fbpx

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG NGÀY 13/10/2023

 

NÔNG SẢN

Ngô

  • Kết thúc phiên ngày 12/10, ngô kỳ hạn tháng 12 tăng mạnh hơn 1,6%, ngay sau Báo cáo Cung – cầu Nông sản thế giới tháng 10 (WASDE). Nguồn cung thắt chặt hơn của Mỹ hỗ trợ giá
  • USDA cắt giảm năng suất ngô niên vụ 23/24 của Mỹ xuống còn 173 giạ/mẫu, thấp hơn kỳ vọng, khiến sản lượng ngô niên vụ 23/24 của Mỹ giảm xuống còn 15,06 tỉ giạ, từ 15,13 tỉ giạ trong báo cáo tháng 9, thấp hơn dự đoán, phản ánh ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết
  • USDA giảm ước tính tồn kho ngô toàn cầu niên vụ 23/24 xuống còn 312,4 triệu tấn, thấp hơn 1,6 triệu tấn so với báo cáo trước đó và dự đoán, củng cố triển vọng nguồn cung thu hẹp và khiến giá tăng mạnh

Lúa mì

  • Sau 2 phiên lao đốc, giá đóng cửa tăng mạnh ~2,8% trước áp lực từ triển vọng nguồn cung toàn cầu.
  • Tồn kho cuối niên vụ 23/24 của thế giới dự kiến giảm xuống còn 258,1 triệu tấn, mức thấp nhất kể từ niên vụ 15/16, do sản lượng tăng của Mỹ không đủ bù đắp phần sụt giảm từ các quốc gia khác (Australia, Kazakhtan và Ehiopia).
  • Sở giao dịch ngũ cốc Rosario (BCR) cắt giảm sản lượng lúa mì niên vụ 23/24 của Argentina xuống còn 14,3 triệu tấn so với mức ước tính trước, do khô hạn ở một số khu vực sản xuất. Lúa mì toàn cầu phải đối mặt với nhiều rủi ro liên quan đến chính trị và mùa vụ thiệt hại đã thúc đẩy mạnh mẽ giá

Đậu tương

  • Đậu tương hồi phục 3%, đóng cửa ở mức cao nhất trong gần 2 tuần qua, sau báo cáo WASDE được công bố
  • USDA cắt giảm dự báo năng suất đậu tương niên vụ 2023/24 của Mỹ xuống chỉ còn 49,6 giạ/mẫu, giảm 0,5 giạ/mẫu so với ước tính trước. Diện tích gieo trồng không đổi, dự báo sản lượng đậu tương niên vụ 23/24 của Mỹ bị cắt giảm xuống còn 4,10 tỷ giạ, thấp hơn so với mức 4,15 tỷ giạ ước tính tháng 9. USDA cũng hạ dự báo xuất khẩu đậu tương niên vụ hiện tại xuống còn 1,76 tỷ giạ, giảm 35 triệu giạ so với báo cáo tháng 9. Tồn kho đậu tương cuối niên vụ 23/24 của Mỹ được duy trì ở 220 triệu giạ, thấp hơn dự đoán tăng.
  • Tồn kho đậu tương niên vụ 23/24 thế giới dự báo giảm xuống còn 115,6 triệu tấn, từ mức 119,25 triệu tấn trong báo cáo trước, trái với dự đoán tăng, do tồn kho ở Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ giảm. Sản lượng đậu tương của Ấn Độ giảm 1 triệu tấn xuống còn 11 triệu tấn do khô hạn lịch sử trong tháng 8
  • Khô đậu tương tăng mạnh hơn 4%. USDA cắt giảm ước tính xuất khẩu khô đậu tương niên vụ 22/23 của Argentina xuống còn 20,95 triệu tấn, từ mức 21,1 triệu tấn trong báo cáo trước, cho thấy nguồn cung từ quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới thắt chặt hơn.
  • Dầu đậu tương tăng trở lại nhờ diễn biến chung

NĂNG LƯỢNG

  • Nhận lực mua tích cực trong nửa phiên đầu ngày khi Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) tăng dự báo nhu cầu dầu năm 2023, giá bất ngờ đảo chiều giảm trong phiên tối do báo cáo của Cơ quan Quản lý Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho biết tồn kho và sản lượng của Mỹ tăng mạnh
  • Dầu WTI kỳ hạn tháng 11 giảm 0,69% xuống 82,91 USD/thùng. Dầu Brent thu hẹp mức tăng, chốt phiên với mức giá 86 USD/thùng, chỉ tăng 0,21% so với phiên trước đó.
  • IEA tăng ước tính tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ dầu thô trong năm 2023 thêm 100.000 thùng/ngày lên mức 2,3 triệu thùng/ngày. Tăng trưởng nguồn cung toàn cầu trong 2023 giữ nguyên, hỗ trợ cho giá dầu ngay khi báo cáo phát hành.
  • Tăng trưởng nhu cầu trong 2024 điều chỉnh giảm xuống 880.000 thùng/ngày từ mức 1 triệu thùng/ngày, phản ánh triển vọng nhu cầu yếu hơn về dài hạn.
  • Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) giữ nguyên ước tính tăng trưởng dầu năm nay, trung bình 102,06 triệu thùng/ngày. OPEC kỳ vọng các nước không thuộc OECD là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng (Trung Quốc, và Ấn Độ, và Mỹ) sau loạt dữ liệu vĩ mô tích cực. OPEC điều chỉnh tăng ước tính tăng trưởng kinh tế thế giới thêm 0,1 điểm phần trăm lên mức 2,8%.
  • Phiên tối, EIA cho biết tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ tăng mạnh, sản lượng khai thác tăng lên mức kỷ lục. Dự trữ dầu thô thương mại của Mỹ (không bao gồm dự trữ chiến lược) tăng 10,2 triệu thùng, cao hơn so với dự báo tăng 500.000 thùng, nâng tồn kho lên mức 424,2 triệu thùng.
  • Sản lượng dầu thô của Mỹ tăng 300.000 thùng/ngày lên mức kỷ lục 13,2 triệu thùng/ngày, vượt qua mốc cao nhất thiết lập vào đầu năm 2020, xoa dịu mối lo thiếu hụt
  • Sản lượng dầu thô của nhóm OPEC tháng 9 tăng 273.000 thùng/ngày so với tháng trước. Sản lượng của Saudi Arabia duy trì phù hợp với tuyên bố cắt giảm. Động lực tăng chính của nhóm đến từ Nigeria với mức tăng trưởng 141.000 thùng/ngày
  • Xuất khẩu dầu và sản phẩm dầu của Nga đã tăng 460.000 thùng/ngày trong tháng 9 so với tháng trước, bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây và cam kết cắt giảm sản lượng.

KIM LOẠI

Kim loại quý

  • Chấm dứt chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp: Bạc giảm 0,79% xuống 21,95 USD/ounce và bạch kim đóng cửa tại mức 875,8 USD/ounce, sau khi giảm 1,93%. Đây là phiên ghi nhận mức giảm lớn nhất của giá bạch kim trong gần 2 tuần. Vàng cũng giảm 0,26%, chốt phiên tại mức 1.868,65 USD/ounce.
  • Yếu tố gây sức ép chính là đồng USD và lợi suất trái phiếu Mỹ tăng mạnh sau khi Mỹ công bố số liệu lạm phát tăng cao hơn dự kiến.
  • Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 của Mỹ tăng 0,4% so với tháng trước, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với dự báo. So với cùng kỳ năm ngoái, chỉ số CPI tháng 9 của Mỹ tăng 3,7%, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với dự báo của giới phân tích. Dữ liệu cho thấy lạm phát Mỹ tăng cao hơn dự đoán, gia tăng lo ngại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát về mức 2%, hỗ trợ cho đồng USD tăng với chỉ số Dollar Index tăng 0,74% lên 106,6 điểm, lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng tới 15 điểm cơ bản
  • Lợi suất trái phiếu tăng cao làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý không sinh lợi, đồng USD mạnh lên làm làm gia tăng áp lực bán đối với bạc, bạch kim bởi chi phí đầu tư ngày càng trở nên đắt đỏ.

Kim loại cơ bản

  • Đồng COMEX nối dài đà giảm sang phiên thứ 3 liên tiếp khi giảm 0,58% xuống 3,59 USD/pound. Quặng sắt ghi nhận phiên tăng thứ 2 liên tiếp khi tăng 1,12%, đóng cửa tại mức 117,73 USD/tấn.
  • Đồng phải chịu sức ép từ cả yếu tố vĩ mô và cung cầu. Đồng USD mạnh lên làm giảm sức mua đồng.
  • Sự yếu kém kéo dài trong lĩnh vực bất động sản tại Trung Quốc là một lực cản lớn đối với tiêu thụ đồng, bất chấp mùa tiêu thụ cao điểm
  • Triển vọng tiêu thụ đồng toàn cầu ngắn hạn đang khá bi quan. Theo báo cáo Nhóm Nghiên cứu Đồng Quốc tế trước đó, cung –  cầu đồng sẽ gần như cân bằng vào năm 2023. Đến năm 2024, thị trường sẽ chuyển sang trạng thái dư thừa tới 467.000 tấn, do nhu cầu ảm đạm.
  • Quặng sắt nhạy cảm hơn với các kích thích kinh tế của Trung Quốc. Giá vẫn giữ được đà tăng do nhà đầu tư đang tỏ ra lạc quan khi Trung Quốc dự kiến tung ra các biện pháp nhằm vực dậy nền kinh tế.
  • Các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đang cân nhắc việc phát hành thêm ít nhất 1 nghìn tỷ nhân dân tệ nợ chính phủ (~ 136,94 tỷ USD) để chi tiêu cho cơ sở hạ tầng
Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *