NÔNG SẢN
Ngô
- Nhóm nông sản diễn biến khá giằng co trong phiên giao dịch đầu tuần, trong bối cảnh thị trường chờ đợi thêm sự xuất hiện của các yếu tố cơ bản mới.
- Ngô hợp đồng tháng 3 rung lắc mạnh ngay trong phiên giao dịch đầu tuần. Trước áp lực từ triển vọng mùa vụ khả quan hơn ở Brazil, giá ngô đã giảm mạnh trong đầu phiên và tiếp tục thiết lập đáy mới.
- Lực mua bắt đáy cùng kết quả xuất khẩu tích cực của Mỹ đã giúp giá quay đầu tăng trở lại vào cuối phiên và đóng cửa với mức tăng nhẹ 0,35%. Báo cáo Giao hàng Xuất khẩu (Export Inspections): Mỹ đã giao 880.074 tấn ngô trong tuần 2/2 – 8/2, tăng so với mức 645.494 tấn của một tuần trước.
Lúa mì
- Giá hợp đồng tháng 3 rung lắc mạnh trong vùng 585 – 605. Dư âm từ các số liệu khả quan về nguồn cung toàn cầu trong báo cáo WASDE tuần trước vẫn đè nặng lên giá.
- Rủi ro căng thẳng leo thang ở khu vực Biển Đen đã giúp giá lúa mì hồi phục trở lại và đóng cửa phiên hôm qua với mức tăng nhẹ.
Đậu tương
- Đậu tương dẫn đầu đà tăng của cả nhóm với mức tăng gần 1%.
- Sau đợt giảm mạnh xuống mức thấp nhất 3 năm qua, giá ghi nhận phiên hồi phục trở lại vào ngày hôm qua.
- Dù các số liệu cung cầu của Brazil mà Bộ Nông nghiệp Mỹ đưa ra trong báo cáo tuần trước thiên về tác động “bearish”, nhưng một số rủi ro về nguồn cung vẫn còn duy trì. Điều này đã hạn chế đà giảm của đậu tương.
NĂNG LƯỢNG
- Kết thúc ngày giao dịch đầu tuần 12/12, giá dầu đảo chiều tăng nhẹ về cuối phiên trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông tiếp tục được đẩy lên cao. Lo ngại nguồn cung toàn cầu thắt chặt khi các thành viên thuộc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cam kết tuân thủ thỏa thuận cắt giảm tự nguyện, cũng góp phần hỗ trợ giá dầu.
- Dầu WTI tăng 0,1% lên 76,92 USD/thùng, ghi nhận phiên tăng thứ 6 liên tiếp lên mức cao nhất kể từ cuối tháng 1, đánh dấu chuỗi tăng giá dài nhất kể từ tháng 9/2023. Dầu Brent gần như không đổi so với mức tham chiếu khi chỉ giảm nhẹ 0,23% xuống 82,00 USD/thùng.
- Israel đã phát động một chiến dịch không kích đặc biệt vào sáng sớm thứ Hai nhằm giải thoát 2 con tin Israel ở thành phố Rafah, nơi có hơn 1 triệu người đang tìm nơi ẩn náu.
- Tại Biển Đỏ, Cơ quan Điều hành Thương mại Hàng hải Vương quốc Anh (UKMTO) đã nhận được báo cáo về 1 con tàu bị tấn công bởi 2 tên lửa ở phía nam Al Mukha của Yemen.
- Tình hình bất ổn về địa chính trị tại Trung Đông đang làm rung chuyển ngành vận tải biển toàn cầu và làm gia tăng rủi ro nguồn cung trong khu vực bị gián đoạn, điều này đã thúc đẩy lực mua mạnh hôm qua.
- Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Hayan Abdel-Ghani và Bộ trưởng Năng lượng UAE Suhail Al Mazrouei cho biết 2 nước sẽ cam kết tuân theo các quyết định của OPEC nhằm đảm bảo sự ổn định trên thị trường dầu mỏ toàn cầu. Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq cho biết Iraq cam kết sản xuất không quá 4 triệu thùng dầu/ngày và xuất khẩu dầu thô hiện tại của nước này nằm trong khoảng 3,35 – 3,4 triệu thùng/ngày.
- Sản lượng dầu từ các lưu vực đá phiến của Mỹ dự kiến sẽ tăng trưởng chậm lại vào tháng tới cũng góp phần hỗ trợ giá dầu. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết sản lượng dầu thô từ bảy lưu vực đá phiến của Mỹ dự kiến sẽ tăng 0,2% so với tháng trước lên 9,72 triệu thùng/ngày vào tháng 3, giảm tốc so với mức tăng trưởng trung bình hàng tháng của năm ngoái là khoảng 0,9%.
KIM LOẠI
Kim loại quý
- Vai trò trú ẩn được thúc đẩy trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông đang diễn biến ngày càng phức tạp.
- Thị trường thận trọng trước thềm công bố dữ liệu lạm phát Mỹ tháng 1 (Tối 13/02) cũng củng cố đà tăng cho giá.
- Bạc tăng 0,77% lên 22,76 USD/ounce. Giá bạch kim tăng mạnh 2,15% lên 879,1 USD/ounce.
- Bất chấp mọi cảnh báo, Israel đã tấn công vào thành phố Rafah ở miền nam Dải Gaza vào rạng sáng ngày 12/2, khiến ít nhất 52 người thiệt mạng. Rafah hiện là nơi tập trung hơn phân nửa dân số Gaza sau khi người dân từ các nơi khác di dời tới ở thành phố này. Tín hiệu leo thang căng thẳng đã thúc đẩy nhu cầu trú ẩn.
- Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva “rất tự tin” rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ hạ cánh mềm, và các ngân hàng trương ương lớn trên thế giới sẽ bắt đầu giảm lãi suất vào khoảng giữa năm nay.
- Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York trong cuộc khảo sát tháng 1 về kỳ vọng của người tiêu dùng, cho thấy lạm phát 1 năm và 5 năm không thay đổi ở mức lần lượt là 3% và 2,5%, trong khi lạm phát dự kiến trong 3 năm giảm xuống 2,4%, mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2020, từ mức 2,6% của tháng 12. Kỳ vọng tích cực về lạm phát sẽ củng cố niềm tin về các đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay, từ đó thúc đẩy giá bạc và bạch kim tăng cao.
Kim loại cơ bản
- Đồng COMEX tăng 1,15% lên 3,72 USD/pound. Tín hiệu tích cực từ Trung Quốc đã củng cố lực mua
- Các ngân hàng tại Trung Quốc đã gia hạn 4,92 nghìn tỷ nhân dân tệ (683,7 tỷ USD) cho các khoản vay mới bằng nhân dân tệ trong tháng 1, đạt mức cao kỷ lục, tăng mạnh so với tháng 12 và đánh bại kỳ vọng
- Các khoản cho vay tháng 1 đã tăng hơn 4 lần so với 1,17 ngìn tỷ nhân dân tệ của tháng 12 và vượt kỷ lục trước đó là 4,9 nghìn tỷ nhân dân tệ trong cùng kỳ năm ngoái. Điều này bước đầu phản ánh niềm tin tiêu dụng đã có sự khởi sắc, từ đó củng cố đà tăng cho giá đồng vốn được coi là thước đo sức khoẻ của nền kinh tế, đặc biệt là kinh tế Trung Quốc.
- Quặng sắt tăng 1,15% lên 128,07 USD/tấn. Bên cạnh yếu tố vĩ mô từ Trung Quốc, việc gián đoạn nguồn cung khi các lái tàu tại đơn vị hoạt động quặng sắt Pilbara (Tập đoàn BHP) ở Tây Úc do bỏ phiếu đình công đòi quyền lợi lao động, cũng đã hỗ trợ giá trong phiên.
Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]
Bài viết liên quan