NÔNG SẢN
Ngô
- Giá hồi phục nhẹ với mức tăng 0,78%.
- Viện Kinh tế Nông nghiệp Mato Grosso (Imea) cho biết, nông dân Brazil đang khá thận trọng trong việc bán ngô vụ 2, do lo ngại khô hạn đe dọa năng suất và sản lượng cây trồng. Imea cũng dự báo, sản lượng ngô vụ 2 của Mato Grosso, bang sản xuất lớn nhất của Brazil, sẽ giảm gần 17% so với niên vụ trước.
- Lo ngại về triển vọng nguồn cung trong cả dài hạn và ngắn hạn của Brazil đã thúc đẩy lực mua đối với giá.
Lúa mì
- Giá bật tăng 2,63% trước bối cảnh thị trường đón nhận những tin tức kém khả quan về triển vọng nguồn cung tại các nước sản xuất lớn trên thế giới.
- Bộ Nông nghiệp Pháp cho rằng, nông dân sẽ chỉ trồng 4,49 triệu héc – ta lúa mì mềm cho năm 2024, giảm 5,1% so với năm nay và là mức thấp nhất trong 4 năm trở lại đây.
- Tại Ukraine, hãng tư vấn Argus Media cho rằng sản lượng lúa mì năm 2024 của Ukraine có thể sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 12 năm do chiến tranh làm diện tích gieo trồng bị thu hẹp.
Nhóm họ đậu
- Đậu tương ghi nhận mức gần 1% khi đóng cửa, bất chấp những lo ngại về tình hình nguồn cung từ Nam Mỹ vẫn hiện hữu.
- Tại Brazil, các mô hình dự báo thời tiết cho thấy sẽ có mưa ở các vùng trồng đậu tương đang phải vật lộn với khô hạn. Dự báo trên cùng áp lực bán chốt lời của các nhà đầu tư đã khiến giá đậu tương giảm mạnh.
- Sự suy yếu của giá đậu tương cũng gây áp lực lớn lên giá các mặt hàng thành phẩm. Giá khô đậu tương và giá dầu đậu tương hợp đồng tháng 1 lần lượt ghi nhận mức giảm 0,7% và 1,35% khi đóng cửa phiên hôm qua.
NĂNG LƯỢNG
- Dầu lao dốc trở lại, xoá bỏ hoàn toàn mức tăng trong ba phiên liên tiếp trước đó, xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 6. Dữ liệu lạm phát Mỹ tăng trở lại trong tháng 11, làm giảm kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ sớm hạ lãi suất trong quý đầu năm sau. Tâm lý này đã kéo giá dầu giảm mạnh, bên cạnh lo ngại về nhu cầu suy giảm trong năm sau do bối cảnh tăng trưởng kinh tế yếu.
- Dầu WTI giảm 3,8% xuống 68,61 USD/thùng. Dầu Brent chốt phiên tại 73,24 USD/thùng, đánh mất 3,67% giá trị so với phiên trước đó.
- Báo cáo từ Cục Thống kê Lao động Mỹ cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ trong tháng 11 bất ngờ tăng 0,1% so với tháng trước, sau khi giữ nguyên vào tháng 10. Trên cơ sở hàng năm, CPI đạt mức tăng 3,1% trong tháng 11 so với cùng kỳ năm ngoái, so với 3,2% trong tháng 10, phù hợp với dự báo của thị trường.
- Chi phí thuê nhà tăng cao đã đẩy lạm phát Mỹ tăng so với tháng trước. Điều này khiến cho kỳ vọng cắt giảm lãi suất của FED có thể sẽ không sớm xảy ra như thị trường mong đợi. Theo công cụ theo dõi lãi suất Fed Watch của CME Group, 42% ý kiến cho rằng FED sẽ hạ 25 điểm cơ bản lãi suất vào tháng 3 năm sau. Con số này giảm 10% so với tuần trước.
- Giá dầu lao dốc ngay sau khi dữ liệu được công bố, do chi phí vay cao trong thời gian dài hơn đè nặng lên triển vọng tăng trưởng.
- Trong Triển vọng năng lượng ngắn hạn (STEO) tháng 12, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đã hạ dự báo giá dầu thô Brent trung bình trong năm 2024 thêm 10 USD/thùng, xuống 83 USD/thùng so với báo cáo tháng trước. Cơ quan này cũng hạ dự báo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ trong năm 2024 xuống còn 1,3%, từ mức 1,5% trong báo cáo tháng 11.
- Nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu lỏng toàn cầu trong năm 2024 cũng được EIA điều chỉnh giảm 100.000 thùng/ngày xuống còn 102,34 triệu thùng/ngày. Nguyên nhân chủ yếu đến từ 2 quý cuối năm trong khi 2 quý đầu năm không có nhiều sự thay đổi.
- Tình trạng nguồn cung dồi dào từ Nga cũng thúc đẩy lực bán trên thị trường. Nga đã xuất khẩu trung bình 3,76 triệu thùng/ngày trong tuần kết thúc ngày 10/1, tăng mạnh gần 1 triệu thùng/ngày so với 1 tuần trước đó khi các cảng lớn khôi phục sau ảnh hưởng của bão. Dữ liệu ghi nhận mức cao nhất kể từ tháng 7, bất chấp cam kết cắt giảm xuất khẩu tự nguyện.
KIM LOẠI
Kim loại quý
- Bạc nối dài đà giảm sang phiên thứ 7 liên tiếp. Kết phiên, giá bạc để mất 0,18%, dừng chân tại 23,01 USD/ounce. Giá bạc nối dài đà giảm do các nhà đầu tư lo ngại FED sẽ duy trì lãi suất ở mức cao lâu hơn.
- Chỉ số CPI tháng 11/2023 của Mỹ tăng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái, hạ nhiệt nhẹ so với mức 3,2% của tháng 10 và phù hợp với dự báo của các chuyên gia kinh tế.
- Lạm phát trên cơ sở hàng tháng bất ngờ tăng trở lại sau khi không thay đổi trong tháng trước, đạt mức tăng 0,1% trong tháng 11. Trong khi đó, chỉ số CPI lõi, loại trừ giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động, giữ nguyên ở mức 4% trong tháng 11.
- Dữ liệu này cho thấy đà hạ nhiệt lạm phát của Mỹ đang có dấu hiệu chững lại, đòi hỏi FED duy trì lãi suất ở mức cao lâu hơn để đưa lạm phát về mức 2% và chưa thể nới lỏng ngay trong quý I năm sau như thị trường kỳ vọng. Điều này đã khiến đồng USD tăng mạnh sau khi dữ liệu được công bố và khiến giá bạc gặp sức ép.
- Bạch kim vẫn tăng 1,67% lên 931 USD/ounce. Tương tự giá bạc, giá bạch kim cũng gặp áp lực ngay sau khi dữ liệu lạm phát Mỹ được công bố. Tuy nhiên, gần về cuối phiên, đồng USD suy yếu trở lại đã giúp giá bạch kim phục hồi.
Kim loại cơ bản
- Đồng COMEX phục hồi 0,19%, chốt phiên tại 3,78 USD/pound. Thị trường đồng đón nhận lực mua tích cực trong phiên sáng do rủi ro nguồn cung thu hẹp. Công ty Macquarie đã hạ dự báo thặng dư thị trường đồng xuống 100.000 tấn trong năm 2024 và 287.000 tấn năm vào năm 2025, giảm lần lượt từ mức 203.000 tấn và 369.000 tấn trong dự báo trước.
- Đà tăng giá dần bị thu hẹp do lực cản từ triển vọng tiêu thụ kém tại Trung Quốc và yếu tố vĩ mô.
- Quặng sắt phục hồi 0,82% lên 136,11 USD/tấn khi nhà đầu tư kỳ vọng Trung Quốc sẽ tiếp tục ban hành các chính sách để thúc đẩy kinh tế phục hồi. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã bắt đầu một cuộc họp kín vào thứ Hai để thảo luận về các mục tiêu kinh tế và vạch ra các kế hoạch kích thích cho năm 2024, theo Reuters đưa tin.
- Lực mua quặng sắt được thúc đẩy nhờ kỳ vọng tiêu thụ tăng cao tại Trung Quốc. Đây là thời điểm các công ty sản xuất hay doanh nghiệp xây dựng tích trữ nguyên liệu thô trong mùa đông
Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]
Bài viết liên quan