TIN TỨC THỊ TRƯỜNG NGÀY 07/04/2023
ĐẬU TƯƠNG GIẢM DO DỮ LIỆU XUẤT KHẨU ẢM ĐẠM; LÚA MÌ VÀ NGÔ GIẢM DO TRIỂN VỌNG VỀ CUNG
- Giá ngô kỳ hạn tháng 5 đóng cửa giảm 9-1/4 cent về 6.4-1/2 USD, giảm 17 cent trong tuần.
- Lúa mì giảm 6.5 cent xuống còn 6.75-1/2 USD và giảm 16.3 xu trong tuần.
- Giá đậu tương giảm 18.5 cent xuống còn 14.92-1/2 USD và giảm 13 cent trong tuần.
- Khô đậu tương tăng $3.70 lên $454.30
- Dầu đậu tương kết phiên giảm 69 điểm về 54.53 cent.
* Đậu tương kéo dài áp lực của ngày thứ Tư, áp lực này tăng lên khi mở cửa sau dữ liệu doanh số bán hàng xuất khẩu mờ nhạt của USDA.
* Giá ngô mở rộng đã giảm mạnh do triển vọng xuất khẩu kém hơn của Mỹ và mùa vụ kỷ lục từ Brazil
* Nguồn cung giá rẻ từ Ukraine được đẩy mạnh ra thị trường quốc tế đã khiến giá lúa mì suy yếu.
* Vào tháng 02, Mexico cho biết rằng họ sẽ cấp ngô biến đổi gen dành cho người, đi ngược lại với những kế hoạch trước đó.
* Điều kiện ấm hơn, khô hơn được dự báo trong tuần này, sẽ cải thiện điều kiện đất ở Vành đai ngô phía nam và đồng bằng. Nhưng nhiệt độ trên mức bình thường sẽ bắt đầu tan băng (và
lũ lụt) trên khắp vùng Trung Tây phía trên.
* Argentina công bố tỷ giá hối đoái ưu đãi mới 300 peso mỗi đô la. Tỷ giá được gọi là “đô la đậu tương” sẽ bắt đầu từ ngày 8 tháng 4 đến ngày 31 tháng 5 đối với đậu tương và các sản phẩm từ đậu tương. Tỷ giá hối đoái “đô la đậu tương” trước đó đã kích hoạt mạnh mẽ bán đậu tương của nông dân và xuất khẩu.
THỊ TRƯỜNG DẦU ĐI NGANG PHIÊN THỨ BA LIÊN TIẾP NHƯNG GIÁ VẪN TRÊN 80 USD/THÙNG
Giá dầu WTI đóng cửa tăng 0.11% lên 80.70 USD/thùng, sau khi tăng mạnh vào phiên giao dịch đầu tuần, giá dầu đã có phiên thứ ba liên tiếp đi ngang.
Tâm lý thận trọng gia tăng bởi các nhà đầu tư cân nhắc các yếu tố từ cả hai phía cung cầu. Về phía nguồn cung, đợt cắt giảm của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) cùng với số liệu tồn kho giảm của Mỹ, vẫn đang hỗ trợ cho giá dầu neo ở mức cao. Tuy nhiên, thị trường đang đặt câu hỏi liệu mức cắt giảm thực tế của OPEC+ sẽ nằm trong khoảng nào, bởi các số liệu cho thấy Nga, thành viên cam kết cắt giảm 500,000 thùng, vẫn đang xuất khẩu dầu đều đặn. Hiện châu Á đang là khu vực nhập khẩu dầu thô mạnh mẽ, với hai nước dẫn đầu là Trung Quốc và Ấn Độ. Theo Reuters, tổng lượng dầu thô nhập khẩu trong tháng 3 ước tính là 116.73 triệu tấn, tương đương 27.60 triệu thùng/ngày.
Bên cạnh đó, đà tăng của giá dầu cũng chững lại khi mà triển vọng tiêu thụ toàn cầu trong giai đoạn này chưa có điểm sáng. Những kỳ vọng vào sự phục hồi của Trung Quốc phần lớn đã phản ánh vào giá. Đồng thời, các số liệu kinh tế cho thấy nền kinh tế thứ hai thế giới vẫn chưa tăng trưởng mạnh. Nhật Bản, nhà nhập khẩu lớn thứ ba của châu Á chỉ mua khoảng 2 52 triệu thùng/ngày trong tháng 3, và cũng là mức thấp nhất kể từ tháng 6/2022. Hiện công suất sử dụng nhà máy lọc dầu cùng với dự trữ dầu giảm cho thấy nhu cầu ở Nhật Bản đang yếu.
Các nhà đầu tư cũng lo ngại về việc giá năng lượng gia tăng sẽ kéo dài chu kỳ thắt chặt tiền tệ của các Ngân hàng Trung ương khiến cho nền kinh tế rơi vào suy thoái. Số đơn đề nghị trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần qua tại Mỹ là 228,000 người, giảm so với tuần trước nhưng vẫn cao hơn dự báo. Các số liệu việc làm được công bố trong tuần này đều tiêu cực, cho thấy sự khó khăn mà nền kinh tế hàng đầu thế giới đang phải trải qua.
KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH MỎNG KHIẾN GIÁ KIM LOẠI GIẰNG CO
Thị trường kim loại đã trải qua phiên ngày 06/04 với diễn biến tương đối giằng co, trước khi kết thúc phiên phần lớn với sắc xanh. Mức tăng giá nhẹ của các mặt hàng thể hiện tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư trước ngày nghỉ Thứ Sáu tốt lành 07/04, và sau loạt dữ liệu kinh tế tương đối yếu của Mỹ đặt ra lo ngại về suy thoái kinh tế.
Đối với nhóm kim loại quý, trong khi giá vàng giảm 0.61% xuống 2008.02 USD/ounce thì giá bạc và bạch kim đều ghi nhận mức tăng lần lượt là 0.22% lên 25.09 USD/ounce và 0.93% lên 1016.8 USD/ounce. Tuy nhiên, cả hai mặt hàng này đều có xu hướng biến động đi ngang trong phiên.
Bức tranh thị trường lao động của Mỹ đang cho thấy một vài sức ép nhất định. Theo dữ liệu từ Bộ Lao động Mỹ, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần qua đạt mức 228,000 đơn, cao hơn 28,000 so với mức dự báo. Mặc dù thấp hơn so với con số của tuần trước đó, nhưng dữ liệu tuần tham chiếu đã được điều chỉnh tăng mạnh 48,000 lên mức 246,000. Kết hợp cùng với các dữ liệu lao động khá yếu trong các phiên gần đây, điều này làm gia tăng lo ngại về những ảnh hưởng từ chính sách thắt chặt tiền tệ đang gây sức ép tới thị trường việc làm.
Đồng USD tăng mạnh sau dữ liệu, đã gây sức ép tới giá bạc và bạch kim do chi phí nằm giữ đất đỏ hơn. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư cũng kỳ vọng rằng những tín hiệu này có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sớm dừng tăng lãi suất. Công cụ theo dõi lãi suất của CME Group cho thấy có khoảng 50% ý kiến cho rằng lãi suất sẽ được giữ nguyên trong kỳ họp đầu tháng 5. Tâm lý này cũng đã củng cố cho đà tăng trở lại của gia bạc và bạch kim vào cuối phiên, với đồng USD yếu hơn tăng tính hỗ trợ, đẩy giá hai kim loại quý chốt phiên với mức tăng nhẹ.
Đối với nhóm kim loại cơ bản, lực mua kỹ thuật ở vùng hỗ trợ 3.95 USD/pound đã giúp đồng COMEX phục hồi phiên thứ 2 liên tiếp, với mức tăng 0.73% lên 4.01 USD/pound.
Chỉ số quản lý mua hàng PMI tổng hợp của Caixin, bao gồm cả hoạt động sản xuất và dịch vụ tại Trung Quốc đã tăng lên mức 54.5 trong tháng 3, đánh dấu mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 6 năm ngoái.
Phí bảo hiểm đồng ở cảng Dương Sơn, phản ánh nhu cầu đồng nhập khẩu của Trung Quốc đã tăng lên 32 5 USD/tấn vào đầu tuần này, mức tăng đầu tiên sau nửa tháng. Mặc dù tốc độ phục hồi vẫn chậm hơn so với kỳ vọng, nhưng những tín hiệu tích cực này vẫn đang thúc đẩy lực mua trên thị trường.
Bài viết liên quan