NÔNG SẢN
Ngô
- Giá ngô CBOT tăng do lực mua vào theo kỹ thuật và việc đóng lại hợp đồng bán khống, giá đã tăng từ mức thấp nhất một tháng.
- Ngô CBOT kỳ hạn tháng 5 đóng cửa tăng 5-1/4 US cent lên 4,31-3/4 USD.
Lúa mì
- Lúa mì tăng nhờ lực mua vào sau 2 phiên giảm liên tiếp trước dự báo tình trạng vụ đông tốt.
- Lúa mì giao tháng 5 tăng 10-3/4 US cent lên 5,56 USD/giạ.
Nhóm họ đậu
- Đậu tương xuống thấp nhất một tháng bởi nhu cầu chậm chạp và nguồn cung ngày càng tăng từ vụ mùa bội thu của Nam Mỹ trước khi phục hồi bởi lực mua kỹ thuật và đóng hợp đồng bán khống.
- Đậu tương cùng kỳ hạn tăng 8-1/4 US cent lên 11,82-1/4 USD/giạ.
NĂNG LƯỢNG
- Kết phiên giao dịch ngày 03/03/2024, giá dầu WTI ở mốc 85,65 USD/thùng, tăng 0,59% (~ tăng 0,50 USD/thùng). Giá dầu Brent ở mốc 89,52 USD/thùng, tăng 0,67% (~ tăng 0,60 USD/thùng).
- Giá dầu ổn định ở mức cao nhất kể từ cuối tháng 10 khi các nhà đầu tư lo lắng về sự gián đoạn nguồn cung do bối cảnh địa chính trị ngày càng tồi tệ, dù tồn kho dầu thô của Mỹ tăng vọt đã làm giảm bớt một số lo ngại đó.
Yếu tố cung – cầu
- Cả hai hợp đồng dầu WTI và dầu Brent đều tăng hơn 1 USD trong phiên, nhưng đã giảm trở lại sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) báo cáo tồn kho dầu thô tăng 3,2 triệu thùng. Reuters dự kiến mức giảm hơn 1,5 triệu thùng, phù hợp với dữ liệu của Viện Dầu khí Mỹ (API) trước đó.
- Theo Bob Yawger, giám đốc năng lượng tương lai tại Mizuho, báo cáo của EIA đã đi theo hướng khác về dầu thô so API, điều đó đã hạn chế đà tăng của giá một chút.
- Các chỉ báo kỹ thuật cũng gây áp lực lên giá, báo hiệu giá dầu kỳ hạn đang ở trạng thái quá mua.
- Bộ Năng lượng Hoa Kỳ cho biết họ sẽ không trao các hợp đồng cung cấp dầu để bổ sung vào Kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược vào tháng 8 và tháng 9 do giá cao.
- Cuộc họp của các bộ trưởng hàng đầu của OPEC+ đã giữ nguyên chính sách sản lượng dầu và thúc ép một số nước tăng cường tuân thủ việc cắt giảm sản lượng.
Yếu tố vĩ mô
- Dầu thô Brent và WTI đã đạt mức cao nhất 5 tháng trong 3 phiên liên tiếp, bởi những lo ngại nguồn cung dầu có thể khan hiếm do các cuộc tấn công của Ukraine vào các nhà máy lọc dầu của Nga và khả năng mở rộng xung đột tại Trung Đông.
- Iran, quốc gia hỗ trợ lực lượng Hamas chiến đấu với Israel ở Dải Gaza, đã thề sẽ trả thù Israel vì cuộc tấn công hôm thứ Hai khiến các quan chức quân sự cấp cao thiệt mạng. Iran là nhà sản xuất lớn thứ 3 trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).
- Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell vẫn giữ nguyên cách tiếp cận thận trọng đối với chính sách cắt giảm lãi suất, cho thấy cần phải có thêm tranh luận và dữ liệu trước khi đưa ra quyết định về thời điểm bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ.
- Rob Haworth, chiến lược gia đầu tư cấp cao của nhóm quản lý tài sản của Ngân hàng Hoa Kỳ, cho biết các bình luận này đưa ra một số hỗ trợ cho tăng trưởng nhu cầu dầu vì chúng dường như khẳng định kỳ vọng tăng trưởng kinh tế vững chắc của Mỹ.
- Nghiên cứu toàn cầu của Bank of America đã nâng dự báo giá dầu Brent và WTI năm 2024 lên lần lượt là 86 USD và 81 USD/thùng.
KIM LOẠI
Kim loại quý
- Bạc tăng 3,1% lên 26,92 USD/ounce và đang giao dịch ở mức cao nhất trong hơn 2 năm. Bạch kim tăng 1,7% ở mức 931,13 USD và palladium tăng 1,2% lên 1.015,70 USD.
- Giá vàng lại tăng lên mức cao kỷ lục mới 1 lần nữa sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell nhắc lại rằng những số liệu gần đây về mức tăng việc làm và lạm phát cao hơn dự kiến không làm thay đổi đáng kể bức tranh tổng thể về chính sách kinh tế năm nay.
- Powell nói rằng “nếu nền kinh tế phát triển mạnh như chúng tôi mong đợi”, ông và quan chức khác tại FED phần lớn đồng ý rằng lãi suất chính sách thấp hơn sẽ phù hợp “vào một thời điểm nào đó trong năm nay”.
- Các nhà đầu tư vẫn mong đợi đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên tại cuộc họp chính sách ngày 11-12 tháng 6 của FED, ngay cả khi dữ liệu kinh tế mạnh mẽ gần đây khiến nhà đầu tư nghi ngờ về kết quả đó.
- Vàng, hàng rào chống lạm phát và là nơi trú ẩn an toàn trong thời kỳ bất ổn chính trị và kinh tế, đã tăng hơn 11% từ đầu năm đến nay, nhờ lực mua mạnh mẽ của ngân hàng trung ương và nhu cầu trú ẩn an toàn.
- Báo cáo việc làm tháng 3 của Mỹ sẽ được công bố vào thứ Sáu, cùng với dữ liệu lạm phát mới sẽ được công bố vào tuần tới.
- Hai nhà hoạch định chính sách của FED cho biết họ nghĩ rằng việc cắt giảm lãi suất của Mỹ 3 lần trong năm nay là “hợp lý”.
- Daniel Pavilonis, chiến lược gia thị trường cấp cao tại RJO Futures., cho biết: “Đây là năm bầu cử, vì vậy tôi không nghĩ FED sẽ muốn chịu trách nhiệm về bất kỳ sự sụp đổ nào của thị trường”.
Kim loại cơ bản
Giá đồng tăng lên mức cao nhất trong hơn 13 tháng do USD yếu hơn sau khi số liệu kinh tế mới nhất cho thấy áp lực giá cả đã giảm bớt trong tháng 3.
- Đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng 2,7% lên 9.235 USD/tấn. Trước đó giá đã chạm 9.277 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 31/1/2023. Giá tiếp tục tăng sau khi tăng trưởng ngành dịch vụ của Mỹ chậm lại trong tháng 3. Dịch vụ là yếu tố chính gây ra lạm phát, là một chỉ số quan trọng cho thời điểm FED cắt giảm lãi suất lần đầu tiên.
- USD giảm từ mức đỉnh trong hơn 4 tháng, hỗ trợ cho giá kim loại.
- Giá đồng cũng được hỗ trợ bởi triển vọng nhu cầu đã cải thiện ở Trung Quốc.
- Tại Thượng Hải, giá đồng trước đó tăng lên mức cao kỷ lục tại 74.000 CNY/tấn. Tuy nhiên, dự trữ đồng ở Trung Quốc vẫn cao.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc giảm trong phiên, nhưng tăng trong tuần này, do thị trường cân bằng giữa nhu cầu yếu và hy vọng tiêu thụ trong tương lai tốt lên.
- Quặng sắt kỳ hạn tháng 5 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên, Trung Quốc đóng cửa giảm 2,5% xuống 749 CNY (103,52 USD)/tấn. Tuy nhiên hợp đồng này đã tăng 2,5% trong tuần này.
- Các thị trường Trung Quốc sẽ đóng cửa trong ngày thứ 5 và thứ 6 nghỉ lễ.
- Khủng hoảng bất động sản của Trung Quốc đã kéo nhu cầu các sản phẩm thép giảm. Nước này có thể phát hành số lượng trái phiếu lớn hơn trong quý 2 so với quý 1, khả năng hỗ trợ nhu cầu.
- Tại Singapore quặng sắt giao tháng 5 giảm 1,9% xuống 99,65 USD/tấn.
Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]
Bài viết liên quan