuống sát mốc hỗ trợ tâm lý 425.
  • BCR: vùng nông nghiệp chính của Argentina nhận được lượng mưa tích cực hơn. Độ ẩm đất tốt sẽ giúp việc trồng đậu tương diễn ra thuận lợi hơn, củng cố triển vọng năng suất mùa vụ 2023 của Brazil và tác động “bearish” đến giá
  • Dầu đậu tương quay đầu khởi sắc sau 2 phiên lao dốc nhờ yếu tố kĩ thuật, và việc tồn kho dầu đậu đầu tháng 10 của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất kể từ 2015

NĂNG LƯỢNG

  • Dầu lấy lại động lực tăng khi một số Ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới phát đi tín hiệu rằng lãi suất có thể đã đạt đỉnh. Dầu WTI sau khi rơi xuống sát vùng hỗ trợ quan trọng 80 USD/thùng, đã bật tăng trở lại nhờ lực mua kỹ thuật, chấm dứt chuỗi giảm 3 phiên liên tiếp trước đó.
  • Dầu WTI tăng 2,51% lên 82,46 USD/thùng và dầu Brent chốt phiên tăng 2,62% lên mức 86,85 USD/thùng.
  • Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% lần thứ 2 liên tiếp trong cuộc họp Ủy ban Chính sách Tiền tệ (MPC) tháng 11/2023. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) giữ nguyên mức lãi suất lần thứ 2, và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) giữ lãi suất không đổi sau 10 lần tăng liên tiếp.
  • Kỳ vọng giai đoạn tăng lãi suất đang dần đến hồi kết, giảm bớt áp lực cho nền kinh tế, củng cố dòng tiền rủi ro quay lại thị trường, chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu nhận được lực mua mạnh mẽ
  • Saudi Arabia có thể sẽ xác nhận lại việc gia hạn cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện 1 triệu thùng/ngày cho đến tháng 12.
  • Ngân hàng Standard Chartered dự báo giá dầu Brent năm 2024 là 98 USD/thùng, được hỗ trợ bởi các yếu tố cung cầu cơ bản; thâm hụt trong 2 quý đầu năm 2024, thặng dư trong nửa cuối năm; OPEC có thể tiếp tục thực hiện mục tiêu ổn định giá cả và có thể dẫn đến việc thắt chặt hơn nữa nguồn cung của thị trường vào năm 2025.
  • Tồn kho dầu toàn cầu được dự báo sẽ giảm 120 triệu thùng trong quý IV, bên cạnh mức giảm 172 triệu thùng trong quý III. Nhu cầu dầu toàn cầu được dự báo sẽ tăng 1,5 triệu thùng/ngày vào năm 2024. Việc thắt chặt nguồn cung vẫn để lại rủi ro thâm hụt trên thị trường, ít nhất là trong ngắn hạn, từ đó hỗ trợ giá dầu tăng hôm qua.

KIM LOẠI

  • Đồng USD suy yếu đã hỗ trợ dòng tiền quay trở lại thị trường kim loại. Chỉ số Dollar Index mở cửa gap-down và kết phiên giảm 0,71%, dừng chân ở mức 106,12 điểm – phiên giảm mạnh nhất trong vòng hơn 1 tuần.
  • Đồng bạc xanh phải chịu áp lực khi FED ngày càng có ít không gian để tiếp tục thắt chặt tiền tệ. Phần lớn nhà đầu tư kỳ vọng FED sẽ tiếp tục giữ lãi suất ổn định, do điều kiện tài chính tại Mỹ đang bị thắt chặt bởi lợi suất trái phiếu tăng cao. Chuyên gia kinh tế đánh giá mức tăng đột biến gần đây của lợi suất trái phiếu ~ FED tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản.
  • Bộ Lao động Mỹ: số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng 2 tuần liên tiếp, thị trường lao động đang phải chịu áp lực. ADP cũng chỉ ra tăng trưởng tiền lương tại Mỹ đạt mức thấp nhất trong 2 năm. Điều này càng giúp thu hẹp không gian tăng lãi suất của FED và khiến cho đồng USD suy yếu

Kim loại quý

  • Bạc tăng mạnh 0,25% lên 22,84 USD/ounce. Bạch kim tăng nhẹ 0,02%, đóng cửa tại mức 930,6 USD/ounce. Vàng chốt phiên tại 1.985,51 USD/ounce nhờ phục hồi 0,17%.

Kim loại cơ bản

  • Đồng COMEX tăng 0,64% lên 3,67 USD/pound. Quặng sắt tăng 2 phiên liên liên tiếp, đóng cửa tại mức 124,99 USD/tấn sau khi tăng 0,86%.
  • Quặng sắt – mặt hàng nhạy cảm hơn đối với các tín hiệu kích thích kinh tế của Trung Quốc. Lực mua quặng sắt được duy trì nhờ vào việc Chính phủ Trung Quốc tuyên bố hỗ trợ cho lĩnh vực bất động sản. Mức tăng của giá đã thu hẹp hơn hẳn so với phiên trước đó, do chịu áp lực từ yếu tố tiêu thụ.
  • Theo Hiệp hội Thép Châu Âu, trong quý II/2023, nhập khẩu thép tại khu vực Liên minh châu Âu (EU) giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Triển vọng ngành thép kém lạc quan có thể gây sức ép lên nhu cầu quặng sắt, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thép.
Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *