NÔNG SẢN
Ngô
- Giá ngô kỳ hạn CBOT kết phiên 11/04/2024 giảm sau khi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) dự báo nguồn cung ngũ cốc trong nước sẽ giảm và dự đoán nhiều ngô hơn sẽ được sử dụng đế sản xuất ethanol và thức ăn chăn nuôi.
- Dự trữ ngô vẫn dự báo ở mức cao nhất trong 5 năm sau khi nông dân thu hoạch vụ mùa kỷ lục vào năm 2023 và đưa phần lớn vào kho dự trữ.
- CBOT Ngô tháng 5 (ZCEK24) giảm 5-1/2 cent xuống 4,28-3/4 USD/Giạ.
- Người mua Trung Quốc đã hủy một số lô hàng ngô làm thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ Ukraine với tổng trị giá vài trăm nghìn tấn. Khối lượng chính xác vẫn chưa rõ ràng, một số thương nhân cho biết ~ 300.000 tấn đã bị huỷ trong tối đa 5 chuyến tàu Panamax truớc đó đã được mua cho lô hàng tháng 4 – 5.
- CONAB đã hạ ước tính tổng sản lượng ngô Brazil niên vụ 2023/24 xuống còn 110,964 triệu tấn, so với dự báo trước đó là 112,753 triệu tấn.
- USDA – báo cáo Export Sales tối qua: doanh số xuất khấu ngô vụ cũ của Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 4/4 ở mức 325.500 tấn, mức thấp trong năm tiếp thị và thấp hơn mức kỳ vọng thương mại.
- Trung tâm Dự báo Khí hậu của Cơ quan Thời tiết Quốc gia cho biết các nhà ~ 60% khả năng xảy ra La Nina, đặc trưng bởi nhiệt độ lạnh bất thường ở Thái Bình Dương xuất hiện vào nửa cuối 2024.
Lúa mì
- Lúa mì kỳ hạn CBOT chốt phiên giảm, gián tiếp gây thêm áp lực lên giá ngô kỳ hạn, dù căng thẳng ở khu vực Biển Đen vẫn giữ giá sàn dưới giá thị trường.
- Báo cáo WASDE: dự báo nguồn cung lúa mì trong nước thấp hơn, lượng tiêu thụ trong nước giảm, xuất khẩu không thay đổi và tồn kho cuối kỳ cao hơn.
- Trựớc đó, Reuters kỳ vọng chính phủ sẽ nâng dự báo về tồn kho cuối niên vụ 2023/24 của Mỹ và toàn cầu.
- CBOT Lúa mì mùa đông đỏ mềm tháng 5 (ZWAK24) giảm 6-3/4 cent ở mức 5,51-3/4 USD/giạ.
- USDA báo cáo doanh số xuất khầu lúa mì vụ cũ của Mỹ trong tuần kết thúc 4/4 ở mức 80.700 tấn và doanh số bán lúa mì vụ mới ở mức 274.400 tãn, phù hợp với kỳ vọng.
- Công ty điều hành đường såt nhà nước Ukraine Ukrzaliznytsia đã đình chỉ tất cả các chuyến giao hàng đến cảng Chornomorsk ở Biển Đen từ 11/4 đến 13/4.
- Nga và Kazakhstan chống chọi với lũ lụt kỷ lục şau khi các con sông lớn vỡ bờ trong trận lũ lụt tệ nhất trong gần một thế kỷ.
- Trung tâm Dự báo Khí hậu của Cơ quan Thời tiết Quốc gia dự báo ~60% khả năng xảy ra La Nina.
Nhóm họ đậu
- Giá đậu tượng CBOT kết phiên giảm do USDA dự báo cả nguồn cung toàn cầu và vụ đậu tương của Brazil sẽ vẫn ở mức cao. Ước tính về quy mô sản lượng đậu tương Brazil trái ngược hoàn toàn với dự báo của Conab đưa ra trước đó trong ngày.
- CBOT Đậu tương tháng 5 (ZSEK24) giảm 5-1/2 cent xuống 11,9-1/4 USD/giạ.
- CBOT khô đậu tương tháng 5 (ZMEK24) tăng 4,70 USD ở mức 335,60 USD/tấn ngắn.
- Dầu đậu tương tháng 5 (ZLEK24) giảm 1,58 cent ở mức 46,02 cent/ pound.
- CONAB giảm ước tính sản lượng đậu tương niên vụ 2023/24 của Brazil xuống còn 146,522 triệu tấn, so với dự báo trước đó là 146,858 triệu tấn.
- Sàn giao dịch ngũ cốc Buenos Aires dự báo sản lượng đậu tương niên vụ 2023/24 của Argentina ở 51 triệu tấn, giảm so với 52,5 triệu tấn trong dự báo trước đó.
- USDA báo cáo doanh số xuất khẩu đậu tương của Mỹ trong tuần kết thúc 4/4 ở mức 305.300 tấn, thấp hơn kỳ vọng thương mại là 200.000 – 600.000 tấn.
- Nền kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng 4,6% trong quý I so với 1 năm trước – chậm nhất trong 1 năm mặc dù có dấu hiệu ổn định, buộc các nhà hoạch định chính sách phải công bố thêm các biện pháp kích thích. Dự kiến ~ 60% khả năng xảy ra La Nina.
NĂNG LƯỢNG
- Dầu WTI ở mốc 85,54 USD/thùng, tăng 0,60% (~tăng 0,51 USD/thùng).
- Dầu Brent ở mốc 90,20 USD/thùng, giảm 0,82% (~giảm 0,74 USD/thùng).
- Giá dầu biến động tăng giảm trái chiều trong phiên giao dịch hôm qua do số liệu lạm phát khó khăn làm giảm hy vọng cắt giảm lãi suất trong thời gian ngắn của Mỹ, nhưng lo ngại rằng Iran có thể tấn công Israel khiến giá dầu thô ở gần mức cao nhất trong 6 tháng.
- Chiến lược gia năng lượng toàn cầu Vikas Dwivedi của Macquarie cho biết sẽ khó duy trì giá dầu Brent trên 90 USD/thùng trong nửa cuối năm nay mà không có sự gián đoạn nguồn cung thực tế liên quan đến các sự kiện địa chính trị…dự đoán giá dầu sẽ giảm vào 2025 do nguồn cung ngoài OPEC tăng trưởng, một lượng lớn công suất dự phòng của OPEC+ tái gia nhập thị trường và khả năng lạm phát tiếp tục làm giảm nhu cầu.”
- Biên bản từ Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) cho thấy các quan chức lo lắng rằng tiến trình về lạm phát có thể bị đình trệ và cần có một thời gian dài hơn để thắt chặt chính sách tiền tệ.
- Các nhà đầu tư từng kỳ vọng việc cắt giảm lãi suất vào tháng 6 giờ đây coi tháng 9 là thời điểm có khả năng xảy ra hơn, sau khi chỉ số lạm phát tiêu dùng lần thứ 3 liên tiếp vượt quá dự báo.
- Tại châu Âu, các quan chức ngân hàng trung ương giữ chi phí đi vay ở mức cao kỷ lục như dự kiến , nhưng phát tín hiệu ECB có thể sớm cắt giảm lãi suất.
- Việc cắt giảm lãi suất chậm hơn có thể làm giảm nhu cầu dầu, tuy nhiên OPEC vẫn giữ nguyên dự báo về tăng trưởng nhu cầu toàn cầu tương đối mạnh vào năm 2024.
- Giá dầu gặp áp lực do sự cố mất điện khiến nhiều đơn vị sản xuất nhiên liệu tại cơ sở Port Arthur, Texas có công suất khổng lồ 626.600 thùng/ngày của Motiva Enterprise phải đóng cửa.
- Các nhà giao dịch lo ngại rằng Iran có thể trả đũa cuộc không kích được cho là của Israel nhằm vào đại sứ quán nước này ở Syria vào ngày 1/4. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã tuyên bố rằng Mỹ sẽ sát cánh cùng Israel trước mọi mối đe dọa từ Iran.
- Israel và Hamas đã bắt đầu một vòng đàm phán mới trong cuộc chiến ở Gaza kéo dài hơn sáu tháng nhưng các cuộc đàm phán đó không mang lại thỏa thuận nào.
KIM LOẠI
Vàng
- Giá vàng tăng vọt trở lại trong phiên giao dịch ngày hôm nay sau khi dữ liệu giá sản xuất của Mỹ hạ nhiệt hơn dự kiến, làm tăng hy vọng về việc cắt giảm lãi suất của Mỹ trong năm nay, trong khi những lo ngại về địa chính trị dai dẳng càng làm tăng thêm vai trò tru ẩn của kim loại quý.
- Chỉ số giá sản xuất (PPI) đã tăng 0,2% so với tháng trước trong tháng 3, so với mức tăng 0,3% Reuters dự đoán.
- Các nhà giao dịch đặt cược rằng Fed có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất ngay sau cuộc họp cuối tháng 7 sau dữ liệu lạm phát.
- Kim loại quý được biết đến như một công cụ phòng ngừa lạm phát nhưng lãi suất cao hơn làm giảm sức hấp dẫn của việc nắm giữ kim loại quý không mang lại lợi nhuận.
- Chỉ số giá tiêu dùng CPI của Mỹ tăng hơn dự kiến trong tháng 3; có thể mất nhiều thời gian hơn trước khi bắt đầu nới lỏng chính sách, Chủ tịch Fed Boston Susan Collins cho biết.
- Công ty khai thác đa dạng Sibanye Stillwater cho biết họ có thể cắt giảm hơn 4.000 việc làm khi tái cơ cấu hoạt động khai thác vàng ở Nam Phi. Nó đã cắt giảm ~ 2.000 việc làm tại các hoạt động sản xuất kim loại thuộc nhóm bạch kim.
Đồng
- Giá quặng sắt kỳ hạn trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) tăng phiên thứ 3 liên tiếp, được hỗ trợ bởi kỳ vọng rằng hoạt động xây dựng đang tăng lên ở quốc gia tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc, nhưng mức tăng bị hạn chế bởi sự thận trọng của nhà đầu tư về quy mô phục hồi nhu cầu.
- Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên Sàn DCE của Trung Quốc chốt phiên tăng 1,43% ở mức 813,5 nhân dân tệ/tấn (112,48 USD/tấn), sau khi tăng hơn 5% vào hôm 9/4.
- Quặng sắt SZZFK4 chuẩn giao tháng 5 trên Sàn giao dịch Singapore (SGX) lại thấp hơn 0,74% ở mức 106,7 USD/tấn, sau khi tăng hơn 3% trong phiên trước.
- Các nhà phân tích tại Soochow Futures cũng chỉ ra triển vọng nhu cầu quặng được cải thiện sau khi sản lượng kim loại nóng chạm đáy, nhưng cảnh báo giá quặng tiếp tục tăng có thể phải đối mặt với một số áp lực vì khó có thể biết sản lượng kim loại nóng sẽ tăng bao nhiêu.
Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]
Bài viết liên quan