fbpx

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG NGÀY 04/10/2023

 

NÔNG SẢN

Ngô

  • Giá ngô tháng 12 giảm nhẹ. Triển vọng mùa vụ tích cực tại Mỹ giúp phe bán chiếm ưu thế.
  • Báo cáo Tiến độ Mùa vụ (Crop Progress) tuần kết thúc ngày 01/10, tỷ lệ ngô đạt chất lượng tốt và tuyệt vời của Mỹ tiếp tục duy trì ổn định ở mức 53% diện tích, ngang với kì vọng, cao hơn mức 52% cùng kì năm ngoái. Thời tiết khô nóng tại Vành đai ngô đang hỗ trợ đẩy mạnh gieo trồng. Công ty môi giới hàng hóa StoneX nâng dự báo sản lượng ngô năm 2023 của Mỹ lên mức 15,202 tỷ giạ, từ mức 15,102 tỷ giạ trong báo cáo tháng trước.

Lúa mì

  • Lúa mì tiếp tục hồi phục hơn 0,5%
  • Báo cáo của Ủy ban châu Âu (EU Commission), dù xuất khẩu lúa mì mềm của EU trong tuần kết thúc ngày 1/10 duy trì trên mức 510.000 tấn, lũy kế xuất khẩu mới đạt 7,39 triệu tấn, giảm 24,4% so với cùng kì năm ngoái. Xuất khẩu sụt giảm từ EU là cơ hội để Mỹ có thể đẩy mạnh xuất khẩu.
  • Báo cáo Bán hàng hàng ngày (Daily Export Sales), các nhà xuất khẩu đã bán đơn hàng 220.000 tấn lúa mì đông đỏ mềm (SRW) niên vụ 23/24 cho Trung Quốc, mang lại triển vọng nhu cầu tích cực về nhu cầu đối với lúa mì Mỹ, góp phần hỗ trợ giá.
  • Hiệp hội kinh doanh nông nghiệp Ukraine UCAB, xuất khẩu ngũ cốc tháng 9 của nước này giảm 10% so với tháng trước xuống còn 2,1 triệu tấn, Nga liên tục tấn công vào các cơ sở xuất khẩu quan trọng. Lúa mì và dầu hướng dương là 2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong tháng 9. UCAB kỳ vọng xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine sẽ hồi phục trong tháng 10 nhờ “hành lang nhân đạo” mới thiết lập, một tuyến đường biển tạm thời không có sự tham gia của Nga.

Đậu tương

  • Không có thêm thông tin hỗ trợ, đậu tương suy yếu ngay sau khi mở cửa. Các thông tin về triển vọng nguồn cung và nhu cầu đã tác động “bearish” đến giá
  • Báo cáo Crop Progress, tỷ lệ diện tích đậu tương đạt tốt – tuyệt vời đã tăng lên mức 52% trong tuần kết thúc vào ngày 1/10, cao hơn kỳ vọng. Nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi, tốc độ mùa vụ tại Mỹ đã đạt 23% diện tích dự kiến, dù thấp hơn so với dự đoán nhưng cao hơn so với mức trung bình 5 năm. Cho thấy tiến độ thu hoạch khá suôn sẻ, gây sức ép lên giá
  • StoneX nâng dự báo sản lượng đậu tương của Mỹ lên mức 4,17 tỷ giạ so với báo cáo trước, tăng ước tính đối với năng suất đậu tương năm 2023 của Mỹ lên mức 50,4 giạ/mẫu, góp phần củng cố kỳ vọng nguồn cung đậu tương mở rộng hơn tại Mỹ, tác động “bearish” mạnh đến giá.
  • Việc nhập khẩu đậu tương từ EU suy yếu nhẹ, cho thấy nhu cầu của nhà nhập khẩu đậu tương lớn thứ 2 thế giới đã có dấu hiệu chững lại, tạo áp lực ngắn hạn đến giá.
  • Dầu đậu tương đóng cửa suy yếu 0,52% sau phiên hồi phục mạnh trước đó.
  • Khô đậu ghi nhận phiên giảm thứ 3 liên tiếp, chạm mức thấp nhất kể từ giữa tháng 6. EC cho biết lũy kế nhập khẩu khô đậu của EU đã giảm hơn 2% so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy nhu cầu từ nhà mua hàng khô đậu số 1 toàn cầu có sự sụt giảm, gây sức ép lên giá

NĂNG LƯỢNG

  • Giá dầu tăng trở lại, cắt đứt chuỗi giảm 3 phiên liên tiếp trước đó do lo ngại cuộc họp của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) sẽ quyết định duy trì việc cắt giảm tự nguyện, khiến thị trường dầu tiếp tục thâm hụt cuối năm nay. Các áp lực kinh tế vĩ mô đã hạn chế đà tăng mạnh.
  • Dầu WTI tăng 0,46% lên mức 89,23 USD/thùng. Dầu Brent chốt phiên với mức giá 90,92 USD/thùng sau khi tăng 0,23%.
  • Theo Bloomberg, OPEC+ dự kiến sẽ không giảm bớt việc cắt giảm sản lượng trong cuộc họp của Ủy ban giám sát chung cấp bộ trưởng (JMMC) ngày 4/10. Điều này đã thúc đẩy đà tăng trở lại của giá. Một số nhà phân tích đã đề xuất Saudi Arabia có thể sẽ bắt đầu nới lỏng kế hoạch cắt giảm, do lo ngại nhà xuất khẩu dầu thô hàng đầu thế giới đánh mất thị phần khi giá quá cao.
  • Reuters cho biết Saudi Arabia có thể tăng giá dầu thô Arab Light sang Châu Á tháng thứ 5 liên tiếp vào tháng 11, được thúc đẩy bởi việc cắt giảm sản lượng tự nguyện kéo dài và nhu cầu phục hồi trong khu vực.
  • Tổng thư ký OEPC, Haitham Al Ghais cho rằng nhu cầu năng lượng và dầu toàn cầu ngày càng tăng sẽ khiến giá dầu thô thế giới vẫn sẽ duy trì ở mức cao.
  • Đồng USD tiếp tục đà tăng cao so với các đồng tiền thương mại khác. Dữ liệu cơ hội việc làm Mỹ tháng 9 của JOLTs bất ngờ tăng mạnh lên mức 9,610 triệu trong tháng 8/2023, cao hơn nhiều so với dự báo giảm còn 8,8 triệu việc làm, tạo thêm không gian cho kế hoạch thắt chặt tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), đẩy đồng USD và lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng cao, tạo ra rủi ro làm giảm nhu cầu và giá dầu.

KIM LOẠI

Kim loại quý

  • Bạch kim giảm 2 phiên liên tiếp và có mức giảm lớn nhất nhóm khi giảm 0,81%, xuống 879,6 USD/ounce. Bạc giảm 0,21%, đóng cửa tại mức 21,37 USD/ounce. Vàng duy trì ở vùng giá thấp nhất trong vòng 7 tháng, chốt phiên tại mức 1.822,81 USD/ounce sau khi giảm 0,25% – phiên giảm thứ 7 liên tiếp của giá vàng.
  • Dưới sức ép từ lo ngại lãi suất cao hơn và đà tăng của tỷ giá đồng USD cùng với lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ, giá các mặt hàng nhóm kim loại quý tiếp tục lao dốc.
  • Cơ hội việc làm tại Mỹ bất ngờ tăng trong tháng 8, cho thấy điều kiện thị trường lao động tích cực có thể buộc FED tăng lãi suất vào cuối năm. Quan chức FED liên tục có những phát biểu mang tính “diều hâu”. Lo ngại lãi suất tăng cao đã đẩy chỉ số Dollar Index tiếp tục tăng lên 107 điểm, duy trì ở mức cao nhất trong vòng 11 tháng, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng 12 điểm cơ bản lên 4,8%, mức cao mới kể từ năm 2007.

Kim loại cơ bản

  • Đồng COMEX giảm 2 phiên liên tiếp khi giảm 0,56% xuống 3,62 USD/pound. Quặng sắt cũng giảm 1,22%, đóng cửa tại mức 119,02 USD/tấn, chấm dứt 2 phiên tăng liên tiếp.
  • Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ kim loại lớn nhất thế giới, đang trong kỳ nghỉ lễ cho đến hết ngày 8/10, thị trường đang tạm thời vắng bóng các tin tức cơ bản. Tin tức trước đó đã chỉ ra phần lớn công ty xây dựng của Trung Quốc không có nhu cầu tích trữ hàng tồn kho trong kỳ nghỉ lễ, cho thấy nhu cầu trầm lắng. Cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài của Trung Quốc vẫn đang là lực cản tiêu thụ chính đối với đồng hay sắt thép. Đồng và quặng sắt đều chịu áp lực bán trong phiên hôm qua do triển vọng tiêu thụ kém lạc quan tại Trung Quốc.
  • Đồng nhạy cảm nhất với các yếu tố vĩ mô trong nhóm kim loại cơ bản. Việc đồng USD duy trì đà tăng mạnh cũng là yếu tố gây sức ép bán
Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *