NÔNG SẢN
Ngô
– Mặc dù tạo gapdown hơn 4 cent và suy yếu về dưới vùng tâm lý 600 sau khi mở cửa phiên hôm qua, giá ngô hợp đồng tháng 07 đã nhanh chóng tăng trở lại. Kết thúc phiên, giá ghi nhận mức tăng gần 1%. Với việc các thông tin cơ bản hầu như đều mang tính “bearish”, đà tăng của giá ngô trong phiên hôm qua chủ yếu đến từ yếu tố kỹ thuật.
– Cơ quan thời tiết Rural Clima của Brazil cho biết, một đợt khí lạnh từ cực nam sẽ đổ bộ vào nước này và khiến nhiệt độ giảm mạnh. Một số khu vực có thể ghi nhận mức nhiệt gần 0 độ C – mức đóng bằng. Tuy nhiên, các chuyên gia khí tượng của Rural Clima đánh giá ngô và các loại cây trồng khác của Brazil sẽ không chịu ảnh hưởng bởi sương giá, do hệ thống không khí lạnh ở miền nam Brazil sẽ ngăn chặn khối khí lạnh vùng cực tiếp cận các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm. Triển vọng mùa vụ khả quan hơn ở Brazil đã gây áp lực lớn lên giá ngô trong đầu phiên.
– Bên cạnh đó, số liệu bán hàng ngô gây thất vọng của Mỹ trong báo cáo Bán hàng xuất khẩu (Export Sales) tối qua cũng góp phần kìm hãm đà tăng của giá. Cụ thể, trong tuần 26/05-01/06, Mỹ bán được 172.709 tấn ngô niên vụ 22/23, giảm 7,5% so với 1 tuần trước đó. Đáng chú ý, khối lượng bán hàng ngô niên vụ 23/24 của nước này trong tuần đánh giá giảm về mức âm, phản ánh việc xuất khẩu trong niên vụ mới cũng đang có một khởi đầu khó khăn.
Lúa Mỳ
– Đối với lúa mì hợp đồng tháng 07, giá tăng trở lại trong phiên hôm qua và ghi nhận mức tăng 1,54%. Sự hỗ trợ của lực mua kỹ thuật cùng những lo ngại xoay quanh tình hình xung đột tại Ukraine là các yếu tố chính có tác động “bulish” lên giá.
– Điện Kremlin tuyên bố, việc đường ống vận chuyển amoniac từ Nga qua Ukraine bị hư hại sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen. Trong khi đó, thiệt hại do vụ Vỡ đập thủy điện Kakhovka ngày càng tăng lên, khi mực nước dâng cao ở sông Dnipro khiến hoạt động lưu thông bị cản trở. Đây là một trong những tuyến đường xuất khẩu ngũ cốc quan trọng của Ukraine. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp Ukraine cho biết nước này có thể mất hàng triệu tấn ngũ cốc vì lũ lụt do vụ vỡ đập.
Đậu tương
– Kết thúc phiên giao dịch ngày 08/06, xu hướng giằng co tiếp tục duy trì trên thị trường đậu tương khi giá đóng của với mức tăng không đáng kể. Mặc dù có thời điểm đã tăng lên vùng chặn trên của khoảng đi ngang kéo dài từ đầu tuần nhưng áp lực bán kĩ thuật đã thu hẹp đà tăng của giá. Xét về cơ bản, những thông tin trái chiều về nguồn cung cùng với tâm lí chờ đợi trước báo cáo Cung- cầu tháng 06 được phát hành vào tối thứ Sáu là nguyên nhân lý giải cho diễn biến của giá.
– Dầu đậu tương là mặt hàng tăng mạnh nhất nhóm nông sản trong phiên hôm qua do lo ngại dòng chảy dầu hướng dương từ Biển Đen sẽ bị gián đoạn. Việc đập Kakhovka ở mièn Nam Ukraine bi phá hủy đã khiến cho các khu vực sông Dnipro không thể đi lại, ảnh hưởng đến tuyến đường xuất khẩu ngũ cốc quan trọng của Kiev. Theo truyền thống, Dnipro là một chuyển đường nhanh và rẻ để vận chuyển ngũ cốc bàng sà lan đến các cảng biển Đen hoặc trực tiếp đến người tiêu dùng bằng tàu thủy. Cục Quản lý Vận tải Nhà nước Ukraine cho biết, cửa ngõ xuất khẩu của Ukraine đã bị chặn. Ba cảng của Ukraine đã được dỡ bỏ phong tỏa theo thỏa thuận ngũ cốc biển Đen vào tháng 07 năm ngoái nhưng Nga cho biết sẽ ngừng tham gia nếu các yêu cầu của nước này không được đáp ứng. Thông tin trên đã tác động “bullish” mạnh tới giá dầu thực vật và gián tiếp tạo sức ép trái chiều tới giá khô đậu.
KIM LOẠI
– Kết thúc phiên giao dich ngày 08/06, sắc xanh chiếm ưu thế trên bảng giá thị trường kim loại. Đối với nhóm kim loại quý, trong khi giá bạch kim duy trì đà giảm khi giảm 1,04% xuống 1.013,9 USD/ounce thì giá vàng và bạc phục hồi trong sắc xanh. Cụ thể, giá bạc chốt phiên tại 24,34 USD/ounce sau khi tăng 3,48%, mức tăng trong ngày lớn nhất kể từ đầu tháng 4.
– Lo ngai về triển vọng kinh tế toàn cầu ảm đạm đã thúc đẩy nhà đầu tư tìm đến các tài sản trú ẩn an toàn như kim loại quý. Tuy nhiên bạch kim là mặt hàng có tính trú ẩn kém nhất trong nhóm nên giá không được hỗ trợ.
– Ngoài ra, lực mua bạc được củng cố nhờ sự suy yếu của đồng USD. Lo ngại về sức khỏe nền kinh tế Mỹ khiến cho đồng USD giảm mạnh, kéo theo chỉ số Dollar Index giảm 0,73%, mức giảm lớn nhất kể từ đầu tháng 5, xuống 103,34 điểm.
Đối với nhóm kim loại cơ bản, sự suy yếu của đồng USD và kỳ vọng tiêu thụ phục hồi tại Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ kim loại hàng đầu, đã giúp giá đồng phục hồi tiếp tục duy trì được đà tăng. Cụ thể, giá đồng COMEX tăng 1,04% lên 3,79 USD/pound, mức cao nhất trong gần 1 tháng.
NĂNG LƯỢNG
– Giá dầu ghi nhận phiên giao dịch ngày 08/06 đầy biến động, với dầu WTI đã có thời điểm rơi xuống sát mốc 69 USD/thùng trước khi lấy lại đà phục hồi. Kết phiên, đà giảm của giá dầu được thu hẹp một phần, với dầu WTI đóng cửa ở mức 71,29 USD/thùng, giảm 1,71% so với mốc tham chiếu. Giá dầu Brent giảm 1,29% xuống 75,96 USD/thùng.
– Mặc dù vậy, giá dầu nhìn chung vẫn gặp áp lực trong bối cảnh lo ngại về suy thoái kinh tế tại Mỹ và Châu Âu, và kết thúc phiên ngày 08/06 trong sắc đỏ.
– Tại Mỹ, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp làn đầu trong tuần kết thúc vào ngày 03/06 tăng 28.000 lên 261.000, mức cao nhất kể từ tháng 10/2021, cho thấy tác động của các cuộc sa thải bắt đầu có ảnh hưởng.
– Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) kêu gọi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các Ngân hàng Trung ương trên toàn cầu khác tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ và thận trọng trong việc chống lạm phát. Điều này đã làm dấy lên lo ngai về suy thoái kinh tế tại các quốc gia tiêu thụ dầu thô hàng đầu thế giới, gây sức ép tới giá dầu trong phiên.
Bài viết liên quan