NÔNG SẢN
Ngô
Khép lại phiên giao dịch hôm qua, giá ngô hợp đồng tháng 07 ghi nhận mức tăng gàn 2%. Trong bối cảnh hoạt động của thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen vẫn đang bị trì hoãn khiến việc xuất khẩu ngô của Ukraine bị ảnh hưởng, giá ngô còn nhận được sự hỗ trợ lớn bỏi tình hình mùa vụ tại Mỹ, hiện đang xấu đi nhanh chóng do sự mở rộng của hạn hán.
Báo cáo Tiến độ Mùa vụ (Crop Progress) hôm qua của USDA cho biết, tỉ lệ ngô đạt chất lượng tốt/tuyệt vời của Mỹ trong tuàn kết thúc ngày 04/06 là 64%, giảm 5% so với một tuần trước đó và thấp hơn nhiều so với mức 73% cùng kỳ năm trước. Con số này cũng nằm dưới mức 67% kỳ vọng của thị trường. Mặc dù có khởi đầu thuận lợi hơn so với năm ngoái, nhưng vụ ngô năm nay của Mỹ đang chịu những ảnh hưởng đáng kể bởi hạn hán. Điều đó khiến thị trường lo ngại về triển vọng mùa vụ của nhà xuất khẩu ngô lớn thứ 2 toàn cầu và đã thúc đẩy lực mua đối với loại ngũ cốc này.
Lúa mỳ
Đối với lúa mỳ, giá tăng tới gần 3% trong phiên sáng trước những thông tin tiêu cực về nguồn cung từ Australia. Tuy vậy, giá lúa mì nhanh chóng đối mặt với áp lực bán chốt lời của các nhà đầu tư khi thị trường bước vào phiên tối, khiến đà tăng của giá bị thu hẹp đáng kể. Kết thúc phiên hôm qua, giá lúa mì ghi nhận phiên thứ 5 liên tiếp đóng cửa trong sắc xanh, với mức tăng nhẹ 0,6%. Tại Australia – nước xuất khẩu lúa mì lớn thứ 3 toàn cầu trong niên vụ 22/23, sản lượng lúa mì năm nay được dự báo sẽ sụt giảm mạnh, sau khi liên tục đạt kỷ lục trong giai đoạn 2020-2022 nhờ thời tiết thuận lợi. Bộ Nông nghiệp Australia dự báo, sản lượng lúa mì niên vụ 23/24 của nước này sẽ chỉ đạt 26,2 triệu tấn, giảm 34% so với niên vụ hiện tại và cũng thắp hơn mức trung bình 10 năm. Sự xuất hiện của hiện tượng El Nino trong năm nay tại châu Đại Dương dự kiến sẽ khiến thời tiết ở Australia trở nên nắng nóng hơn, với lượng mưa nhận được thấp hơn mức bình thường, gây ảnh hưởng tới mùa vụ.
Đậu tương
Kết thúc phiên giao dịch ngày 06/06, giá đậu tương tiếp tục xu hướng giằng co từ vài phiên trước đóng cửa với mức tăng nhẹ. Lo ngại đối với mùa vụ Mỹ khi cây trồng đang phải trải qua thời tiết khô hạn theo mùa chính là yếu tố vẫn đóng vai trò hỗ trợ cho giá.
Cụ thể, theo báo cáo Crop Progress được Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) Công bố vào sáng nay, nông dân nước này đang bước vào giai đoạn cuối cùng của hoạt động gieo trồng với tiến độ đã đat 91% tổng diện tích dự kiến, nhanh hơn nhiều so với mức 76% trung bình cùng kì 5 năm trước.
Hai mặt hàng thành phẩm ép dầu đậu tương biến động trấi chiều trong phiên hôm qua. Nhập khẩu Dầu hướng dương trong tháng 05 ước tính tăng 28% xuống 319,000 tấn, trong khi nhập khẩu dầu đậu tương tăng 10% lên mức 290,000 tấn, các đại lý cho biết. Nhu cầu cải thiện đã giúp giá dầu đậu bật tăng mạnh tới hơn 3%, từ đó cũng gián tiếp tạo sức ép trái chiều tới khô đậu.
Kim loại
Sắc xanh chiếm ưu thế trên bảng giá thị trường kim loại khi đóng cửa phiên giao dịch ngày 06/06. Đối với nhóm kim loại quý, cả ba mặt hàng đều tăng giá tuy nhiên mức tăng có phần thu hẹp hơn phiên trước đó. Bạch kim dẫn đầu đà tăng khi tăng 0,22% lên 1.038,7 USD/ounce. Trong bối cảnh nhà đầu tư lo ngại kinh tế tăng trưởng chậm lại tại Mỹ và sự không chắc chắn về chính sách tiền tệ sắp tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), vai trò trú ẩn an toàn của nhóm kim loại quý tiếp tục giúp củng cố đà tăng của bạc và bạch kim.
Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng nối dài đà tăng sang phiên thứ 3 liên tiếp nhờ kỳ vọng tiêu thụ cải thiện. Kết phiên, giá đồng COMEX tăng 0,01% lên 3,76 USD/pound.
Tại Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ kim loại hàng đầu, chính quyền đã yêu cầu các ngân hàng hạ lãi suất tiền gửi lần thứ hai trong vòng chưa đầy một năm, theo Bloomberg đưa tin
Năng lượng
Thị trường dầu thô ngày 06/06 ghi nhận những biến động khá mạnh. Có thời điểm, giá dầu WTI rơi xuống gần 70 USD/thùng, nhưng lo ngại nguồn cung thắt chặt đã hỗ trợ giá tăng trở lại. Tuy nhiên, nhìn chung trong toàn phiên, sức ép bán vẫn áp đảo do triển vọng nhu cầu yếu, đã kéo giá dầu WTI giảm 0,57% xuống 71,74 USD/thùng và dầu Brent giảm 0,55% xuống 76,29 USD/thùng.
Tác động của việc cắt giảm sản lượng tự nguyện 1 triệu thùng/ngày của Saudi Arabia trong tháng 7 vấn chưa đủ sức hỗ trợ mạnh cho giá dầu, do thị trường kỳ vọng sẽ có nguồn cung thay thế, trong khi bức tranh tiêu thụ không quá tích cực.
Dữ liệu theo dõi tàu biển của Bloomberg cho thấy xuất dầu dầu từ Nga qua đường biển tăng 90,000 thùng/ngày lên mức 3,69 triệu thùng/ngày trong tuần kết thúc ngày 02/06, duy trì sự ổn định bất chấp tuyên bố cắt giảm sản lượng 500,000 thùng/ngày.
Trong khi đó, nguồn tin từ Reuters cho biết các thương nhân tại nhà máy lọc dầu châu Á có thể sẽ nhập khẩu ít dầu hơn từ Saudi Arabia trong tháng 07/2023 sau động thái tăng giá và cam kết cắt giảm sản lượng, đồng thời tăng cường mua dầu thô giao ngay từ UAE.