NÔNG SẢN
Ngô
- Giá ngô kỳ hạn kết phiên cuối tuần giảm trước khi công bố ước tính cập nhật về vụ mùa của Mỹ vào tuần này.
- Giá ngô kỳ hạn tháng 12 CBOT (ZCEZ23) giảm 2,5 cent ở mức 4,83-3/4 USD/giạ.
- Giao dịch trầm lắng khi thị trường điều chỉnh vị thế trước khi báo cáo hàng tháng của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ được công bố vào thứ Ba. Nhìn chung kỳ vọng USDA sẽ cắt giảm ước tính sản lượng và năng suất đối với ngô và đậu tương từ tháng 8.
- USDA hôm thứ Sáu cho biết doanh số xuất khầu ngô hàng tuần của Mỹ là 949.700 tấn cho niên vụ 2023/2024 trong tuần kết thúc ngày 31/08. Các nhà phân tích dự kiến đạt 400.000 đến 1 triệu tấn.
- Các thương nhân đang chờ đợi thêm nhiều nông dân Mỹ thu hoạch vụ mùa của họ để biết thông tin về sản lượng sau thời tiết khô nóng gần đây.
Lúa mì
- Hợp đồng lúa mì kỳ hạn CBOT kết phiên giảm và chạm mức thấp nhất 3 tháng vào cuối tuần trước do thị trường điều chinh vị thế trước khi Mỹ công bố báo cáo cung cầu vào tuần này.
- Nhu cầu yếu ở nước ngoài đối với nguồn cung của Mỹ đang đè nặng lên thị trường, các thương nhân cũng đánh giá những nỗ lực
đang diễn ra nhằm bảo toàn hàng xuất khẩu từ Ukraine bị chiến tranh tàn phá. - Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự kiến sẽ công bố báo cáo vụ mùa hàng tháng vào thứ Ba.
- USDA hôm thứ Sáu cho biết doanh số xuất khẩu lúa mì hàng tuần của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 31/08 là 370.300 tấn cho năm 2023/2024, tăng 13% so với tuần trước nhưng giảm 11% so với mức trung bình 4 tuần trước đó. Các nhà phân tích dự kiến 250.000- 600.000 tấn.
- CBOT Lúa mì mùa đông đỏ mềm tháng 12 kết thúc phiên giảm 4 cent ở mức 5,95-3/4 USD/giạ.
- Lúa mì cứng mùa đông đỏ giao tháng 12 giảm 5 cent xuống 7,32 USD/giạ. Lúa mì xuân tháng 12 giảm 4 cent xuống 7,7-3/4 USD/giạ.
Đậu tương
- Giá đậu tương CBOT kết phiên giao dịch đầy biến động khi thị trường củng cố vị thế trước báo cáo vụ mùa của USDA vào tuần này.
- Kỳ vọng về nguồn cung lớn từ Nam Mỹ đã hạn chế mức tăng, các nhà giao dịch chờ đợi một bức tranh rõ ràng hơn về vụ thu hoạch sắp tới của Mỹ. Kỳ vọng chính phủ sẽ cắt giảm ước tính sản lượng đậu tương của Mỹ từ tháng 8 trong báo cáo WADSE ngày 12/09.
- USDA cho biết hôm thứ Sáu rằng các nhà xuất khầu đã bán 121.000 tấn đậu tương Mỹ sang Trung Quốc để giao hàng trong năm tiếp thị 2023 – 24.
- Doanh số xuất khẩu đậu tương hàng tuần của Hoa Kỳ trong giai đoạn 2023-2024 là 1,78 triệu tấn trong tuần kết thúc vào ngày 31/08, trong mức ước tính của các nhà phân tích là 1,4 – 2 triệu tấn
- Giá đậu tương kỳ hạn tháng 11 (ZSEX23) tăng 3,5 cent ở mức 13,63 USD/giạ. Trước đó đã chạm mức giá thấp nhất kể từ ngày 23/08 ở mức 13,52 USD/giạ.
- Hợp đồng khô đậu nành tháng 12 (ZMEZ23) tăng 6,10 USD lên 401,40 USD/tấn. Thị trường tăng điểm sau khi giảm trước đó xuống mức giá thấp nhất kể từ ngày 23/08 ở mức 393,20 USD/tấn.
- CBOT Dầu đậu tương tháng 12 (ZLEZ23) giảm 0,28 cent đóng cửa ở mức 60,50 cent/pound và chạm mức giá thấp nhất kể từ ngày 14/8.
NĂNG LƯỢNG
- Kết thúc tuần 4/9 – 10/9, 4/5 mặt hàng trong nhóm năng lượng đóng cửa trong sắc xanh. Giá dầu tiếp nối đà tăng giá trong bối cảnh hạn chế nguồn cung từ các nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới.
- Dầu WTI tăng 2,29% lên 87,51 USD/thùng và dầu Brent chốt tuần với mức giá 90,95 USD/thùng, tăng 2,37%. Trong 11 tuần giao dịch gần nhất, giá dầu đã ghi nhận 9 tuần tăng giá.
- Thông báo gia hạn cắt giảm nguồn cung tự nguyện 1 triệu thùng dầu/ngày của Saudi Arabia, và giảm xuất khẩu 300.000 thùng/ngày đến cuối năm của Nga, đã làm dấy lên lo ngại về khả năng thiếu hụt nhu cầu, và là nguyên nhân chính đẩy giá dầu tăng mạnh trong tuần qua.
- Ngân hàng Goldman Sachs cho biết các động thái của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) mang lại rủi ro tăng giá dầu thô. Một kịch bản cho thấy giá dầu Brent mở rộng mức tăng lên trên 100 USD/thùng. Tuy nhiên, họ nhấn mạnh rằng đây không phải là quan điểm cốt lõi khi rủi ro tăng trưởng vẫn còn tiềm ẩn.
- Nga dự kiến giá dầu thô sẽ tăng trưởng ổn định trong 3 năm tới bất chấp các lệnh trừng phạt năng lượng do các quốc gia phương Tây và các đồng minh áp đặt, dự kiến giá dầu thô Nga trung bình trong năm là 62,70 USD/thùng và sẽ tăng lên 66,30 USD vào năm tới, 67,90 USD vào năm 2025 và 69,80 USD vào năm 2026.
- Nga cũng cho thấy sản lượng giảm xuống còn 523 triệu tấn trong năm tới, từ 527 triệu tấn trong năm nay. Xuất khẩu dầu thô dự kiến sẽ giảm xuống còn 240 triệu tấn từ 247 triệu tấn năm 2023, trước các tác động cắt giảm nguồn cung.
- Reuters: chênh lệch giữa giá dầu Urals phổ biến của Nga và giá dầu Brent đã thu hẹp xuống còn 17 USD/thùng từ mức đỉnh 34,85 USD trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2022, chỉ vài tháng sau khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine bùng nổ.
KIM LOẠI
Kim loại quý
- Giá đồng loạt suy yếu do đồng USD mạnh lên khiến chi phí đầu tư đắt đỏ hơn. Bạch kim giảm 7,63% xuống 894,8 USD/ounce, tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 11/2021. Bạc ghi nhận tuần giảm mạnh nhất trong gần 3 tháng khi giảm 5,65% xuống 23,17 USD/ounce. Giá vàng đóng cửa tuần tại mức 1.917,81 USD/ounce sau khi giảm 1,08%.
- Lĩnh vực dịch vụ của Mỹ mở rộng sang tháng thứ 8 liên tiếp, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tuần trước đạt mức thấp nhất kể từ tháng 2/2023, cho thấy tín hiệu tốt về sức khỏe nền kinh tế lớn nhất thế giới và giúp đồng USD mạnh lên. Trái ngược với triển vọng kinh tế kém sắc hơn của Anh hay châu Âu. Đức, Anh và khu vực đồng Euro đều ghi nhận chỉ số quản lý mua hàng (PMI) dịch vụ đạt mức điểm thấp nhất trong năm nay, cho thấy sự yếu kém trong lĩnh vực dịch vụ. Lĩnh vực dịch vụ được coi là một trong những động lực tăng trưởng chính của các nền kinh tế này.
- Số liệu kinh tế yếu kém đã khiến cho đồng bảng Anh và đồng Euro suy yếu, củng cố cho sức mạnh của đồng USD với chỉ số Dollar Index tăng 0,82% lên 105,09 điểm, đánh dấu 8 tuần tăng liên tiếp và là chuỗi tăng dài nhất kể từ năm 2014.
Kim loại cơ bản
- Các mặt hàng đồng loạt giảm giá so chịu sức ép kép từ yếu tố vĩ mô và tín hiệu tiêu thụ kém lạc quan. Đồng COMEX và quặng sắt ghi nhận mức giảm lần lượt là 3,52% và 0,58%, đóng cửa tuần tại mức 3,71 USD/pound và 113,33 USD/tấn.
- Đồng USD tăng mạnh làm giảm sức hấp dẫn của hàng hóa, do đây là đồng tiền được sử dụng chủ yếu trong hoạt động giao dịch thương mại quốc tế.
- Các nền kinh tế lớn trên thế giới tăng trưởng chững lại, triển vọng tiêu thụ kim loại cơ bản trên toàn cầu trở nên kém sắc hơn. Đặc biệt là nhu cầu vẫn yếu tại Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ kim loại lớn nhất thế giới, thể hiện qua số liệu nhập khẩu vẫn đạt mức tăng trưởng âm trong tháng 8. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc trong tháng 8 giảm 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Trong bối cảnh tiêu thụ còn yếu, nguồn cung đồng vẫn được duy trì ổn định, điều này khiến cho sức mua đồng dần giảm sút. Sản lượng đồng của Chile và Peru, hai quốc gia khai thác đồng lớn nhất thế giới, tăng lần lượt 1,7% và 17,7% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 7.
Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]
Bài viết liên quan