fbpx

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG NGÀY 12/06/2023

 

NÔNG SẢN

Ngô

– Giá ngô hợp đồng tháng 07 khép lại tuần giao dịch 05/06-09/06 vói mức giảm nhẹ 0,78%, nhưng vẫn ở trên vùng tâm lý 600. Giá diễn biến khá giằng co trong tuần vừa rồi và ngay cả báo cáo Ước tính Cung cầu Nông sản Thế giới (WASDE) tháng này cũng không thể phá vỡ xu hướng đi ngang của giá.

– Báo cáo Tiến độ Mùa vụ (Crop Progress) cho thấy, tỉ lệ ngô đạt chất lượng tốt của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 04/06 là 64%, giảm 5% so với một tuần trước đó và cũng thấp hơn hơn mức 67% kỳ vọng trung bình của thị trường. Dù có khởi đầu thuận lợi, nhưng vụ ngô năm nay của Mỹ đang chịu ảnh hưởng đáng kê bởi hạn hán, dẩy lên lo ngai về nguồn cung từ nước này trong niên vụ tới. Tuy nhiên, dự báo thời tiết cho thấy sẽ có mưa vào cuối tuần trước tại Midwest – vùng trồng ngô trọng điểm của Mỹ, qua đó xoa dịu những lo ngại trên của thị trường.

Lúa mì

– Với 4/5 phiên đóng cửa trong sắc xanh, giá lúa mì hợp đồng tháng 07 kết thúc tuần vừa rồi với mức tăng 1,82%, qua đó ghi nhận tuần khởi sắc thứ 3 liên tiếp. Trong bối cảnh số liệu từ báo cáo WASDE tháng này không có tác động đáng kể lên giá, lo ngại về tình hình nguồn cung Biển Đen là yếu tố chính giúp thúc đẩy lực mua đối với lúa mì.

– Reuters cho biết, đường ống vận chuyển amoniac từ Nga qua Ukraine đã bị hư hại do một cuộc pháo kích. Việc dỡ bỏ sự cản trở đối với hoạt động xuất khẩu amoniac của Nga qua lãnh thổ Ukraine được coi là mấu chốt để thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen được duy trì. Do đó, thông tin trên đã dấy lên lo ngại về tương lai của thỏa thuận cũng như triển vọng xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine, qua đó tác động “bullish” lên giá lúa mì.

Đậu tương

– Kết thúc tuần giao dịch 05/06 – 11/06, giá đậu tương tiếp nối đà hồi phục do những lo ngại về thời tiết khô nóng trong giai đoạn phát triến đầu tiên của cây trồng tại Mỹ. Báo cáo Cung – cầu nông sản tháng 6 được Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) Công bố trong tuần trước nhưng các số liệu gần với mức dự đoán nên không ảnh hưởng quá mạnh tới xu hướng giá.

– Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết lượng đậu tương nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm đạt 42,31 triệu tấn, tăng 11,2% so với cùng kì năm ngoái. Không những thế, trong báo cáo Cung – cầu vừa qua, USDA Cũng tăng dự báo nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc niên vụ 22/23 tăng 2 triệu tấn lên mức 98 triệu tấn. Điều này cũng càng củng cố về khả năng nhu cầu đối với đậu tương Mỹ sẽ có thể tiếp tục gia tăng trong những tuần tới. Bước sang tuần giao dịch mới, nếu như chất lượng cây trồng tại Mỹ sụt giảm và khối lượng bán hàng vẫn duy trì gần mức 300.000 tấn thì giá đậu tương có thể hướng lên vùng 1410.

El Nino sẽ gây ra hạn hán với chỉ 30% lượng mưa trung bình. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đối với mùa vụ dầu cọ của quốc gia sản xuất hàng đầu thế giới trong khi xuất khẩu dầu hướng dương từ Biển Đen vẫn đang gặp nhiều rủi ro. Những thông tin trên kéo theo những lo ngại về nguồn cung dầu thực vật toàn cầu và thúc đẩy giá dầu đậu tăng vọt tới hơn 10% lên mức cao nhất trong gần 2 tháng qua.

KIM LOẠI

– Kết thúc tuần giao dịch 05/06 – 11/06, sắc xanh áp đảo trên bảng giá thị trường kim loại. Đối với nhóm kim loại quý, giá bạc dẫn đầu đà tăng khi tăng 2,79% lên 24,41 USD/ounce, đánh dấu tuần tăng tốt nhất của giá bạc trong vòng 1 tháng. Giá vàng tăng 0,67% lên 1.960,6 USD/ounce và giá bạch kim đóng cửa tuần tại mức 1.012,8 USD/ounce, tương đương tăng 0,93%.

– Trong tuần qua, vai trò trú ẩn an toàn đã hỗ trợ lực mua các mặt hàng kim loại quý, trong bối cảnh lo ngai suy thoái kinh tế gia tăng trên toàn cầu. Dữ liệu từ Bộ lao động Mỹ cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 10/2021, khi chỉ đạt 261.000 đơn trong tuần 02/06.

– Ngoài ra, đồng USD suy yếu cũng hỗ trợ lực mua bạc và bạch kim, do chi phí bớt đắt đỏ hơn. Cụ thể, lo ngại về sức khỏe nền kinh tế Mỹ và triển vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tạm ngừng tăng lãi suất đã khiến cho chỉ số Dollar Index giảm 0,44% xuống 103,45 điếm, đánh dấu tuần giảm mạnh nhất kể từ giữa tháng 5.

– Đối với nhóm kim loại cơ bản, đồng USD suy yếu và kỳ vọng tiêu thụ cải thiện đã thúc đẩy giá đồng. Giá đồng COMEX tăng 1,65% lên 3,78 USD/pound.

NĂNG LƯỢNG

– Trong tuần giao dịch ngày 05/06 – 11/06, giá dầu mở cửa tuần với mức tăng vọt 3 USD/thùng sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) gia hạn việc cắt giảm sản lượng, và thủ Iĩnh nhóm Saudi Arabia cắt giảm thêm 1 triệu thùng dầu/ngày vào tháng 7. Tuy nhiên, giá dầu liên tục suy yếu trong phần lớn các phiên giao dịch, khi lo ngại về nhu cầu tiêu thụ kém sắc thúc đẩy lực bán.

– Giá dầu WTI đóng cửa tuàn ở mức 70,17 USD/thùng, giảm 2,19% so với tuần trước đó. Giá dầu Brent giảm 1,76% xuống còn 74,79 USD/thùng.

– Thông tin năng lượng Mỹ (EIA). Tổng sản phẩm được cung cấp, một thước đo về tiêu thụ cũng giảm hơn 220.000 thùng so với tuần tham chiếu. Lo ngại về nhu cầu tiêu dùng yếu kém đã tạm thời lấn át các rủi ro từ nguồn cung, khiến dầu thô tiếp tục đóng cửa trong sắc đỏ trong tuần qua.

– Chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 5 của Trung Quốc giảm tháng thứ 8 liên tiếp, xuống 4,6%, mức giảm nhanh nhất kế từ tháng 2/2016. Nhu cầu chững lại đè nặng lên lĩnh vực sản xuất, cho thấy tốc độ phục hồi kinh tế chậm chap, tạo áp lực lên giá dầu.

 

 

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *