NÔNG SẢN
Ngô
– Mặc dù khởi sắc sau khi mở cửa phiên hôm qua trước những lo ngại về thỏa thuận ngū cốc Biển Đen, nhưng giá ngô hợp đồng tháng 07 đã không thể duy trì đà tăng cho tới cuối phiên. Trong Bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Mexico tiếp tục leo thang, giá ngô đã phải chịu áp lực bán mạnh và đóng cửa với mức giảm lên tới gần 2%, đồng thời quay về dưới vùng tâm lý 600.
– Việc Mexico nỗ lực hạn chế sử dụng ngô GM có thể ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động xuất khẩu ngô của Mỹ, vốn đã chịu sức ép cạnh tranh gay gắt từ Brazil, và tác động “bearish” mạnh lên giá ngô CBOT.
Lúa mỳ
– Đối với lúa mỳ, tuy giá rung lắc mạnh trong phiên hôm qua, nhưng phe bán đã chiếm ưu thế hơn và giúp giá đóng cửa với mức tăng gần 1%, qua đó ghi nhận phiên tăng thứ tư liên tiếp. Tình hình nguồn cung từ Biển Đen có tác động trái chiều lên giá lúa mì trong phiên hôm qua.
– Giá lúa mì xuất khẩu của Nga tiếp tục giảm đã gây áp lực cạnh tranh lớn trên thị trường lúa mì toàn cầu. Công ty tư vấn IKAR Cho biết, giá FOB đối với lúa mì chứa 12,5% protein của Nga trong tuần vừa rồi đạt 225 USD/tán, giảm so với mức 230 USD/tán của một tuần trước đó. Điều này cũng gây ra áp lực bán đối với lúa mì trong hôm qua.
Đậu tương
– Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, cả 3 mặt hàng họ đậu đều chỉ biến động giằng co và đóng cửa với các mức thay đổi không đáng kể. Thiếu vắng thông tin cơ bản mới hỗ trợ, đà hồi phục của giá đậu tương đang chững lại sau 3 phiên liên tiếp tăng giá.
– Theo dự báo của Cơ quan Quản lý Khí quyền và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), hầu hết Vành đai ngô sẽ nhận được một chút độ ẩm trong tuần này, phần nào giảm bớt căng thẳng đối với cây trồng sau giai đoạn khô hạn vừa qua. Tuy nhiên, triển vọng thời tiết khô hạn theo mùa sẽ hình thành trên khắp vùng phía bắc khu vực Midwest, với nhiệt độ cao hơn cũng được NOAA đưa ra trong tuần tới. Nhìn chung, thời tiết vẫn đang là yếu tố giúp giá đậu tương duy trì nhịp hồi phục này nhưng tác động “bullish” ngắn hạn đang dần suy yếu.
– Trong khi đó, báo cáo Giao hàng xuất khẩu (Export Inspections) được Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) phát cho thấy 214,247 tấn đậu tương Mỹ đã được lên tàu, thông quan và xuất khẩu trong tuần kết thúc ngày 01/06. Số liệu này mặc dù giảm nhẹ so với tuần trước đó nhưng tỷ lệ giao hàng so với kế hoạch vẫn đang tương đương so với năm ngoái nên sẽ không tác động quá lớn.
KIM LOẠI
– Kết thúc phiên giao dịch ngày 05/06, thị trường kim loại ghi nhận diễn biến phân hóa. Đối với nhóm kim loại quý, giá bạc duy trì đà giảm của phiên cuối tuần trước khi giảm 0,47% xuống 23,63 USD, trong khi giá vàng và bạch kim phục hồi. Giá vàng tăng 0,73% lên mức 1.961,76 USD/ounce. Bạch kim chốt phiên tại mức 1.036,4 USD/ounce sau khi tăng 3,28%, mức tăng cao nhất kể từ giữa tháng 4.
– Trong phiên hôm qua, giá các mặt hàng kim loại quý biến động khá mạnh khi giá suy yếu trong phiên sáng, do đồng USD tiếp tục duy trì ở mức cao. Chi phí đầu tư đất đỏ hơn khiến giá chịu sức ép.
– Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng duy trì được đà tăng của phiên cuối tuần trước, nhờ nhu cầu tiêu thụ cải thiện. Đóng cửa, giá đồng COMEX tăng 1,09% lên 3,76 USD/pound.
NĂNG LƯỢNG
– Sau buổi họp của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (0PEC+), giá dầu mở cửa phiên giao dịch ngày 05/06 với mức tăng cách biệt gần 3 USD/thùng. Tuy nhiên, đà tăng dần bị thu hẹp khi thị trường thận trọng đánh giá tác động của việc cắt giảm sản lượng bởi các nước nhóm OPEC+ trong bối cảnh sức ép vĩ mô có thể kéo triển vong tiêu thụ suy yếu. Kết phiên ngày 05/06, giá dầu WTI đóng cửa tại mức 72,15 USD/thùng, tăng 0,57% so với mốc tham chiếu. Giá dầu Brent tăng 0,76% lên mức 76,71 USD/thùng.
– Công ty tư vấn Rystad Energy cho biết việc cắt giảm bổ sung của Saudi có khả năng làm thâm hụt thị trường sâu hơn lên hơn 3 triệu thùng/ngày trong tháng 7. Giá dầu ngay lập tức mở cửa cửa với mức tăng hơn 4% lên mức 75 USD/thùng, nhưng vẫn chưa thể vượt khỏi vùng kháng cự này.
.
Bài viết liên quan