NÔNG SẢN
Ngô
- Kết phiên 5/10, giá ngô tăng mạnh ~ 2,5%, kết thúc chuỗi 2 phiên liên tiếp suy yếu do lo ngại về nguồn cung trong bối cảnh nhu cầu tích cực
- Trong báo cáo Xuất khẩu hàng tuần (Export Sales), bán hàng ngô niên vụ 2023/24 của Mỹ đã tăng mạnh lên mức 1,8 triệu tấn, tăng hơn gấp đôi so với cùng kì năm ngoái. Đối với niên vụ 2024/25, doanh số bán ngô tăng mạnh so với tuần trước, nâng lũy kế xuất khẩu vượt 208,1% so với cùng kì năm 2022.
- Hiệp hội thương mại ngũ cốc Coceral cắt giảm dự báo sản lượng EU trong năm nay xuống còn 60,8 triệu tấn, từ mức 61,3 triệu tấn trong ước tính trước. Sản lượng sụt giảm nghiêm trọng tại Đức, Đan Mạch, Thủy Điển, Phần Lan, Latvia và Bulgaria, do khô hạn ảnh hưởng nặng nề hơn dự kiến.
Lúa mì
- Lúa mì tăng hơn 3% trước lo ngại về nguồn cung do dự báo El Nino có thể gây ra hạn hán ở Nam bán cầu.
- Vùng sản xuất nông nghiệp chính của Argentina cần mưa để tránh năng suất lúa mì sụt giảm, mưa rào tuần trước không thể làm dịu đất nông nghiệp khô cằn. Cần ~ 15-20 ml nước nữa để duy trì năng suất, nhưng chưa đến 1/2 diện tích nhận được lượng mưa như vậy.
- Ukraine có thể trồng ít lúa mì đông hơn so với dự kiến trong năm nay, do tình trạng thiếu mưa kéo dài cản trở hoạt động gieo trồng. Tính đến 03/10, diện tích lúa mì đã trồng đạt 1,7 triệu héc-ta, ~40% kế hoạch.
Đậu tương
- Đậu tương kỳ hạn tháng 11 hồi phục nhẹ nhờ nhu cầu nhập khẩu đậu tương Mỹ cải thiện đáng kể trong tuần vừa rồi
- Báo cáo Export Sales, khối lượng bán hàng đậu tương niên vụ 23/24 của Mỹ đạt 808,5 nghìn tấn, tăng 20,3% so với tuần trước đó và sát với mức cao nhất trong khoảng dự đoán. Giao hàng đậu tương niên vụ 23/24 tăng hơn 23% trong tuần trước lên mức 671,5 nghìn tấn, phản ánh nhu cầu đối với đậu tương Mỹ dần hồi phục, bối cảnh là vụ thu hoạch cao điểm tại Mỹ.
- Dầu đậu tương kỳ hạn tháng 12 ghi nhận phiên thứ 3 liên tiếp giảm mạnh.
- Khô đậu tăng mạnh 1,4% do được hỗ trợ từ diễn biến giá đậu tương và triển vọng nguồn cung thắt chặt hơn tại Argentina. Ngành công nghiệp ép dầu đậu tương của nước này đang phải đối mặt với tình trạng cạn kiệt nguồn cung đầu vào trong bối cảnh vụ mùa bị hạn hán tàn phá và chính phủ khuyến khích xuất khẩu đậu tương. Khối lượng ép dầu trong 8 tháng đầu năm 2023 đạt 19,6 triệu tấn, giảm 27% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức thấp nhất cho giai đoạn này kể từ năm 2015. Các nhà máy hiện chỉ đạt ~ 1/3 mức công suất bình thường và lượng đậu tương còn lại cho hoạt động ép dầu chỉ còn ~ 3 triệu tấn. Các nhà máy sẽ buộc phải phân bổ lượng đậu tương ít ỏi này cho hoạt động ép dầu cho tới tháng 04/2023. Dầu đậu có thể được bù đắp nhờ các loại dầu thực vật phổ biến khác thì khô đậu lại lại khó thay thế trong nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Nguồn cung từ Argentina có thể bị thu hẹp đã tác động bullish mạnh hơn tới giá khô đậu trong phiên hôm qua.
NĂNG LƯỢNG
- Giá dầu tiếp tục giảm mạnh do lo ngại triển vọng nhu yếu, bên cạnh một số tín hiệu bổ sung từ phía nguồn cung
- Dầu WTI nối dài đà giảm sang phiên thứ 2 liên tiếp khi giảm 2,27% xuống 82,31 USD/thùng. Dầu Brent giảm 2,03% xuống 84,07 USD/thùng.
- Ấn Độ, quốc gia nhập khẩu và tiêu thụ dầu thô lớn thứ 3 thế giới, cho biết tác động đến nguồn cung từ phía Tổ chức các Quốc gia Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu, vì các nền kinh tế yếu khó chấp nhận được việc giá dầu duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn.
- Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) kết thúc cuộc họp ngày 4/10 mà không có sự thay đổi nào về chính sách. Saudi Arabia và Nga, tiếp tục cắt giảm nguồn cung trong tháng 11 – 12.
- John Kilduff, đối tác của Again Capital LLC tại New York, dự đoán rằng nhu cầu xăng sẽ không vượt quá 8,5 triệu thùng/ngày cho đến khi mùa mua sắm trong đợt nghỉ lễ bắt đầu. Andy Lipow, chủ tịch của Lipow Oil Associates LLC, cho biết các vị thế mua dựa trên dự đoán giá dầu đạt 100 USD/thùng đang được thanh lý.
- Saudi Arabia nâng giá bán chính thức (OSP) đối với dầu thô Arab Light kỳ hạn tháng 11 thêm 0,4 USD/thùng, từ mức cao nhất 4 USD/thùng của tháng 10/2023, sang châu Á. Việc giá dầu liên tục tăng có thể đe doạ tới nhu cầu tiêu thụ
- Đường ống dẫn dầu thô từ Iraq qua Thổ Nhĩ Kỳ bị đình chỉ ~ 6 tháng qua, đã sẵn sàng hoạt động. Trước khi bị đình chỉ hoạt động, đường ống dẫn dầu từ phía bắc Iraq đến cảng xuất khẩu Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ vận chuyển khoảng 0,5% tổng sản lượng dầu thế giới, ~ 400.000 – 500.000 thùng/ngày. Sự bổ sung này sẽ góp phần làm giảm bớt áp lực thâm hụt, gây sức ép lên giá dầu.
- Công ty tư vấn toàn cầu Deloitte dự đoán rằng đường ống dẫn dầu Trans Mountain Expansion (TMX) với công suất vận chuyển ~ 590.000 thùng/ngày để xuất khẩu, dự kiến sẽ thúc đẩy sản lượng dầu của Canada thêm ~ 375.000 thùng/ngày trong 2 năm tới, mức tăng cao nhất trong vòng 5 năm. Nguồn cung dầu bổ sung ở Bắc Mỹ này sẽ bù đắp cho sự sụt giảm về sản lượng mà OPEC+ cắt giảm.
KIM LOẠI
Kim loại quý
- Bạch kim giảm mạnh 1,34% xuống 862,5 USD/oune, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2022, phiên giảm thứ tư liên tiếp. Bạc giảm 5 phiên liên tiếp khi giảm 0,6% xuống 21,01 USD/ounce, tiếp tục duy trì ở vùng giá nhấp nhất trong vòng hơn 6 tháng. Vàng nối dài đà giảm sang phiên thứ 9 liên tiếp khi giảm 0,06%, đóng cửa tại mức 1.820,01 USD/ounce.
- Dưới sức ép từ lo ngại lãi suất cao hơn, giá kim loại quý tiếp tục lao dốc.
- Thị trường Mỹ lao động vẫn đang tích cực, làm dấy lên lo ngại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 30/9 đạt mức 207.000, thấp hơn 3.000 đơn so với dự báo
- Thị trường lao động Mỹ tích cực làm gia tăng áp lực lạm phát tiền lương, tạo ra không gian để FED tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt. Động lực tăng của đồng USD vẫn còn nhiều. Kim loại quý không mang lãi suất và được định giá bằng đồng dollar Mỹ, môi trường lãi suất cao và đồng USD tăng mạnh gây áp lực mất giá kép đối với bạc và bạch kim.
Kim loại cơ bản
- Đồng COMEX nối dài đà giảm sang phiên thứ tư liên tiếp khi giảm 1,03%, đóng cửa tại mức 3,55 USD/pound, mức giá đóng cửa thấp nhất kể từ tháng 11/2022. Quặng sắt cũng giảm 0,21% xuống 117,8 USD/tấn, mức thấp nhất trong gần 1 tháng.
- Giá đồng và quặng sắt tiếp tục phải chịu sức ép do triển vọng tiêu thụ kém lạc quan. Sự thất vọng của nhà đầu tư về nhu cầu kém sắc của Trung Quốc đã khiến các nhà đầu tư liên tục bán tháo đồng và quặng sắt trong thời gian gần đây.
- Quặng sắt còn phải chịu áp lực khi Australia đưa ra dự báo rằng giá quặng sắt trung bình sẽ giảm xuống 100 USD/tấn vào năm 2023, khoảng 84 USD/tấn vào năm 2024 và khoảng 76 USD/tấn vào năm 2025 do triển vọng tiêu thụ kém lạc quan, theo báo cáo Triển vọng hàng quý của Bộ Công nghiệp, Khoa học và Tài nguyên của Chính phủ Australia (DISR).
- Báo cáo của DISR cũng chỉ ra thu nhập từ xuất khẩu quặng sắt của Australia, quốc gia sản xuất quặng sắt lớn nhất thế giới, dự kiến sẽ giảm xuống 120 tỷ dollar Australia vào năm tài chính 2023 – 2024, giảm từ mức 124 tỷ dollar Australia vào năm tài chính 2022 – 2023, do giá thấp hơn và tiêu thụ yếu.
Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]
Bài viết liên quan