NÔNG SẢN
Ngô
Giá ngô hợp đồng tháng 12 tạo gapup 10 cent/giạ trước lo ngại về hạn hán tại Tây bắc Vành đai ngô của Mỹ, nhưng nhanh chóng suy yếu và xóa bỏ mức gapup trước thông tin “bearish” xuất hiện trong kỳ nghỉ lễ.
Theo Báo cáo Tiến độ Mùa vụ (Crop Progress), tỉ lệ ngô đạt chất lượng tốt/tuyệt vời trong tuần kết thúc ngày 02/07 của Mỹ là 51%, tăng 1% so với một tuần trước đó, phản ánh tình trạng cây trồng đã được cải thiện nhờ mưa thời gian gần đây và gây áp lực lớn lên giá.
Bộ Nông nghiệp Mexico dự báo Mexico sẽ sản xuất 28,5 triệu tấn ngô năm 2023, tăng 2 triệu tấn so với 2022. Trong nỗ lực tăng cường năng lực sản xuất nội địa, giảm sự phụ thuộc vào lượng ngô vàng nhập khẩu từ Mỹ, sản lượng ngô vàng 2023 của Mexico có thể lên tới 3,6 triệu tấn. Điều này sẽ giúp Mexico sớm đạt được kế hoạch và có tác động “bearish” lên giá ngô CBOT.
Lúa mì
Lúa mì hợp đồng tháng 09 tăng mạnh mẽ khi tình hình mùa vụ tại Mỹ có xu hướng xấu đi do hạn hán và kết phiên với mức tăng 5,06%, chấm dứt chuỗi 7 phiên suy yếu
Theo báo cáo Crop Progress của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), chỉ 48% diện tích lúa mì xuân của Mỹ đạt chất lượng tốt/tuyệt vời trong tuần kết thúc ngày 02/07, giảm 2% so với tuần trước đó, thấp hơn mức 52% kỳ vọng. Khô hạn tại đồng bằng phía bắc của Mỹ khiến nhà đầu tư lo ngại về triển vọng vụ lúa mì xuân 2023 của Mỹ. Đối với lúa mì đông, hoạt động thu hoạch đang bị trì hoãn, chỉ 37% diện tích dự kiến được thu hoạch tính tới ngày 02/07, thấp hơn mức 40% dự đoán.
Đậu tương
Giá giằng co và kết phiên với mức thay đổi không đáng kể trước triển vọng trái chiều về mùa vụ Mỹ
Mở cửa phiên tối với mức gapup nhẹ do tác động từ báo cáo Crop Progress. Chất lượng cây trồng tiếp tục giảm trái với kỳ vọng, 50% diện tích đạt tốt – tuyệt vời, đã tác động “bullish” tới giá vào đầu phiên. Tuy nhiên, lo ngại về nguồn cung dần được xoa dịu khi dự báo mưa sẽ xuất hiện ở Midwest trong vài tuần tới, khiến mức tăng dần thu hẹp.
Hiệp hội Các nhà Xuất khẩu Ngũ cốc Brazil (ANEC) dự báo Brazil sẽ xuất khẩu 9,44 triệu tấn đậu tương trong tháng 07, cao hơn nhiều so với năm ngoái. Các lô hàng khô đậu tương xuất khẩu trong tháng này được dự báo ở mức 2,25 triệu tấn, tăng nhẹ so với năm trước. Nguồn cung ở Nam Mỹ được đẩy mạnh tạo áp lực cạnh tranh tới giá 2 mặt hàng này.
Dầu đậu tương tăng mạnh nhất nhóm họ đậu. Nhập khẩu dầu cọ của Ấn Độ tháng 06 ước tính tăng 46% so với tháng 05 do các nhà máy chuyển tận dụng mức giá thấp nhất trong 28 tháng để đặt hàng. Điều này có thể giúp các quốc gia sản xuất hàng đầu (Indonesia và Malaysia) giảm tồn kho. Theo báo cáo Fats and Oils, tồn kho dầu cọ của Mỹ cuối tháng 5 thấp hơn dự kiến, góp phần thúc đẩy giá dầu đậu.
Ngược lại, áp lực trái chiều khiến giá khô đậu đóng cửa trong sắc đỏ.
NĂNG LƯỢNG
Giá dầu WTI tăng mạnh khi nhà giao dịch phản ứng với thông tin cắt giảm sản lượng của Saudi Arabia và Nga sau kỳ nghỉ Lễ Tết độc lập.
Kết phiên giao dịch 05/07, giá dầu WTI tăng mạnh 2,87% lên 71,79 USD/thùng, mức cao nhất trong vòng 2 tuần, dầu Brent tăng nhẹ 0,52% lên 76,65 USD/thùng.
Tại cuộc hội thảo của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC+) ngày 05/07, Bộ trưởng Năng lượng Saudi nhấn mạnh sự hợp tác dầu mỏ giữa Nga – Saudi vẫn đang phát triển mạnh và liên minh sẽ làm bất cứ điều gì để hỗ trợ thị trường.
Lo ngại nguồn cung thu hẹp đã hỗ trợ giá dầu. Giá dầu thô ESPO Blend của Nga vận chuyển đến Trung Quốc tăng lên mức cao nhất trong 7 tháng khi Moscow cam kết cắt giảm xuất khẩu, gia tăng rủi ro thâm hụt nguồn cung. Dầu thô ngọt nhẹ của Nga được vận chuyển tại cảng Kozmino, Thái Bình Dương tới Trung Quốc được giao dịch với mức chiết khấu 4 USD/thùng so với dầu thô tiêu chuẩn quốc tế Brent. Đây là mức chênh lệch nhỏ nhất kể từ đầu tháng 12 khi các quốc gia Nhóm G7 áp đặt giá trần đối với dầu thô của Nga. Điều này có thể khiến nguồn cung từ các nước khác (Mỹ, Biển Bắc) cạnh tranh hơn, góp phần hỗ trợ giá dầu.
Theo Báo cáo của Viện Dầu khí Mỹ (API), tồn kho dầu thô thương mại Mỹ giảm ~ 4,4 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 30/06, nhiều hơn dự đoán giảm 1 triệu thùng, phản ánh kỳ vọng về nhu cầu nhiên liệu gia tăng trong mùa di chuyển cao điểm và hỗ trợ cho giá dầu.
Dù vậy, Ngân hàng Morgan Stanley đã cắt giảm triển vọng giá dầu Brent trong quý III xuống 75 USD từ 77,50 USD/thùng và hạ dự báo giá dầu trong quý IV xuống 70 USD từ 75 USD. Trong năm 2024, mức giá dầu trung bình cũng được Morgan Stanley điều chỉnh giảm 5 USD/thùng. Điều này cho thấy sự hoài nghi về tình hình tăng trưởng yếu tại các nước tiêu thụ dầu hàng đầu, nhất là khi lãi suất còn dư địa tăng. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo lãi suất quỹ liên bang sẽ đạt 5,6% vào cuối năm, tăng từ 5,1%, ngụ ý rằng Fed có thể có thêm 2 lần tăng lãi suất nữa trong năm.
KIM LOẠI
Kim loại quý
Giá kim loại quý đồng loạt giảm do lo ngại lãi suất tăng cao
Kết phiên, bạch kim giảm 0,93% xuống 916 USD/ounce, vàng và bạch kim giảm lần lượt 0,4% và 0,25% xuống 1.917,32 USD/ounce và 23,11 USD/ounce.
Mặc dù hầu thành viên của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) thống nhất giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng 6, nhưng lạm phát vẫn cao hơn nhiều so với mức 2%, FOMC ủng hộ tiếp tục duy trì chính sách thắt chặt. Kỳ vọng Fed tiếp tục tăng lãi suất đã hỗ trợ chỉ số Dollar Index tăng lên mức cao nhất trong vòng 1 tuần và lợi suất trái phiếu tăng 8 điểm cơ bản lên 3,93%. Vai trò trú ẩn của kim loại quý bị thất thế khiến bạc và bạch kim chịu sức ép
Kim loại cơ bản
Đồng COMEX phục hồi 0,25% lên 3,79 USD/pound trước lo ngại nguồn cung thu hẹp
Tổng sản lượng đồng của Chile, quốc gia khai thác đồng lớn nhất thế giới, giảm 14% so với năm ngoái xuống còn 408.200 tấn trong tháng 5.
Hoạt động khai thác bị gián đoạn do lũ lụt tại Chile, nhà khai thác đồng lớn nhất thế giới Codelco ước tính thiệt hại ~ 7.000 tấn đồng, dự kiến tổng sản lượng đồng năm 2023 sẽ ở mức thấp hơn ước tính là 1,35 – 1,42 triệu tấn.
Bài viết liên quan