fbpx

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG NGÀY 08/01/2024

 

NÔNG SẢN

Ngô

  • Giá nối dài đà suy yếu trong tuần thứ 4 liên tiếp, giảm 2,23%. Sau giai đoạn giằng co đầu tuần, số liệu xuất khẩu gây thất vọng của Mỹ đã thúc đẩy lực bán mạnh mẽ đối với ngô.
  • Báo cáo Export Sales: Mỹ chỉ bán được 201.646 tấn ngô trong tuần cuối cùng của năm 2023, giảm 70,4% so với báo cáo trước đó, là mức doanh số bán hàng tuần thấp nhất kể từ tháng 9/2023, phản ánh nhu cầu quốc tế đối với ngô Mỹ suy yếu, ngay trong thời điểm mà nguồn cung Mỹ sẵn có dồi dào.

Lúa mì

  • Giá ghi nhận mức giảm tuần ~2%, đây là tuần thứ 5 liên tiếp giá chỉ biến động đi ngang quanh vùng 620.
  • Triển vọng nguồn cung trái chiều tại các nước sản xuất lớn chính chi phối diễn biến giá. Refinitiv: sản lượng lúa mì niên vụ 24/25 của Nga dự kiến đạt 86,8 triệu tấn, tăng 1,6% so với dự báo trước nhờ thời tiết thuận lợi. Tình hình mùa vụ tại Argentina ghi nhận những tin tức kém tích cực. Bộ Nông nghiệp Argentina cảnh báo, ~30% lúa mì có thể bị thiệt hại nghiêm trọng do bão lớn.

Đậu tương

  • Thời tiết tại Brazil và Argentina có dấu hiệu tích cực, cả 3 mặt hàng nhóm họ đậu đồng loạt sụt giảm mạnh trong tuần vừa rồi.
  • Refinitiv: mưa lớn dự kiến sẽ tiếp tục xuất hiện ở phía bắc, miền trung và miền đông Brazil trong tuần này. Nếu được xác nhận, mưa sẽ cải thiện độ ẩm đất tại các khu vực khô hạn, phục hồi cây trồng đang phải chịu thiệt hại về năng suất. Argentina, thời tiết tương đối khả quan, độ ẩm đất tại hầu hết các vùng sản xuất chính hiện đang ở gần hoặc trên mức cao nhất trong 6 năm. Refinitiv nâng dự báo sản lượng đậu tương năm nay của Argentina lên 49,2 triệu tấn, tăng 2% so với ước tính trước. Nguồn cung tại quốc gia xuất khẩu đậu tương và các loại thành phẩm hàng đầu thế giới là yếu tố đã gây sức ép mạnh mẽ đến giá.
  • Kết tuần, đậu tương ghi nhận tuần giảm thứ 8 trong 9 tuần gần nhất, khô đậu lao dốc 4,3%, mức giảm mạnh nhất cả nhóm.

NĂNG LƯỢNG

Dầu thô

  • Kết thúc tuần giao dịch đầu tiên của năm 2024, giá dầutăng trở lại trước một số dấu hiệu gián đoạn nguồn cung cấp. Căng thẳng tại khu vực Trung Đông và Biển Đỏ diễn biến phức tạp, đẩy nhanh lực mua trên thị trường.
  • Dầu WTI tăng 3,01% lên mức 73,81 USD/thùng. Dầu Brent chốt phiên tại mức giá 78,76 USD/thùng, giảm 2,23% so với tuần trước đó.
  • Biểu tình trong lĩnh vực dầu mỏ ở Libya đã buộc các nhà khai thác phải giảm phần lớn, thậm chí hoàn toàn sản lượng dầu tại mỏ Sharara. Đây là mỏ dầu lớn nhất của Libya với công suất ~300.000 thùng/ngày.
  • Bất ổn địa chính trị đã cản trở sự phát triển của ngành dầu mỏ Libya. Theo Argus, xuất khẩu dầu của Libya đạt trung bình dưới 990.000 thùng/ngày vào năm 2023, cao hơn 100.000 thùng/ngày so với năm 2022, nhưng thấp hơn ~80.000 thùng/ngày so với mức cao nhất sau nội chiến vào năm 2021.
  • Căng thẳng tại khu vực Biển Đỏ chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, góp phần đẩy giá dầu tăng cao. Công ty vận chuyển khổng lồ Maersk cho biết sẽ chuyển hướng tất cả các tàu ra khỏi Biển Đỏ trong tương lai gần, cảnh báo khách hàng về sự gián đoạn.
  • Thương mại dầu mỏ của Trung Quốc với Iran đã bị đình trệ do Tehran từ chối xuất khẩu và yêu cầu giá cao hơn, thắt chặt nguồn cung giá rẻ cho nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.
  • Bank of America cho biết giá dầu sẽ tiếp tục biến động trong năm 2024 bởi rủi ro địa chính trị và chính sách của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+), kỳ vọng phạm vi giao dịch dầu Brent từ 70 – 90 USD/thùng sẽ được giữ vững từ khi OPEC+ can thiệp kể từ quý I/2024. Reuters: nhóm sẽ tổ chức họp vào ngày 1/2. Thông tin này cũng giúp tâm lý mua chiếm ưu thế, bởi OPEC+ hoàn toàn có thể can thiệp thêm vào thị trường thông qua việc điều chỉnh giảm hạn ngạch.
  • Yếu tố hỗ trợ giá: Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) đã thông báo sẽ mua tới 3 triệu thùng dầu để bổ sung vào Kho Dự trữ Chiến lược (SPR) trong tháng 4/2024.

Khí tự nhiên

  • Giá tăng vọt trên 15% lên mức cao nhất kể từ cuối tháng 11 khi dự báo thời tiết cho rằng một số cơn bão mùa đông dự kiến đổ bộ nước Mỹ trong 10 ngày tới. Điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu sử dụng khí trong việc sưởi ấm tại Bắc bán cầu.

KIM LOẠI

Kim loại quý

  • Bạch kim để mất 3,71% về 971,8 USD/ounce, chấm dứt chuỗi tăng 3 tuần liên tiếp. Bạc duy trì đà giảm sang tuần thứ hai liên tiếp, đóng cửa tuần tại mức 23,31 USD/ounce sau khi giảm 3,2%. Giá các mặt hàng kim loại đồng loạt lao dốc trong tuần trước chủ yếu là do áp lực vĩ mô.
  • Mỹ công bố dữ liệu cho thấy nền kinh tế vẫn tăng trưởng ổn định và đang trên đà đạt được kịch bản “hạ cánh mềm”, đã đẩy lùi kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sớm nới lỏng chính sách, thúc đẩy đồng USD và lợi suất trái phiếu Mỹ tăng trở lại. Bạc và bạch kim cũng phải chịu sức ép, do kim loại quý là tài sản không mang lãi suất và được định giá bằng USD.
  • Theo Viện quản lý cung ứng Mỹ (ISM), chỉ số quản lý thu mua (PMI) sản xuất tháng 12/2023 của Mỹ đạt 47,4 điểm, cao hơn 0,3 điểm so với dự báo và cao hơn mức 47,1 điểm ghi nhận trong tháng 11.
  • Bảng lương phi nông nghiệp (NFP): Mỹ đã tạo thêm 216.000 việc làm ngoài ngành nông nghiệp trong tháng 12/2023, cao hơn 46.000 so với dự báo và cao hơn mức 173.000 bị điều chỉnh giảm trong tháng 11/2023. Tăng trưởng lương theo giờ trong tháng 12/2023 tăng 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với dự báo và mức 4% ghi nhận trong tháng 11.

Kim loại cơ bản

  • Đồng COMEX giảm 2,17% xuống 3,8 USD/pound, đánh dấu tuần giảm thứ 2 liên tiếp. Đồng USD mạnh lên và triển vọng tiêu thụ kém sắc tại Trung Quốc vẫn đang là yếu tố chính gây sức ép lên giá đồng.
  • Quặng sắt nối dài đà tăng sang tuần thứ 3 liên tiếp, đóng cửa tuần tại mức 140,08 USD/tấn sau khi tăng 0,99%.
  • Đầu tuần, quặng sắt bật tăng mạnh nhờ những tín hiệu kích thích kinh tế của Trung Quốc và rủi ro gián đoạn nguồn cung. Việc vận chuyển quặng sắt tại Fortescue Metals Group, tập đoàn khai thác quặng sắt lớn thứ tư thế giới, bị gián đoạn trong một vài ngày do nhiều toa tàu chở quặng sắt bị trật bánh khỏi đường ray.
  • Đà tăng của giá dần thu hẹp vào cuối tuần bởi dấu hiệu tiêu thụ suy yếu tại Trung Quốc. Theo dữ liệu Mysteel, tồn kho quặng sắt ở cảng tại Trung Quốc tính đến tuần kết thúc ngày 5/1 tăng 2,1% lên 122,45 triệu tấn, cao nhất kể từ tháng 8/2023.

 

 

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *