fbpx

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG NGÀY 13/06/2023

 

NÔNG SẢN

Ngô

– Khép lại phiên giao dịch đầu tuần, giá ngô đã tăng mạnh hơn 2% và vượt lên trên khoảng đi ngang 596 – 613. Từ khi mở cửa, ngô đã tạo gapup 5 cents và duy trì lực mua đến cuối phiên. Lo ngại về tình hình mùa vụ Mỹ cùng nguồn cung từ biển Den là yếu tố đang hỗ trợ giá.

– Vào cuối tuần trước, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Vershinin cho biết sau cuộc gặp mặt với các quan chức Liên Hợp Quốc, Moscow vẫn không hài lòng với cách thức thực hiện thỏa thuận ngũ cốc ở biển Đen.

– Đối với tình hình tại Mỹ, nắng nóng vẫn đang gây ảnh hưởng đáng kế đến cây trồng. Mặc dù những cơn mưa được dự báo sẽ xuất hiện vào phía nam Vành đai ngô, tuy nhiên, phía bắc nhiều khả năng sẽ hoàn toàn khô ráo. Trong báo cáo Drought Monitor mới nhất, Bộ Nông nghiệp Mỹ USDA cho biết 45% diện tích ngô của nước này đang phải trải qua tình trạng khô hạn, tăng 11% so với tuần trước đó, gây ra lo ngại về nguồn cung trong dài hạn.

Lúa mì

– Lúa mì cũng ghi nhận mức tăng hơn 0,5% trong phiên vừa rồi. Mặc dù chịu sức ép khi mở cửa, tuy nhiên, lực mua đã dần được đẩy mạnh và khiến giá tăng trở lại. Bên cạnh tình hình nguồn cung từ Ukraine, việc sản lượng ngũ cốc dự báo giảm tại Liên minh châu Âu EU Cũng hỗ trợ giá.

– Sản lượng lúa mì mềm của Pháp được dự báo đạt 35,1 triệu tấn, tăng từ mức 34,3 triệu tấn trước đó nhưng tình trạng khô hạn kéo dài ở miền bắc nước này được cho là đã bắt đầu ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng. Đây là nguyên nhân khiến đã góp phần khiến lúa mì quay đầu tăng trở lại.

Đậu tương

– Kết thúc phiên giao dịch ngày 12/06, giá đậu tương đã quay đầu suy yếu trở lại sau. Đây là phiên giảm đầu tiên sau chuối 4 phiên liên tiếp đóng cửa trong sắc xanh vào tuần trước. Lực bán chủ yếu đến từ áp lực từ vùng kháng cự kĩ thuật khi giá tiến sát vùng 1400, cùng với ảnh hưởng từ diễn biến của giá dầu đậu.

– Ngoài ra, báo cáo Giao hàng xuất khẩu (Export Inspections) mà Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) phát hành vào tối qua cho thấy, có 140.179 tấn đậu tương Mỹ đã được lên tàu, thông quan và xuất khẩu trong tuần kết thúc ngày 08/06. Cón số này thấp hơn nhiều so với mức 222.305 tấn trong báo cáo trước đó.

– Ngược lại, dự báo thời tiết cho thấy khô hạn vẫn đang duy trì ở trên hầu hết các khu vực sản xuất lớn tại Mỹ và vẫn là yếu tố có ảnh hưởng nhất tới xu hướng trung hạn của giá đậu tương. Lo ngại chất lượng và năng suất cây trồng có thế bị ảnh hưởng tiêu cực do thời tiết bất lợi đã hạn chế đà giảm của giá mặt hàng này trong phiên hôm qua.

– Dầu đậu tương là mặt hàng ghi nhận mức giảm mạnh nhất nhóm nông sản. Triển vọng nguồn cung dầu thực vật gia tăng cùng với sức ép từ diễn biến lao dốc của thị trường dầu thô đã khiến giá dầu đậu tương suy yếu. Tác đông trái chiều với dầu đậu đã khiến giá khô đậu đóng cửa với mức tăng nhẹ.

KIM LOẠI

KIM LOẠI QUÝ ĐỒNG LOẠT GIẢM ĐIỂM TRƯỚC DỮ LIỆU CPI

– Bạc tháng 7/2023 (SIEN23) đóng cửa giảm -0.351 (-1.44%). Thị trưởng kim loại quý phiên đầu tuần đồng loạt giảm điểm. Nguyên nhân chính đến từ sự phục hồi mạnh mẽ của đồng USD. Ngoài ra, sức mạnh của thị trường chứng khoán đã làm giảm nhu cầu trú ẩn an toàn đối với kim loại quý. Đà giảm của kim loại được hạn chế bởi thị trường đang dự đoán khả năng Fed sẽ tạm dừng chiến dịch tăng lãi suất tại cuộc họp FOMC trong tuần này.

– Chỉ số DXY hôm qua đã phục hồi từ mức thấp nhất trong 2 tuần rưỡi và đóng cửa cao hơn một chứt +0.06%. Đồng USD hồi phuc mạnh sau khi giảm đầu phiên và tăng nhę nhờ sức mạnh của lợi tức trái phiếu

– Triển vọng lạm phát của Mỹ tiếp tục giảm bớt có thể khiến Fed tạm dừng chiến dịch tăng lãi suất và là tín hiệu không tốt cho đồng USD. Tỷ lệ cược thị trường để Fed tăng phạm vi mục tiêu quỹ liên bang thêm +25 điểm cơ bản tại cuộc hop FOMC là 28%.

NĂNG LƯỢNG

– Giá dầu ghi nhận mức giảm trong ngày mạnh nhất kể từ đầu tháng 6 đến nay sau khi kết thúc phiên giao dịch ngày 12/06. Cụ thể, giá dầu WTI sụt giảm mạnh 4,35% xuống còn 67,12 USD/thùng, mức giá đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 20/03. Giá dầu Brent chốt phiên tại mức 71,84 USD/thùng, tương đương mức giảm gàn 4% so với phiên trước đó.

– Sản lượng dầu của Mỹ từ các khu vực sản xuất đá phiến hàng đầu dự kiến sẽ tăng lên mức cao nhất được ghi nhận trong tháng 7, đạt mức 9,38 triệu thùng/ngày, theo báo cáo từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) ngày 12/06. Trong ngắn hạn, mức sản lượng gia tăng tại Mỹ vẫn sẽ gây áp lực tới giá dầu, đặc biệt là dầu WTI, nhất là khi rủi ro suy thoái kinh tế còn tiềm ẩn.

– Nguồn cung từ Nga cũng duy trì sự ổn định, chưa có dấu hiệu cắt giảm sản lượng 500,000 thùng/ngày như tuyên bố hồi tháng 3. Tỷ lệ lọc dầu sơ cấp đạt trung bình 5,29 triệu thùng/ngày trong tuần đầu tiên của tháng 6, cao hơn 94.000 thùng/ngày so với mức thông lượng dầu thô 1 tuần trước đó.

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *